Năm 2020 về cơ bản là một năm của thảm họa và năm 2021 có vẻ không khả quan hơn. Như thể điều đó chưa đủ đe dọa nhân loại, sắp tới, một tiểu hành tinh khổng lồ sẽ bay sượt qua Trái đất một cách khó chịu.
Sơ đồ sứ mệnh DART của NASA biểu thị tác động bắn phá lên mặt trăng của tiểu hành tinh (65803) Didymos. Các quan sát sau tác động từ kính thiên văn quang học trên Trái đất và radar hành tinh sẽ đo lường sự thay đổi trong quỹ đạo của mặt trăng đối với thiên thể mẹ. (Ảnh: Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng NASA / Johns Hopkins)
Tiểu hành tinh 2001 FO32 sẽ bay sượt qua Trái đất vào ngày 21 tháng 3. Tuy nhiên, không có lý do gì để chúng ta cần phải bắt đầu chuẩn bị cho ngày tận thế.
Mặc dù tiểu hành tinh này đủ lớn và đủ gần để được NASA phân loại là Tiểu hành tinh có khả năng gây ra nguy hiểm cho Trái đất (PHA). 2001 FO32 thoạt nghe giống như nguồn cơn sẽ gây ra ác mộng cho chúng ta. Tảng đá không gian, có quỹ đạo giao với Trái đất, sẽ là tiểu hành tinh lớn nhất và nhanh nhất đi qua sân nhà của chúng ta vào năm 2021. Vật này rộng bằng chiều dài của Cầu Cổng Vàng và sẽ bay với vận tốc gần 124 triệu km/giờ, tức là 33,7 km một giây, theo syfywire.
Tuy nhiên chúng ta không cần phải quá lo sợ và chuẩn bị tích trữ lương thực trong tầng hầm cho một ngày tận thế. NASA khẳng định 2001 FO32 sẽ không va chạm trực tiếp với chúng ta mặc dù họ đã phân loại tiểu hành tinh này vào loại nguy hiểm đến đáng sợ. Họ biết có điều gì đó ở đó, bởi vì họ đã theo dõi vật thể này từ năm 2001 (có thể mất nhiều năm và thậm chí hàng thập kỷ để xác nhận một thứ gì đó đang ở đâu và nó đang đi đâu ngoài không gian). Các tiêu chuẩn cho một tiểu hành tinh nguy hiểm đến đáng sợ khiến cho 2001 FO32 nghe có vẻ đáng kinh ngạc hơn nhiều so với thực tế quỹ đạo của nó. Nhưng trước tiên, trước khi một thứ chính thức được coi là nguy hiểm, nó cần phải đủ điều kiện là Vật thể gần Trái đất (NEO).
Các tiểu hành tinh và sao chổi thường được liệt kê dưới dạng NEO khi lực hấp dẫn từ các hành tinh khác đẩy chúng đến gần Trái đất. Hầu hết NEO sẽ rất khó để có thể gây ra một cuộc quét sạch khủng long trên Trái đất trong thời điểm hiện tại. Tại một thời điểm nào đó trên quỹ đạo của nó, một vật thể phải đi vào vùng nguy hiểm có khoảng cách nhỏ hơn 1,3 lần từ Trái đất đến Mặt trời để được coi là NEO. Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 149,7 triệu km, vì vậy bất cứ vật thể nào trong không gian cần phải được ở trong khoảng cách 194,7 triệu km từ Trái đất với bất cứ lúc nào trong quỹ đạo của nó để có thể được coi là vật thể ở trong tình trạng NEO.
Các tiểu hành tinh và các vật thể gần Trái đất (NEO) khác phải đạt độ dài khoảng 152m và ở trong khoảng 7,4 triệu km cách Trái Đất khi chúng quay quanh thì được gọi là tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm hoặc, nếu mối đe dọa là một sao chổi thì sẽ gọi là có các đối tượng nguy hiểm đến đáng sợ.
Chúng ta có một điều mà thời kỳ khủng long đã không làm được khi tiểu hành tinh Chixculub đâm vào Trái đất. Đó là NASA và các cơ quan không gian khác đang phát triển các kỹ thuật làm chệch hướng tiểu hành tinh nguy hiểm. Việc tìm ra chính xác mức độ nguy hiểm của NEO, cùng với hình dạng, khối lượng, cấu trúc và thành phần hóa học của nó, giúp các nhà khoa học tìm ra cách tốt nhất để làm chệch hướng nó.
Sứ mệnh DART của NASA, mà ra mắt tháng Bảy này, sẽ thử nghiệm trên tiểu hành tinh vô hại Didymus có khoảng cách tới 17,7 triệu km đến Trái đất. Các nhà khoa học của NASA sẽ phóng một tàu vũ trụ đâm vào Didymus và đẩy nó ra khỏi đường đi, làm thay đổi quỹ đạo của tiểu mặt trăng “Didymoon” của nó, và một phi thuyền khác để ghi lại toàn bộ sự việc khi nó tiếp tục di chuyển theo quỹ đạo mới.
Quỹ đạo của 2001 FO32 đã được nghiên cứu đủ lâu để NASA chắc chắn rằng nó sẽ không mang lại cho hành tinh của chúng ta một cú đâm trực diện vào Trái đất. Nó nằm trong một quỹ đạo hình elip cao xung quanh Mặt trời và đi qua ngôi sao của chúng ta 810 ngày một lần, vì vậy một năm trên tiểu hành tinh này lâu hơn khoảng 2 lần so với thời gian trên Trái đất của chúng ta. Kích thước của nó có thể lớn hơn 97% tiểu hành tinh, nhưng hãy nhớ rằng nhiều tiểu hành tinh và thiên thạch đủ nhỏ để bốc cháy hoặc ít nhất là vỡ ra trong khí quyển nếu chúng có va chạm và rơi vào vùng khí quyển của Trái đất.
Ngay cả với kích thước có thể khiến Cầu Cổng Vàng phải lép vế, tiểu hành tinh này vẫn chưa là gì so với những tiểu hành tinh thực sự lớn ẩn nấp trong bóng tối. Chúng ta thậm chí sẽ không phải lo lắng về bất kỳ điều gì trong số đó trong ít nhất một trăm năm tới, theo earthsky.
Nguồn: DKN
- Kính Hubble phát hiện vật thể bí ẩn,có thể giúp giải mã nguồn gốc của nước trên trái đất
- Vệ tinh của người ngoài hành tinh có tên “kỵ sĩ đen” thăm dò trái đất suốt 13.000 năm,thông điêp khiến các nhà khoa học sốc
- Nhà ngoại cảm nhìn thấy vành đai sao Mộc trước khi tàu vũ trụ chụp được bức ảnh đầu tiên