Mục đích thực sự của Tần Thủy Hoàng khi xây Vạn Lý Trường Thành là gì?

Vừa thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Ông làm vậy nhằm mục đích gì?

Nhắc đến Tần Thuỷ Hoàng, chắc hẳn rất nhiều người đều biết đến ông. Tần Thủy Hoàng là Hoàng đế của nhà Tần, trong thời gian trị vì, ông đã đóng góp không ít công lao. Và công lao chính của Tần Thủy Hoàng là cho đào kênh Linh Cừ, xây dựng Vạn Lý Trường Thành, ngoài ra còn thống nhất 6 nước, giành được giang sơn.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: Tần Thủy Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành chỉ để ngăn kẻ thù từ bên ngoài sao? Sự thật đơn giản như vậy ư?

Người Trung Quốc đều biết tới Trường Thành, đây là một kỳ quan của thế giới, là báu vật của lịch sử. Tần Thủy Hoàng cho xây Trường Thành để ngăn người Hồ, nhằm chặn đứng sự xâm lược của người phương Bắc. Nhưng mục đích của Tần Thủy Hoàng chỉ có vậy?




Sau khi nước Tần tiêu diệt 6 nước, Tần Thủy Hoàng đã lập tức cho xây dựng Trường Thành. Cần biết rằng trước thời nhà Tần, chưa từng xảy ra việc dân tộc du mục phương Bắc xâm lược phương Nam, lúc này các bộ tộc phương Bắc vẫn láng giềng thân thiết với Trung Quốc, sao vô duyên vô cớ phải đề phòng người ta làm gì?

Hơn nữa Tần Thủy Hoàng còn làm việc này vào thời điểm đất nước chưa ổn định, sức mạnh quốc gia suy yếu. Trong trường hợp tệ hơn, dù người Hồ có xâm lăng, với sức mạnh quân sự lớn mạnh của Tần khi ấy (dù sao cũng trải qua khói lửa chiến tranh lâu ngày, danh tướng nhiều như mây), lại thêm tính kiêu ngạo của Tần Thủy Hoàng, sao có thể sợ dân tộc du mục phương Bắc?

Tranh vẽ chân dung Tần Thủy Hoàng.

Về cơ bản, người lập nước đều có thể coi là bậc minh quân, nếu không có đầu óc sẽ rất khó để thống nhất thiên hạ. Tại sao Tần Thủy Hoàng lại ngớ ngẩn tới mức vừa lập nước đã làm ra việc hao người tốn của, gần như sẽ chặt đứt nguồn sống của nước Tần? “Não ngắn” như vậy sao có thể thống nhất giang sơn?




Có lẽ ở đây ẩn chứa bí mật chúng ta chưa biết và trong dân gian cũng có vài cách giải thích cho việc này.

Cách giải thích thứ nhất: Cho xây Trường Thành vì lạc hậu mê tín

Tần Thủy Hoàng hết sức tài năng, có khả năng thống nhất 6 nước. Thế nhưng ông có một sở thích là mê tín, theo đuổi giấc mơ trường sinh bất lão.

Phải nói rằng nhiều thế hệ Hoàng đế đều muốn trường sinh bất lão (dù sao cả đất nước cũng là của mình, còn có gì đáng để theo đuổi hơn nữa), nhưng khát khao được trường sinh bất lão của Tần Thuỷ Hoàng chắc chắn là mãnh liệt nhất. Quá rảnh rỗi, Tần Thuỷ Hoàng phái phương sĩ Từ Phúc đi tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão cho mình.

Từ Phúc lề mề không mang thuốc trường sinh bất lão về, Tần Thuỷ Hoàng cũng không ngừng thử những bài thuốc trường sinh bất lão của một số phương sĩ khác.

Một tài liệu cho biết, có một phương sĩ tên Lô Sinh đã ra biển theo lệnh của Tần Thuỷ Hoàng, sau khi quay về có bẩm lại với Thuỷ Hoàng rằng: “Vong Tần giả, Hồ dã”. Câu này ám chỉ kẻ khiến nước Tần diệt vong là người Hồ.




Tranh vẽ minh họa.

Từ việc Tần Thủy Hoàng phái phương sĩ đi tìm kiếm thuốc bất tử, có thể thấy ông tin tưởng mù quáng vào phương sĩ.

Nhìn từ góc độ của con cháu mình, Tần Thủy Hoàng muốn xây một tường thành, bởi dù mình không sợ, nhưng ai biết hậu duệ của mình sẽ ra sao.

Thế nên thật ra Tần Thủy Hoàng coi việc xây dựng Trường Thành như xây tường bao quanh đất nhà mình. Nhưng đất nhà ông rộng vượt quá dự đoán, tường vây thành ra quá dài, dài tới mức gần như huy động sức mạnh của cả nước Tần.

Có lẽ Tần Thủy Hoàng đã từng hối hận, nhưng dù sao cũng ngại mất thể diện, vả lại tuổi tác đã cao, cũng không thể hạ mình, nên cứ bấm bụng xây cho xong.




Quyết định này đã khiến không biết bao nhiêu người dân phải phiêu bạt khắp nơi, vợ con ly tán, may có Mạnh Khương Nữ xuất hiện, nếu không Trường Thành còn phải xây dựng thêm vài năm nữa.

Xây dựng Trường Thành hao người tốn của, người chịu khổ là dân chúng trong thiên hạ, bởi dù sao Tần Thủy Hoàng cũng sẽ không đích thân đi xây, thậm chí ông còn chẳng thèm tới thăm nom lần nào.

Nhưng người dân lại khác. Chiến tranh mãi mới kết thúc, họ sắp được trải qua cuộc sống ổn định thì lại bị bắt đi xây Trường Thành. Vừa thoát khỏi chỗ nước sôi lửa bỏng, lại bị vua bắt nhảy vào chỗ nước sôi lửa bỏng hơn. Quan hệ vua – dân xấu đi nghiêm trọng, đẩy nhanh tốc độ diệt vong của nhà Tần.

Tranh vẽ minh họa.

Nhìn từ góc độ khác, người Hồ có ảnh hưởng không thể chối cãi đối với sự diệt vong của nước Tần, thế nhưng dân tộc tiếp quản thiên hạ từ tay người Tần lại là người Hán.




Nhìn vào phía hưởng lợi, câu nói của phương sĩ có lẽ là cái bẫy của người thuộc sáu nước cũ tạo ra, với mục đích tiêu hao sức mạnh quốc gia của nước Tần, làm tan rã nước Tần từ bên trong.

Phiên bản thứ hai: Kế giường Đông Kích Tây để bí mật xây dựng lăng mộ

Cần biết rằng, bậc quân vương từ xưa đến nay ngoài theo đuổi ước mơ trường sinh bất lão, họ còn có một sở thích đặc biệt khác: Xây lăng mộ. Mộ của mỗi vị Hoàng đế đều là công trình rất vĩ đại, thường đều được bắt đầu khởi công từ khi lên ngôi.

Để phần một của mình không bị khai quật, các Hoàng đế đã tốn công ít công sức, có thể kể tới tường axit, xây mộ giả, chôn sống thợ, dùng “trấn long thạch”… Họ làm những việc ấy đều với mục đích để mình được yên nghỉ sau khi chết. Tần Thuỷ Hoàng cũng không ngoại lệ.

Thấy ngự y Từ Phúc sống những ngày tháng nhởn nhơ ở bên ngoài, lề mề không chịu mang thuốc bất tử về, Tần Thuỷ Hoàng nghĩ tới việc xây dựng một cung điện để mình dùng sau khi chết. Nhưng để đảm bảo mình không bị quấy rầy, ông đã nghĩ ra vài cách.




Đầu tiên là cho xây mộ giả ở Lệ Sơn. Ông cho người xây hoàng lăng giả rầm rộ tại Lệ Sơn, để những kẻ trộm mộ đều đến đào xới nơi này.

Thứ hai, ông cho xây dựng một công trình kiến trúc vĩ đại ở trên lăng mộ của mình, vĩ đại tới mức không có bất cứ ai nỡ lòng phá hỏng nó, vậy thì lăng mộ của ông cũng sẽ được giữ gìn. Đó là lý do Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Trường Thành.

Hình ảnh lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Trường Thành là công trình kiến trúc phòng ngự vô cùng, hùng vĩ của Trung Quốc thời cổ đại, tuy rằng quá trình xây dựng tàn nhẫn, nhưng nhìn chung trong văn hoá Trung Quốc, Trường Thành gần như là công trình to lớn nhất, vĩ đại nhất.

Nếu như lăng Thủy Hoàng ở ngay dưới Trường Thành, Trường Thành là niềm kiêu ngạo và biểu tượng của dân tộc Trung Hoa, kiến trúc ấy không cho phép loài người gây ra bất cứ thiệt hại nào cho nó thì tất nhiên, linh cữu của Tần Thủy Hoàng cũng sẽ không bị người đời sau phá hoại, đây mới là mục đích thật sự lý giải việc tại sao Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Trường Thành.




Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây của Trung Quốc, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.


Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, sau đó được Tần Thủy Hoàng – hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và 200 TCN và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh (1368-1644).

Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *