Mỏ ‘địa ngục’, nơi khai thác 1/4 lượng kim cương toàn cầu

Là nơi khai thác 1/4 kim cương trên toàn thế giới, mỏ kim cương Mir cho thấy rõ sự hoành tráng khi nhìn từ trên cao.

modianguc1

Vào những năm 1950, các nhà khoa học Liên Xô tìm thấy Kimberlite, loại đá núi lửa ở vùng phía đông Siberia. Đây là dấu hiệu cho thấy có thể có mỏ kim cương ở gần, và không lâu sau Liên Xô đã bắt đầu khai thác kim cương tại đây. Ảnh: Google Earth.

 

modianguc2

Nằm ở Siberia lạnh giá, việc đào xuống để khai thác kim cương không hề đơn giản. Những tầng đất đá ở đây bị đóng băng vĩnh cửu, khiến các chuyên gia phải sử dụng những động cơ phản lực để khoan xuyên qua. Đôi khi họ còn phải đặt mìn vào trong lớp đất để nổ đất ra. Ảnh: Gelio.




modianguc3

Những nhà địa chất Yuri Khabardin, Ekaterina Elagina và Viktor Avdeenko, nhóm tìm ra mỏ Mir đã được trao giải thưởng Lenin, giải thưởng quốc gia Liên Xô về khoa học, công nghệ, nghệ thuật vào năm 1957. Trong hình là quá trình khai thác mỏ Mir năm 1957. Ảnh: Alrosa.

 

modianguc4

Mỏ kim cương này được đặt tên Mir, có nghĩa là Hòa bình trong tiếng Nga. Thị trấn cạnh đó được đặt tên là Mirny. Mỏ kim cương bắt đầu khai thác vào năm 1955. Ảnh: Gelio.




 

modianguc5
Điểm sâu nhất của mỏ Mir có độ sâu 524 m, đường kính rộng nhất tới 1,2 km. Đây là hố nhân tạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau mỏ đồng Bingham Canyon Mine ở Utah, Mỹ. Ảnh: Alrosa.
modianguc6
Với kích thước như vậy, Mir dường như hoàn toàn tách biệt so với thị trấn nằm ngay cạnh nó. Những chiếc trực thăng thậm chí còn không được bay ngang qua cái hố khổng lồ này, vì không khí trong phần trung tâm mỏ rất nóng, trong khi không khí bên trên lại lạnh tạo thành luồng gió có thể kéo máy bay rơi xuống. Ảnh: Gelio. modianguc7
Những viên kim cương được khai thác từ mỏ Mir có kích thước và kiểu dáng đồng nhất đến khó tin, được gọi là “Gấu bạc”. Tuy nhiên, không ai tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. DeBeers, công ty kim cương hàng đầu thế giới buộc phải chấp nhận nguồn cung kim cương quá lớn nếu không muốn bị cạnh tranh bởi chợ đen. Ảnh: Gelio.
modianguc8
Có thể hình dung kích thước của mỏ Mir khi so sánh với những chiếc xe tải trong hình. Từ những năm 1960, công suất khai thác kim cương tại đây lên tới 2 tấn/năm. Mir đã trở thành cứu tinh cho ngành khai khoáng của Liên Xô, không chỉ đem lại tiền mà còn nguồn cung kim cương quan trọng cho các loại máy công nghiệp. Ảnh: Gelio. modianguc9
Quyền khai thác tại Mir sau đó được chuyển giao cho các công ty tư nhân. Mỏ chính thức đóng cửa vào năm 2001, nhưng đến nay những hoạt động khai thác “ngầm” vẫn diễn ra. Năm 2017, tai nạn xảy ra khi nước tràn vào mỏ khiến 100 công nhân bị kẹt bên trong, cuối cùng chỉ 92 người được cứu thoát. Alrosa, công ty sở hữu quyền khai thác hiện tại cho biết có thể mở lại mỏ Mir trong 10 năm nữa. Ảnh: Gelio.
Nguồn: Zing


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *