NASA khám phá ra một hành tinh lạ có những điểm tương đồng với Trái đất

NASA đã phát hiện ra một hành tinh kỳ lạ có những điểm tương đồng với Trái đất. Điều này đang dấy lên hi vọng cho giới khoa học cũng như toàn bộ loài người về ngôi nhà thứ hai.

Các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA và Đại học New Mexico đã phát hiện ra ngoại hành tinh có tên là TOI-1231B quay quanh một ngôi sao lùn. Hành tinh này nằm cách Trái đất khoảng 90 năm ánh sáng và có bầu khí quyển tương tự như hành tinh của chúng ta. Nghiên cứu sẽ sớm được xuất bản trên tạp chí The Astronomical Journal.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một hành tinh có bầu khí quyển tương tự như Trái đất

TOI-1231B là một thiên thể có kích thước gần bằng Sao Hải Vương với quỹ đạo 24 ngày. Khoảng cách của hành tinh này tới ngôi sao chủ của nó dài hơn gấp 8 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, vì vậy nó có nhiệt độ tương đương với ngôi nhà của nhân loại. Bầu khí quyển của nó có nhiệt độ xấp xỉ 330 Kelvin hoặc 140 độ F, khiến TOI-1231B trở thành một trong những hành tinh nhỏ có khí hậu mát mẻ và các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được.




TOI-1231 b cách Trái đất 90 năm ánh sáng và có nhiệt độ gần với hành tinh của chúng ta

Theo một số báo cáo, có khả năng mây sẽ xuất hiện ở bao quanh hành tinh này và đó là bằng chứng về sự tồn tại của nước. Pat Brennan, chương trình Thám hiểm Ngoại hành tinh của NASA, đã chia sẻ thông tin rằng: “Đã đến lúc con người cần nghiên cứu hành tinh này. Mặc dù không thể sinh sống được do kích thước của nó quá nhỏ, nhưng hành tinh này có thể cung cấp cho các nhà khoa học một trong những cơ hội đầu tiên để họ nắm bắt được bầu khí quyển ôn đới của một hành tinh quay quanh một ngôi sao sẽ như thế nào. Điều này cho phép con người có thể so sánh với các thế giới tương tự ở những nơi khác trong Thiên hà, mang lại những hiểu biết sâu sắc về thành phần, sự hình thành của các hành tinh và hệ hành tinh, bao gồm cả Trái đất của chúng ta.


Con người đang hi vọng về ngôi nhà thứ hai ngoài Trái đất




Nhà khoa học Nasa JPL Jennifer Burt, trợ lý giáo sư Diana Dragomir thuộc Khoa Vật lý và Thiên văn của UNM, cho biết cần phải nghiên cứu thêm để nắm được cấu tạo của TOI-1231B. Cô nói: “Những quan sát trong tương lai về hành tinh mới này sẽ giúp chúng tôi xác định được các đám mây nước hình thành trong điều kiện khí hậu ôn đới”.

Qua nhiều khảo sát, các nhà nghiên cứu cho rằng TOI 1231B được bao quanh bởi một bầu khí quyển chứ không phải là một hành tinh đá. Nhưng thành phần và mức độ của bầu khí quyển này vẫn chưa được biết. TOI1231B có thể có một bầu khí quyển hydro hoặc hydro-helium lớn, hoặc một bầu khí quyển hơi nước dày đặc.

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *