Mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo thành từ những rung động

Giới vật lý lượng tử đã phát hiện ra rằng các nguyên tử vật lý được tạo thành từ vô số các xoáy năng lượng được gọi là các hạt quark và photon, các xoáy năng lượng này liên tục quay và rung động, mỗi cái đều phát ra đặc tính năng lượng duy nhất (unique energy signature) của mình. Đây là những gì tạo nên cấu trúc nguyên tử. Khi quan sát gần hơn, ta sẽ không thấy gì cả, mà chỉ thấy một khoảng trống vật lý. Nguyên tử không có cấu trúc vật lý, vật chất thực sự không có cấu trúc vật lý nào cả. Nguyên tử được tạo ra từ năng lượng vô hình, không phải từ vật chất hữu hình.

n4

(ảnh: youtube)

Cha đẻ của lý thuyết lượng tử, Tiến sỹ Max Planck, người nhận giải Nobel vật lý năm 1918, có kết luận: không có bất cứ vật chất nào tồn tại trên thế giới, và vật chất được cấu tạo từ các lượng tử rung động liên tục.

Khoa học hiện đại cũng xác nhận mối quan hệ giữa năng lượng và vật chất, nổi tiếng nhất là công thức E=mc2 của Einstein (E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).

Tuy nhiên, con người bị giới hạn trong cảm quan vốn quen tiếp xúc với không gian 3 chiều và khái niệm thời gian tuyến tính; vật lý cổ điển của Newton cho rằng thực thể và vật chất có cùng biên giới, còn James C. Maxwell cho rằng thực thể và vật chất có cùng trường năng lượng liên tục và thăng giáng. Cả hai đều trở thành 2 trụ cột lớn của vật lý học cổ điển cuối thế kỷ 19.

Tuy nhiên, khi các nhà khoa học khám phá sâu hơn lĩnh vực nguyên tử, hoặc khi khám phá vũ trụ bao la, họ phát hiện rằng bản chất của vật chất và năng lượng là điều vượt ra ngoài hiểu biết, kinh nghiệm và giác quan của con người. Cơ học lượng tử và thuyết tương đối xuất hiện đầu thế kỷ 20 cũng hoàn toàn phản đảo lại nhận thức về không gian của vật lý học và cơ học cổ điển. Nổi tiếng nhất là công thức của Planck: E=hv (E là năng lượng của mỗi lượng tử, h là hằng số Planck – hằng số lượng tử Planck, v là tần số dao động của lượng tử), vì h là hằng số nên lượng tử có tần số dao động càng cao thì năng lượng của nó càng lớn.




n5

Sơ đồ Feynman về sự rung động của các hạ nguyên tử (ảnh: pbs.org)

Theo đó, tất cả các vật chất hữu hình lẫn vật chất vô hình đều là các năng lượng liên tục rung động. Sự khác biệt giữa chúng là tần số dao động khác nhau, và do đó, các vật chất khác nhau có ý thức khác nhau và hình thức được tạo ra khác nhau. Vật chất có tần số rung động cao trở thành những vật chất vô hình, như suy nghĩ, cảm xúc và ý thức của con người. Vật chất có tần số rung động thấp trở thành những thứ hữu hình như bàn, ghế và cơ thể người, những thứ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Con người đồng thời tồn tại trong 2 dạng thế giới khác nhau, trên đầu là thế giới tinh thần có tầng thứ cao, dưới chân là thế giới thực thể vật chất hóa, con người có nhục thể nhưng cũng có linh thể. Mới thoạt nghe, “linh thể” và “nhục thể” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng linh thể và nhục thể không phải là không có liên hệ gì, bởi vật chất là năng lượng, vật chất hữu hình và vô hình là năng lượng không ngừng dao động, sự khác nhau của chúng là tần số dao động khác nhau, từ đó mà sinh ra vật chất khác nhau có dạng thức hoặc hình thức khác nhau.

Về vật chất, năng lượng (cái mà chúng ta vẫn nói là “khí” hay rung động trong vật lý), Kybalion – giáo lý bí truyền của các tư tế Ai Cập cổ đại đã nói về “nguyên lý rung động” như sau: “Không có gì đứng yên, mọi thứ đều đang chuyển động, mọi thứ đều rung động.”
Lý thuyết về mức năng lượng của David Hawkins
Thông tin ở trên khiến cho ta có nhận định rằng: chúng ta đều là năng lượng, tỏa ra đặc tính năng lượng duy nhất của riêng mỗi người. Cảm nhận, suy nghĩ và cảm xúc đóng một vai trò quan trọng, vật lý lượng tử giúp chúng ta thấy tầm quan trọng của cách chúng ta cảm nhận. Nếu nội tâm chúng ta đang đầy yêu thương, bình hòa, chắc chắn nó sẽ tác động đến thế giới xung quanh chúng ta, và ảnh hưởng đến cảm giác của người khác.

“Nếu bạn muốn biết những bí mật của vũ trụ, hãy suy nghĩ về năng lượng, tần số và rung động.” – Nikola Tesla.




Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cảm xúc tích cực và hành động từ một nội tâm yên bình có thể dẫn đến một trải nghiệm rất khác cho người phát ra những cảm xúc đó và cho những người xung quanh. Ở mức hạ nguyên tử của chúng ta, tần số dao động có thay đổi biểu hiện của thực tại vật lý không? Nếu có, thì theo cách nào? Chúng ta biết rằng khi một nguyên tử thay đổi trạng thái của nó, nó hấp thụ hoặc phát ra các tần số điện từ, tương ứng với các thay đổi về trạng thái của nó.

Các nhà khoa học ở Viện HeartMath đã chứng minh rằng các trạng thái cảm xúc, nhận thức và cảm nhận khác nhau của mỗi người sẽ tạo ra các tần số điện từ khác nhau từ cơ thể họ.

n6

Trường điện từ sinh học tạo ra bởi trái tim mỗi người có thể kết nỗi với nhau (ảnh: IHM)

Sở dĩ chúng ta thường nghĩ rằng “vật chất và năng lượng” hoặc “cơ thể và tinh thần” là hoàn toàn khác nhau, là bởi vì con người chúng ta có chế độ suy nghĩ nhị phân (lưỡng cực). Những điều chúng ta biết hầu như chỉ là tất cả tri thức và tư duy logic mà chúng ta có được. Và những tri thức và tư duy logic hình thành nên những suy nghĩ, sự suy nghĩ trở thành nền tảng của ngôn ngữ. Mô hình này khiến cho con người có suy nghĩ hai chiều. Do đó, trong thế giới của con người có “thiện” có “ác”, có “đúng” thì tự nhiên cũng có “sai”, có “tốt” thì ắt có “xấu”, có “vui vẻ” đương nhiên cũng có “đau khổ”, tất cả đều có mặt đối lập của nó.

Nghiên cứu “Lý thuyết mức năng lượng” của Tiến sỹ David R. Hawkins, nhà tâm thần học người Mỹ cho thấy, một người có mức năng lượng tốt thì có tần số cao, ngược lại mức năng lượng thấp thì tần số thấp. Và mức năng lượng của họ tương ứng với cảm xúc hay cảnh giới tinh thần của họ. Cụ thể:




Giác ngộ: 700 ~ 1000
Điềm tĩnh, thanh thản: 600
Vui vẻ, thanh tĩnh: 540
Tình yêu và sự tôn kính: 500
Lý tính, thấu hiểu: 400
Khoan dung độ lượng: 350
Hy vọng lạc quan: 310
Lòng tin cậy: 250
Can đảm: 200
Tự cao, khinh thường: 175
Căm ghét, thù hận: 150
Dục vọng, khao khát: 125
Sợ hãi, lo lắng: 100
Đau buồn, tiếc nuối: 75
Thờ ơ, tuyệt vọng: 50
Nhục nhã, hổ thẹn: 20
Người có tần số nhỏ hơn 10 khả năng cao là gặp vấn đề về sức khỏe như các bệnh mãn tính, hoặc bệnh nặng.

Người có có tần số gần bằng 0 là những người đang cận kề bờ vực của cái chết.

n7

Các cảnh giới khác nhau có năng lượng khác nhau

Vì thế, cổ nhân nói “sinh mệnh đang vận động”, dù là “nội tĩnh ngoại động” (thể dục) hay là “ngoại tĩnh trong động” (thiền định) thì đều chính xác.

Lấy một ví dụ, vật chất và năng lượng giống như hai cực của một thể liên tục (continum), một cực là đen, một cực là trắng, nằm giữa 2 cực là màu xám. Màu xám có đặc điểm trắng đen của 2 cực bao gồm từ màu xám trắng phát triển đến màu xám đen, hiện tượng này giống như điều được nói trong “nguyên lý lưỡng cực” của “triết học”: “Mọi thứ đều theo cặp, mọi thứ đều có 2 cực, mọi thứ đều có mặt đối lập, tương đồng và không không tương đồng cũng như vậy. Những thứ tương phản về cơ bản là giống nhau, chỉ là thể hiện ra sự khác nhau về mức độ, hai trạng thái cực đoan sẽ gặp nhau, tất cả chân lý chẳng qua chỉ là một nửa chân lý, tất cả mâu thuẫn có lẽ cũng là đang điều hòa lẫn nhau.


Xét theo nghiên cứu tâm linh (Psychic Research) và nghiên cứu y học mà nói, tần số dao động năng lượng cao là thuộc về bậc Giác Ngộ ở cảnh giới tư tưởng cao; khi tần số dao động thấp, sinh ra vật chất thô và nặng ví dụ như thân xác thịt của con người. Thân xác thịt ở không gian 4 chiều của nhân loại là có tần số thấp nhất.

Nguồn: Trithucvn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *