Mọi người đều có con mắt thứ ba – bí mật gì cất giữ trong con mắt đó? P2.
Nhị Lang Thần anh tuấn uy vũ; Gia Cát Lượng sống trong nhà tranh nhưng biết hết mọi chuyện thiên hạ; Hoa Đà trong nháy mắt biết ở đâu có bệnh… Truyền thuyết kể rằng tất cả họ đều có con mắt thứ ba mới có thể làm nên những sự tình kiến người bình thường cảm thấy thần kỳ.
Vậy con mắt thứ ba thần kỳ đó có thực sự tồn tại chăng? Nó tồn tại theo phương thức nào? (Ảnh: pixabay)
Vậy con mắt thứ ba thần kỳ đó có thực sự tồn tại chăng? Nó tồn tại theo phương thức nào?
Các nền văn minh và các giáo phái kim cổ Đông Tây đều hăng hái nghiên cứu về thể tùng quả và con mắt thứ ba (thiên mục). Trong nhiều bức tượng của nền văn minh cổ đại, mặt nạ của các tế tư hoặc tượng Phật của Ấn Độ, tượng Thần của Đạo gia đều cùng khắc hoạ con mắt thứ ba này trên trán. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại gọi nó là “Bảo tọa của linh hồn”. Các tín ngưỡng và tôn giáo cũng có những dấu hiệu tương tự để thể hiện con mắt có thể nhìn thấu tất cả của Thần.
1. Những bí mật của thể tùng quả và con mắt thứ ba – thiên mục
Đây là một sơ đồ giải phẫu của não người, trong đó “pineal gland” là thể tùng quả. Hình cầu ở góc dưới bên trái là mắt của chúng ta.
Thể tùng quả của cơ thể con người nằm ở trung tâm não người, thể tùng quả có kích thước chỉ bằng hạt gạo, hình dạng giống như hình quả tùng (quả thông). Các nhà khoa học đã thông qua giải phẫu não người và nghiên cứu lý thuyết phôi thai học hiện đại mà phát hiện ra rằng con người có con mắt thứ ba, và thể tùng quả hiện nay đã thoái hóa trong não chính là vị trí của con mắt thứ ba bí ẩn. Có một lượng lớn bằng chứng cho thấy thể tùng quả có nền tảng kết cấu tổ chức cảm quang, hơn nữa còn có một hệ thống truyền tín hiệu cảm quang hoàn chỉnh. Thể tùng quả chứa đầy sắc tố võng mạc thường được gọi là “con mắt thứ ba”.
Các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng loài cá Mexico mù không có mắt, chúng sử dụng thể tùng quả để “nhìn” thế giới bên ngoài. Mắt người chỉ giống như thấu kính của máy ảnh để hội tụ và thu thập ánh sáng, trong khi thể tùng quả giống như CCD hoặc phim của máy ảnh đóng vai trò thực sự cảm quang hình thành hình ảnh.
Giáo sư A. Robin Baker của Đại học Manchester, Vương quốc Anh đã phát hiện ra rằng có một từ trường sinh học ở phía trước thể tùng quả, có thể thu thập bức xạ và có thể khởi tác dụng quét hình ảnh.
Khoa học đã chứng minh rằng con người xác thực tồn tại con mắt thứ ba. Giải phẫu y học phương Tây hiện đại phát hiện ra rằng vị trí của thể tùng quả trùng với vị trí của Nê hoàn cung và Con mắt thứ ba (Third Eye) mà Đạo gia phương Đông cổ đại mô tả, thể tùng quả của con người tương đối phát triển ở thời kỳ nhi đồng, nhưng từ 7 tuổi về sau thì bắt đầu thoái hoá.
Đạo gia gọi thể tùng quả là Nê hoàn cung – Hoàng Đình – Côn Luân, là nơi nguyên thần (linh hồn) của con người trú ngụ, là trung ương của chín cung, là não của não, là trung tâm của trung tâm. Nê hoàn cung có vai trò cực kỳ trọng yếu trong hoạt động sống của cơ thể người, là trung tâm của sinh mệnh con người.
Mọi người đều có thể tùng quả, và ai cũng có thể thông qua tu luyện để khai mở con mắt thứ ba của mình, nhưng không thể một mực truy cầu khai thiên mục, Đạo thuận theo tự nhiên, chỉ sau khi đạt đến tầng thứ tu luyện nhất định thì mới khai mở thiên mục.
Nhị Lang Thần Dương Tiễn và Văn Thái Sư trong “Phong Thần diễn nghĩa” của Đạo gia đều tu luyện khai mở được con mắt thứ ba (người bình thường nhìn không thấy được, nó thể hiện ở không gian khác).
Vào thời Xuân Thu, Lão Tử và học trò của ông là Cang Tang Tử cũng có công năng của con mắt thứ ba. Theo “Lã thị xuân thu – Trọng ngôn thiên” ghi chép: “Thánh nhân nghe ở vô thanh, nhìn ở vô hình … Lão Đam (Lão Tử) cũng vậy”.
“Liệt Tử – Trọng Ni thiên” viết: “Có Cang Tang Tử, hiểu được Đạo của Lão Đam (Lão Tử), có thể nhìn bằng tai nghe bằng mắt”.
“Sử ký – Biển Thước liệt truyện” ghi chép rằng, thần y Biển Thước có khả năng “nhìn thấu lục phủ ngũ tạng”, ông có thiên nhãn, có thể nhìn thấu cơ thể con người, sau đó phối hợp với kiến thức y học của ông để xem bệnh cho mọi người.
Ví dụ này ở Nga cũng có, theo một bài báo của Pravda vào tháng 1 năm 2004, Natasha, một cô bé ở Nga, có thể nhìn xuyên qua các cơ quan nội tạng của cơ thể người và nhìn thấy vị trí bị bệnh ở đâu.
Thể tùng quả (Nê hoàn cung) của một người tu luyện tốt có thể tránh việc sử dụng đôi mắt thịt của con người, giống như Dương Tiễn trực tiếp thông qua con mắt thứ ba nhìn được thế giới ở các thời không khác nhau, nhìn thấy bản chất của sự vật.
Lão Tử đã mô tả cảnh giới này trong “Đạo Đức Kinh”: “Không ra khỏi nhà, vẫn biết mọi chuyện trong thiên hạ; không ngó nhìn qua cửa sổ mà vẫn thấy được Thiên Đạo. Người đi càng xa, biết được lại càng ít. Do đó, bậc Thánh nhân không đi đâu mà vẫn biết, không ai thấy mà vẫn nổi danh, không làm mà vẫn thành”.
Nguồn ảnh: Twitter
Trong các nền văn minh cổ đại, thể tùng quả rất quan trọng. Cây sự sống Kabbalah của người Sumer trên tay cầm quả thông.
Người Sumer khắc hoạ thể tùng quả trên quyền trượng cũng như trên đầu của quốc vương, cho nên người Sumer đã giấu một số thông tin quan trọng trong đó, đó là, thể tùng quả ở trung tâm não người là mật mã của sinh mệnh — là nơi nguyên lai của ý thức con người, là nơi linh hồn cư ngụ.
Nguồn ảnh: Twitter
Trong Thần thoại Ai Cập, quyền trượng của vị thần Osiris cai quản âm phủ, giống như hai con rắn Kundalini, nó cũng tượng trưng cho DNA, và phần trên đỉnh giống như quả thông, tượng trưng rằng thể tùng quả là nơi tập hợp của tất cả năng lượng. Vào thời cổ đại, thể tùng quả được gọi là “trung tâm năng lượng”, chịu trách nhiệm cho hoạt động bình thường của các cơ năng của cơ thể con người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thể tùng quả tiết ra một loại hormone tuyến tùng (melatonin), có thể điều hòa tâm trạng của cơ thể, giấc ngủ, hành vi tình dục, sinh sản, hệ thống miễn dịch và nhịp sinh học, và hormone melatonin có thể kéo dài tuổi thọ.
Nguồn ảnh: Twitter
Cấu trúc của phần giữa não người rất giống với Con mắt của Horus ở Ai Cập cổ đại. Trong Kinh thánh viết rằng: Nếu chỉ có một mắt, thì cả thân thể sẽ tràn đầy ánh sáng (if therefore thine eye be single, thy whole body shall be full of light), một con mắt ở đây không có nghĩa là đôi mắt của con người bị mù đi một cái, mà đề cập đến con mắt thứ ba của cơ thể con người. Vì vậy, khi ngọn đèn bên ngoài tắt, ngọn đèn bên trong sẽ bật sáng, đây là vai trò của melatonin, khi ngọn đèn tắt có thể kích hoạt thể tùng quả. Chất melatonin dạng lỏng trong thể tùng quả sẽ bị vôi hóa khi ham muốn vật chất và tuổi tác tăng lên. Trong Kinh thánh sự vôi hóa này được gọi là “ấn ký của dã thú”. Chất melatonin này nằm ở phía trước trán, nó bảo chúng ta không được rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô Thần, mà nên mở ra cửa sổ của tâm hồn, thoát khỏi thế lực hắc ám, mở ra một tương lai tươi sáng.
Đỉnh của quyền trượng do thần Dionysus của Hy Lạp cầm là một hình quả thông – biểu tượng cho sự sinh sôi của sự sống, mà cốt lõi của sự sinh sôi của sự sống chính là sự luân hồi của linh hồn. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng thể tùng quả là đường thông kết nối với thế giới tinh thần, là cửa để năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể con người, là bảo tọa của linh hồn.
Vườn thông Vatican có một bức tượng hình quả thông bằng đồng thanh cao bốn mét. Cây thông Giáng sinh bên Thiên chúa giáo chủ yếu là cây thông luôn xanh tốt, là biểu tượng của cây sự sống. Trái là quả thông, tượng trưng cho sự sống vĩnh hằng và cũng biểu tượng rằng thể tùng quả là bảo tọa của linh hồn.
Trên quyền trượng của Giáo hoàng Vatican có một quả thông, tượng trưng thể tùng quả là đường thông giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần – là cánh cổng của thời không. Thể tùng quả có chứa một chất hóa học bí ẩn Dimethyvianptamine (DMT), là một chất gây ảo giác rất phổ biến. Tác dụng của nó là: trải nghiệm độ sâu thời gian, du hành thời gian, cảm giác siêu thường, gặp gỡ với các loại linh thể và các hình thái sinh mệnh bí ẩn trong không gian khác, khi kích hoạt thể tùng quả có thể xuyên qua cấu trúc thời gian – không gian.
Bức “Chúa Trời tạo ra Adam” nằm trong tác phẩm đồ sộ “Sáng thế ký” trên trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo và hình đối chiếu sau khi hợp thành của não bộ con người: Khi nhìn kỹ vào đám Thiên sứ bao quanh Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng toàn bộ bức tranh là não bộ của con người; bức màn vải bao quanh các Thiên sứ phác họa rõ ràng hình dáng hoàn chỉnh của não bộ. Vị trí Chúa ngồi là vị trí của thể tùng quả trong não, giao điểm giữa đại não (tấm màn vải bao quanh các Thiên sứ) và bàn tay phải mà Chúa dang ra là vị trí của con mắt thứ ba ở chính giữa trán.
2. Tại sao động vật hiện đại vẫn giữ được con mắt thứ ba?
Một trăm năm trước, khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra con mắt thứ ba, họ đã ngạc nhiên biết bao! Rất nhiều giả thuyết lần lượt được đưa ra. Loài cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim, và thậm chí cả động vật có vú, cũng như con người chúng ta, tất cả đều có con mắt thứ ba.
Sau đó, người ta phát hiện ra con mắt thứ ba ở tất cả các loài động vật có xương sống, và chức năng của nó khi đó đã được làm rõ. Ở hầu hết các động vật có xương sống, chẳng hạn như ếch, con mắt thứ ba được nhìn thấy ở đỉnh hộp sọ ở dưới da. Mặc dù con mắt thứ ba của thằn lằn được bao phủ bởi vảy, nó cũng có thể từ dưới da mà nhìn được. Có một loài thằn lằn Nam Mỹ rất lớn có vảy trong suốt; con mắt thứ ba của thằn lằn cá sấu chỉ được bao phủ bởi một lớp màng mỏng trong suốt. Rất hiển nhiên là con mắt này có thể nhìn thấy mọi vật.
Các nhà khoa học rất háo hức muốn biết chức năng của mắt trong xương đỉnh này. Họ đã làm rất nhiều thí nghiệm. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng con mắt này có thể phản ứng với ánh sáng, thậm chí có thể phân biệt màu sắc. Ở đây cần nói rằng ngay cả mắt thường của nhiều loài động vật cũng không thể phân biệt được màu sắc!
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng động vật máu lạnh sử dụng con mắt thứ ba như một nhiệt kế. Những động vật này không thể duy trì thân nhiệt ổn định, để điều hòa thân nhiệt, chúng phải tránh cái nắng gay gắt vào ban ngày và cái lạnh buốt giá vào ban đêm. Tuy nhiên, một khi cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh, ẩn náu không kịp, thì chúng sẽ bị say nắng hoặc chết cóng. Nhờ con mắt thứ ba có thể đo nhiệt độ xung quanh, mà khi thời tiết quá nóng, thời gian nghỉ mát của động vật có thể được kéo dài, hoặc là không đi đến những nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Ở động vật lưỡng cư, nó cũng có thể điều tiết màu sắc của da. Đem nòng nọc đặt vào trong phòng tối, nửa giờ sau, màu da của nó sẽ trở nên nhạt hơn. Tuy nhiên, những con nòng nọc mà bị bỏ con mắt thứ ba đi thì không thể biến sắc được.
Mặc dù con mắt thứ ba của động vật có vú nằm ẩn sâu trong hộp sọ nhưng nó biết chính xác những gì đang xảy ra bên ngoài. Nó cũng có thể cảm nhận được đó là ngày hay đêm, dường như nó nhận được tín hiệu trực tiếp vậy.
Một loài bò sát trông giống thằn lằn, còn được gọi là thằn lằn cá sấu New Zealand hoặc thằn lằn cá sấu gai lưng, thuộc bộ Rhacocephalus, hiện nay chỉ còn lại hai chủng tồn tại, chỉ phân bố của khu vực New Zealand. Do cấu tạo cơ thể của nó khác với các loài bò sát khác nên các nhà sinh vật học tách nó thành một loại, trong lĩnh vực sinh vật học nó chiếm một vị trí quan trọng. Số lượng hiện tại là rất ít và không có ghi chép nào về việc con người nuôi loài vật này. Nó là một trong những loài bò sát cổ nhất trên thế giới, cùng họ với cá sấu Shinisaurus (Shinisaurus codilurus) ở Trung Quốc, nó là loài bò sát có xương sống cổ được mệnh danh là “hóa thạch sống” và có giá trị nghiên cứu khoa học quan trọng.
Nguồn: NTDVN
- Cậu bé sao Hỏa lại đưa ra thuyết vũ trụ chấn động: Nguồn gốc mặt trăng và thời gian Trái đất đã được gia tốc từ lâu rồi
- Khám phá ranh giới ẩn của lục địa ‘mất tích’ thứ 8, đang chìm sâu hàng nghìn mét dưới đáy Thái Bình Dương
- Loài khủng long đặc biệt mới phát hiện được mệnh danh là “Kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi”