Nhiều người phương Đông đều biết câu: “Trên trời một ngày, dưới đất đã ngàn năm”. Trong Kinh Thánh cũng nói: “Chúa xem một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày”. Mọi người vẫn cho rằng đây chẳng qua là chuyện thần thoại do con người tưởng tượng ra, nhưng khoa học lại chứng minh những lời này là chân thực.
Một ngày trên trời, ngàn năm mặt đất không phải là chuyện thần thoại. Thời gian ở mỗi không gian đều khác nhau. (Ảnh qua floaredetei.ro)
Trái Đất xoay quanh trục của mình một vòng tương đương một ngày, xoay quanh Mặt Trời một vòng tương đương một năm. Còn Mặt Trời mất khoảng hơn 2 trăm triệu năm để xoay quanh trung tâm của Ngân hà, vậy hệ Ngân hà xoay một vòng cần thời gian bao lâu?
Nghiên cứu được đăng trong tạp chí của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh cho biết, mất 1 tỷ năm để hệ Ngân hà xoay hết 1 vòng, và tất cả những hằng tinh tạo thành tinh hệ đều cần thời gian ước tính 1 tỷ năm mới tự xoay hết một vòng.
Giáo sư Gerhart Hauptmann của Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn học Sóng vô tuyến Quốc tế nói: “Dù là một tinh hệ lớn hay nhỏ, nếu như bạn ngồi ở rìa ngoài cùng của tinh hệ mà xoay, như vậy cần ước chừng khoảng 1 tỷ năm mới xoay hết một vòng”.
Hơn nữa, chu kỳ xoay tròn của các tinh hệ khác nhau lại đều như nhau. Nói đơn giản, nếu như coi hệ Ngân hà như một quả địa cầu, vậy khi bạn ở trên quả địa cầu của hệ Ngân hà được một năm, thì tương đương với 1 tỷ năm đối với người trên Trái Đất.
Hệ Ngân hà chẳng qua chỉ là một điểm nhỏ trong vũ trụ, vũ trụ do vô số tinh hệ tạo thành. Nếu như đến biên giới của toàn bộ vũ trụ và sống một năm, vậy là tương đương bao nhiêu tỷ năm trên Trái Đất?
Trong Kinh Phật giảng vũ trụ có 33 tầng trời, nếu như tầng khí quyển của Trái Đất là tầng trời thứ nhất, cao hơn nữa là hệ Mặt trời, hệ Ngân hà, vũ trụ, vũ trụ của vũ trụ v.v… càng lên cao, thời gian càng chậm, gấp vô số trăm triệu lần Trái Đất. Cho nên trong Kinh Phật thường dùng vạn lần, con số lớn đến không thể tưởng tượng, con người cơ bản không thể nào lý giải, cũng không thể nào tưởng tượng được.
Trong thuyết tương đối, thời gian và không gian cùng hình thành nên thời không bốn chiều, tạo thành kết cấu cơ bản của vũ trụ. Thời gian và không gian không phải là tuyệt đối, người quan sát tại điểm đo đạc có tốc độ hoặc kết cấu thời không khác nhau, vị trí đo đạc cho đến thời gian trôi qua cũng sẽ khác nhau.
Một ngày của chúng ta không chỉ khác với một ngày của hệ Mặt trời, một ngày của hệ Ngân hà, mà cả khoảng cách, tốc độ cũng đều bất đồng, chênh lệch lớn đến không tưởng tượng nổi. Trong phạm vi hệ Ngân hà của chúng ta, tất cả hành tinh cũng có đặc thù riêng của chính nó, sự khác biệt cũng rất lớn.
Thời gian trên mỗi tinh cầu, mỗi hệ Mặt trời, hệ Ngân hà đều khác nhau. (Ảnh qua La Magie est en Vous)
Đối với những hành tinh có thời không khác biệt, áp dụng khái niệm tính toán thời gian của Trái Đất dường như không hợp lý. Dùng nhận thức về khái niệm thời gian trên Trái Đất, tính toán và quan sát được sao Mộc quay quanh Mặt Trời theo chu kì 11,86 năm, nếu như tàu vũ trụ ở trên sao Mộc một năm, trên Trái Đất đã được 11,86 năm. Ở trên Hải Vương Tinh một năm, trên Trái Đất đã được 164,8 năm.
Sao Thủy xoay quanh Mặt Trời mất 88 ngày, tự quay thì mất 58 ngày 15 tiếng. Nếu tàu vũ trụ ở sao Thủy được một năm, thì Trái Đất mới chưa được nửa năm. Nếu như theo tính toán, sống ở sao Thủy một ngày thì Trái Đất đã qua 58 ngày 15 tiếng.
Có câu thành ngữ nói: “Sống một ngày bằng một năm”, điều này đúng đối với sao Kim. Sao Kim quay quanh Mặt Trời mất 224,7 ngày, còn tự quay mất 243 ngày. Ở trên đó sống một ngày bằng với 243 ngày trên Trái Đất.
Nếu như dựa theo tính toán của Trái Đất, khái niệm một năm và một ngày trên sao Kim không có khác biệt quá lớn, như vậy trong vũ trụ rộng lớn ngoài hệ Ngân hà, phải chăng có tồn tại một tinh cầu “một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày”. Thời gian chỉ là một khái niệm tương đối, là quy tắc do chính con người tự đặt ra. Khi rời khỏi không gian này, “thời gian” của Trái Đất cũng không còn tồn tại.
Mong ước trường sinh bất lão, vĩnh sinh bất tử trong văn hóa tu luyện của Phật giáo và Đạo giáo Trung Quốc cổ đại, chính là chỉ con người thông qua một phương pháp tu luyện đặc thù, tăng cấp độ của chính mình, thoát khỏi không gian của chúng ta, không bị thời gian của không gian này chế ước.
Mà thời gian ở ngoài không gian của Trái Đất đều là dùng hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm để tính toán, chứ không phải là vài chục năm của con người Trái Đất, đó không phải là trường sinh bất lão sao?
Thuyết tương đối của Einstein nói rằng, thời gian khi đồng hồ đang chạy, có thể chậm hơn lúc bất động, tốc độ càng nhanh, thời gian trôi qua càng chậm. Nếu như di chuyển bằng tốc độ ánh sáng thậm chí là siêu tốc độ ánh sáng, thời gian có thể hoàn toàn dừng lại.
Nói cách khác, nếu như phi thuyền dùng tốc độ ánh sáng bay trong khoảng thời gian 1000 năm ánh sáng, đối với người trong phi thuyền mà nói có thể chỉ là trong nháy mắt, nhưng đối với người trên Trái Đất thì đã qua mười thế kỷ. “Trên trời vừa mới một ngày, dưới đất đã ngàn năm”, dùng khoa học hiện tại để giải thích, đã không còn lại truyền thuyết thần thoại nữa.
Nguồn: TH – Kan NewYork