Mộ cổ nghìn năm được khai quật, quan tài thần bí khắc 4 chữ khiến chuyên gia khảo cổ kinh hãi

Ngay khi các chuyên gia chuẩn bị mở chiếc quan tài nhỏ ra để tiếp tục tìm kiếm văn vật, thì bất ngờ kinh hãi. Bởi vì trên chiếc quan tài nhỏ có khắc bốn chữ lớn…

Quan tài của Lý Tĩnh Huấn hiện đang được bảo tồn tại Nhà Bảo tàng Bi Lâm Tây An. (Historical truth/ Ảnh chụp màn hình video)

Vào thời Trung Quốc cổ đại, người bình thường sau khi chết đều được thổ táng, tức là chôn xuống đất. Người xưa quan niệm rằng “nhập thổ vi an”, vào đất là bình yên, hay “hữu địa tắc sinh, vô địa tắc tử” (có đất thì sống, không đất thì chết). Từ thời xa xưa cổ nhân đã có quan niệm rằng: người chết nhập thổ là trở về, con người sinh ra từ đất thì khi chết cũng trở về với đất. Hơn nữa phần lớn sẽ có vật bồi táng, tức chôn theo. Nhất là những bậc đế vương đại tướng, những người vương công quý tộc, trong lăng mộ của họ thường sẽ chôn theo rất nhiều vàng bạc châu báu. Và cũng chính bởi vì nguyên nhân này, lăng mộ của những người này thường bị bọn trộm mộ “ghé thăm” . 

Cho dù người ta khi còn sống thanh bạch tốt đẹp như thế nào, sau khi chết mộ huyệt cũng khó thoát khỏi vận mệnh bị đào trộm, vì vậy mới có câu nói rằng “10 mộ thì 9 mộ trống”. Tuy nhiên, mọi thứ đều có ngoại lệ! Tại thành cổ Tây An, có  một ngôi mộ cổ nghìn năm như thế, bên trong có một cỗ quan tài, bởi vì có khắc bốn chữ mà mọi người không dám mở ra. 

Quan tài đá của Lý Tĩnh Huấn (fengniuaishijie/ Video Screenshots )

Quy cách thổ táng của ngôi mộ này không thua kém các ngôi mộ của các bậc vương hầu tướng lĩnh bình thường khác, thậm chí nó còn là ngôi mộ lớn nhất cùng thời được khai quật. Và chủ nhân của ngôi mộ chính là Lý Tĩnh Huấn, 9 tuổi, là con gái của Lý Mẫn, thuộc một gia tộc họ Lý hiển hách thời nhà Tùy. Vào thời nhà Tùy, ngoài gia tộc của Hoàng đế Dương Kiên ra, thì gia tộc họ Lý này là thuộc vào gia tộc có quyền thế nhất. Trước thời nhà Tùy, ông cố của Lý Tĩnh Huấn là Lý Hiền, từng là Phiêu Kỵ đại tướng quân, quận công Hà Tây tiếng tăm lừng lẫy Bắc Chu.




Ông nội là Lý Sùng cũng là tướng quân nổi danh, từng đi theo Chu Võ Đế bình định Bắc Tề, về sau lại tuỳ tùng Tùy Văn Đế Dương Kiên chinh chiến thiên hạ, không thể bỏ qua công lao thành lập triều Tùy, cuối cùng được phong làm Thượng Trụ quốc. Đáng tiếc trong một trận chiến chống lại Đột Quyết, ông đã lấy thân đền nợ nước. Thời điểm ông chết, phụ thân của Lý Tĩnh Huấn là Lý Mẫn cũng chỉ mới mấy tuổi. Vì để bảo vệ công thần của mình, Dương Kiên đã đưa Lý Mẫn về bên cạnh mình, ở lại trong cung.

Lý Mẫn sau khi lớn lên học rộng tài cao, thông hiểu cầm nghệ, được Tùy Văn Đế Dương Kiên rất yêu quý. Cuối cùng Lý Mẫn được Dương Kiên gả con gái cho. Lý Mẫn bởi vậy thành phò mã, về sau lại kế tục phụ thân làm Thượng Trụ quốc, đồng thời được phong làm Quang Lộc đại phu, gia tộc họ Lý nhờ thế đạt đến thời kỳ hiển hách nhất. 

Một năm sau, con gái Lý Mẫn là Lý Tĩnh Huấn ra đời, được Lý Mẫn và gia tộc họ Dương coi là hòn ngọc quý trên tay, đối đãi vô cùng sủng ái. Nhưng phúc vừa đến thì họa cũng mang theo, không ngờ Lý Tĩnh Huấn năm đó mới 9 tuổi thì bệnh nặng qua đời, hai nhà Dương Lý khi ấy đau khổ vạn phần.




Châu báu trong quan tài đá (fengniuaishijie/ Video Screenshots )

Theo tư liệu lịch sử ghi chép, sau khi Lý Tĩnh Huấn chết thì Hoàng thái hậu Dương Lệ Hoa là người đau buồn nhất, đã hạ chỉ lấy nghi lễ Hoàng gia để hậu táng cho cháu gái. Mặc dù chôn giấu rất nhiều châu báu, nhưng mấy ngàn năm nay ngôi mộ này lại không mấy người biết được. 

Đến năm 1957, các nhà khảo cổ học đã tình cờ phát hiện tại Lương Gia trang ở Tây An một ngôi mộ được chôn cất theo quy cách đẳng cấp cao nhất thời nhà Tùy. Trong ngôi cổ mộ này, ngoài một ít đồ chơi trẻ con, còn có cỗ quan tài bằng đá tinh xảo, mở ra bên trong có một chiếc quan tài nhỏ cùng tổng cộng hơn 230 món đồ bằng vàng, bạc, ngọc bích và đồ sứ, ngoài ra còn có nhiều bảo vật quý hiếm từ Tây Vực. Tất cả chúng đều có thể xem là kho tàng nghệ thuật.


Trên quan tài có khắc bốn chữ lớn “Khai giả tức tử” (Kẻ mở ra lập tức chết). (fengniuaishijie/ Video Screenshots)

Sau khi khai quật và cẩn thận nghiên cứu, cuối cùng các nhà khảo cổ xác định chủ nhân ngôi mộ là cô gái Lý Tĩnh Huấn trong sử sách ghi chép thời nhà Tùy. Ngay khi các chuyên gia chuẩn bị mở chiếc quan tài nhỏ ra để tiếp tục tìm kiếm văn vật, thì bất ngờ kinh hãi. Bởi vì trên chiếc quan tài nhỏ có khắc bốn chữ lớn: “Khai giả tức tử” (Người mở ra lập tức chết).

Cuối cùng, sau khi thảo luận kỹ lưỡng, các chuyên gia đã quyết định chuyển toàn bộ quan tài về nhà bảo tàng để bảo tồn. Hiện nay, chiếc  quan tài nhỏ này được bảo tồn tại Nhà Bảo tàng Bi Lâm Tây An để mọi người có thể đến tham quan.
Nguồn: NTDVN – Theo sound of Hope

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *