Mỹ đang lắp kính viễn vọng lớn ở phần tối của Mặt Trăng – nơi Trung Quốc vừa ‘ngự trị’

Dự án LCRT (Kính viễn vọng vô tuyến lòng chảo) được đề xuất vào năm 2020 trong chương trình NIAC (Các khái niệm nâng cao sáng tạo của NASA).

Mục đích của chương trình này là hỗ trợ các ý tưởng và dự án vật lý thiên văn, du hành vũ trụ, kỹ thuật tên lửa và vệ tinh, có thể được thực hiện trong vài thập kỷ tới và sẽ có tác động lớn đến tiến bộ khoa học và công nghệ của nhân loại.

Trong đó, NASA sẽ lắp đặt một kính viễn vọng vô tuyến ở phía vùng tối của Mặt Trăng – nơi không bị tác động từ Trái Đất và Mặt Trời.  Nửa tối Mặt Trăng cũng là nơi mà năm ngoái Trung Quốc bất ngờ vượt mặt tất cả các cường quốc, trở thành quốc gia đầu tiên cho tàu đổ bộ xuống. 

Sơ đồ mô phỏng kính viễn vọng vô tuyến ở phía bên kia Mặt Trăng.

Kính viễn vọng sẽ bao gồm một lưới thép. Dây cáp sẽ được đặt cố định. Robot DuAxel sẽ nằm trong lòng chảo. Phạm vi bước sóng của kính viễn vọng LCRT sẽ là từ 10 đến 50m và nó sẽ quan sát các vật thể trong vũ trụ sơ khai.


Vào ngày 8/4/2021 vừa qua, NASA thông báo rằng dự án kính viễn vọng vô tuyến đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong tiến trình kéo dài 9 tháng, và được phép tiến hành giai đoạn 2, dự kiến sẽ hoàn thành trong 2 năm nữa. Nếu giai đoạn cuối – giai đoạn 3 hoàn thành (sau vài thập kỷ nữa) thì LCRT sẽ trở thành kính thiên văn vô tuyến khẩu độ bao quát lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.




Hai nửa Mặt Trăng.

Khi đó, kính viễn vọng vô tuyến lòng chảo Mặt Trăng sẽ thực hiện nhiệm vụ đáng kinh ngạc là nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, từ sự hình thành của những ngôi sao đầu tiên (vũ trụ sơ khai) đến trạng thái hiện tại của vũ trụ. 

Nguồn:SH – Theo Curiosmos

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *