Mặt Trăng là do người tiền sử tạo ra và bên trong nó rỗng?

 

Vầng trăng sáng đã làm mê đắm biết bao thế hệ thi nhân.

Tranh vẽ Tô Thức và mô hình Mặt Trăng rỗng. Ảnh ghép từ nhiều nguồn.

Từ Tản Đà của Việt Nam với “Muốn làm thằng Cuội”: Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Đến Tô Thức của Trung Hoa với “Thuỷ điệu ca đầu” (水調歌頭): 

Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào?

Ánh trăng xuất hiện rất nhiều rất nhiều trong thi, ca, nhạc hoạ; nhưng nếu nhìn dưới góc độ… khoa học thì Mặt Trăng rốt cuộc mang trong nó bí ẩn gì?

Ở kỳ trước đã nói về những kiến trúc đá lớn như kim tự tháp Ai Cập, di chỉ Puma Punku ở Nam Mỹ, Stonehenge v.v. Còn ở phần này sẽ đề cập đến một “công trình” mà nhiều người không ngờ tới, đó chính là Mặt Trăng.

Mặt Trăng “rỗng ruột”

Mặt Trăng là một thiên thể huyền diệu lạ lùng, bởi vì từ hiện tượng nhật thực toàn phần có thể thấy rằng: Mỗi lần Mặt Trăng đến giữa Trái Đất và Mặt Trời, thì kích thước của nó vừa đủ để che kín Mặt Trời. Điều này nghĩa là: tuy rằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và từ Trái Đất đến Mặt Trời là khác nhau, nhưng sự sai khác về cự ly đã tiêu trừ sự sai khác về kích thước giữa Mặt Trăng và Mặt Trời; nói cách khác, Mặt Trăng và Mặt Trời to như nhau khi nhìn từ Trái Đất. Đây chính là: một cái quản ban ngày (Mặt Trời), một cái quản ban đêm (Mặt Trăng). 

Vậy thì, khi xảy ra nhật thực toàn phần, Mặt Trăng che hoàn toàn Mặt Trời, nhưng đồng thời có thể nhìn thấy vầng hào quang, tức là ngọn lửa do mặt trời phụt ra.

Đây chẳng phải một sự trùng hợp kỳ lạ hay sao? 

Hiện tượng nhật thực toàn phần, Mặt Trăng che kín Mặt Trời, còn vành ngoài là do lửa của Mặt Trời phụt ra.

Tiếp đến, chúng ta biết rằng Trái Đất Là một quả cầu “đặc ruột”, bán kính Mặt Trăng bằng 1/4 bán kính Trái Đất, từ đó suy ra khối lượng Mặt Trăng bằng 1/64 so với khối lượng Trái Đất.

Nhưng trên thực tế khối lượng của Mặt Trăng bằng 1/81 khối lượng Trái Đất. Con số thực tế 1/81 nhỏ hơn con số lý thuyết 1/64, điều này chứng minh Mặt Trăng nhẹ hơn lý thuyết, tức là nó rỗng ruột.

Mô hình Mặt Trăng rỗng.

Kiểu suy luận này có thể khiến người ta giật mình, bởi vì theo giải thích của vật lý học, thì sự hình thành tự nhiên của thiên thể dựa vào trọng lực, nó có xu hướng co lại, trọng lực sẽ khiến nó “đặc ruột”, nó không thể rỗng được. Nhưng nếu mọi người vẫn chưa tin Mặt Trăng “rỗng ruột”, thì Giáo sư Chương lại đưa tiếp một bằng chứng khoa học thực nghiệm nữa.

Trên Địa Cầu xảy động đất thì gọi là địa chấn – Earthquake, còn nếu xảy ra ở Mặt Trăng thì người ta gọi là “nguyệt chấn” – Moonquake. Khi xảy ra địa chấn trên Trái Đất, thì sóng động đất sẽ bị tiêu đi trong vòng nửa phút, bởi vì Trái Đất là một khối cầu đặc. Nhưng khi xảy ra “nguyệt chấn” – Moonquake, thì phải mất 10 phút mới tiêu đi sóng “nguyệt chấn”, trong khi sóng địa chấn thì chỉ mất nửa phút.

Do đó, một nhà khoa học ở NASA đã nói rằng: khi xảy ra “nguyệt chấn”, thì Mặt Trăng reo như một chiếc chuông (ringing like a bell).

Chuyên gia NASA nói rằng: khi xảy ra “nguyệt chấn”, thì Mặt Trăng reo như một chiếc chuông – ringing like a bell (ảnh có dẫn nguồn).

Khoa học không giải thích được Mặt Trăng có chu kỳ quay đồng bộ với Trái Đất 

Còn có hiện tượng khá kỳ lạ về Mặt Trăng, đó là chu kỳ quay của nó tương đồng với chu kỳ quay của Trái Đất. Điều này dẫn đến việc, chúng ta chỉ thấy được một mặt (mặt trước) của Mặt Trăng, chứ không thể thấy được mặt sau của nó. 

Trong vật lý có một cách giải thích gọi là “lực kéo thuỷ triều” (triều tịch khiên dẫn – 潮汐牽引). Trên thực tế, Giáo sư Chương chia sẻ rằng mình đã đọc rất nhiều tài liệu về phương diện này, nhưng vẫn giữ thái độ hoài nghi về cách giải thích ở trên.

Giáo sư Chương đã tìm công thức tính “lực kéo thuỷ triều” trên Wikipedia.

Công thức tính “thời gian khoá định” (t lock).

Ở đây có một thông số là “thời gian khoá định” (triều tịch toả định – 潮汐鎖定: t lock), tức là dưới tác dụng của “lực kéo thuỷ triều” thì phải mất bao nhiêu lâu để cho một thiên thể (như Trái Đất) và vệ tinh của nó (ở đây là Mặt Trăng) đạt được chu kỳ quay tương đồng. Giáo sư Chương tính ra ‘thời gian khoá định’ t lock = 10^25 (10 triệu tỷ tỷ) năm!

Theo suy đoán của vật lý học, thì Trái Đất và Mặt Trăng không quá 5 tỷ năm tuổi. Nếu chiểu theo “thời gian khoá định” mà suy luận, thì chúng ta không thể thấy được hiện tượng “lực kéo thuỷ triều”, tức là không thấy được chu kỳ quay tương đồng giữa Trái Đất và Mặt Trăng, thêm nữa là tuổi vũ trụ cũng không đạt đến con số t lock 10 triệu tỷ tỷ năm.

Trên thực tế, từ góc độ vật lý học, Giáo sư Chương vẫn thấy khó giải thích một số hiện tượng của thiên thể. Ví như giữa Mặt Trời và sao Thuỷ. Chúng ta biết rằng, sao Thuỷ là vệ tinh đầu tiên, gần Mặt Trời nhất so với 9 hành tinh trong Hệ Mặt Trời, nó cũng quay xung quanh Mặt Trời. Giáo sư Chương tính toán ‘lực kéo thuỷ triều’ giữa Mặt Trời và sao Thuỷ lớn hơn nhiều so với giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nhưng chúng ta lại không thấy hiện tượng ‘chu kỳ quay tương đồng’ giữa Mặt Trời và sao Thuỷ. 

Có người giải thích hiện tượng chu kỳ quay bất đồng giữa Mặt Trời và sao Thuỷ là hiệu ứng cộng hưởng. Vậy thì tại sao giữa Trái Đất và Mặt Trăng không xuất hiện hiệu ứng cộng hưởng như thế này? Do đó Giáo sư Chương nhìn nhận, có nhiều điều thật sự rất khó giải thích.

Giáo sư Chương lại đưa ra thêm một hiện tượng khó giải thích nữa, đó là “lực hấp dẫn”. 

Về công thức tính lực hấp dẫn, mọi người có thể tra Google hoặc sách vật lý. Ở đây, Giáo sư Chương tính toán, lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và Mặt Trăng gấp 180 lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng. Nhìn vào kết quả tính toán thì thấy lực do Mặt Trời tác động lên Mặt Trăng lớn hơn lực do Trái Đất tác động lên Mặt Trăng, nhưng tại sao Mặt Trăng vẫn bị Trái Đất hút? Hơn nữa, ‘thời gian khoá định’ của Mặt Trăng lại tuân theo chu kỳ của Trái Đất chứ không phải theo chu kỳ của Mặt Trời. 

Những điều trên quả thật là những ẩn đố.

Còn về phần mình, chúng ta chỉ có thể nói rằng, các nhà vật lý học đang cố gắng giải thích những tình huống như vậy, nhưng trên thực tế vẫn không giải đáp được những hoài nghi trên.

Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi

Ở địa phương Oklo thuộc nước Cộng hòa Gabon, người ta đã phát hiện một lò phản ứng hạt nhân nguyên thủy. Qua hoá nghiệm đã phát hiện rằng, nó được xây dựng cách đây 2 tỷ năm và được vận hành trong 500 nghìn năm. Trên thực tế, nó không phải là một lò phản ứng hạt nhân nguyên khối, mà là 14 hay 16 lò phản ứng hạt nhân nhỏ.

Lò phản ứng hạt nhân 2 tỷ năm tuổi ở Oklo, nước Cộng hoà Gabon.

Có nhà khoa học nói lò phản ứng hạt nhân nguyên thuỷ kia là… tự nhiên, nhưng Giáo sư Chương không cho rằng như vậy. Bởi vì nếu là tự nhiên thì tại sao không tìm thấy ở nơi khác? Hơn nữa, đây là phản ứng phân hạch, chỉ có thể tìm được lò phản ứng hạt nhân có phản ứng loại này, các địa phương khác trên Trái Đất không có, các thiên thể vũ trụ (ít nhất đến hiện nay) không phát hiện ra hiện tượng tương tự. Giáo sư Chương đặt thêm câu hỏi rằng: nhiều tinh cầu (hành tinh) như vậy, tại sao chỉ có địa phương trên Trái Đất mới phát sinh? Đây cũng là một hiện tượng khiến chúng ta khó hiểu.

Vậy thì điều này làm chúng ta hoài nghi rằng: nhân loại có phải là sinh mệnh có trí tuệ duy nhất trên Địa Cầu, hay còn tồn tại sinh mệnh khác, giống như người khổng lồ mà nói ở bài trước, và những điều mà họ nắm giữ thì chúng ta không cách nào lý giải được?…

Dấu chân đi giày đạp lên bọ ba thuỳ sống từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước 

Còn có một hiện tượng mà Giáo sư Chương muốn đưa ví dụ cho mọi người.

Vào năm 1968, một người yêu thích khảo cổ nghiệp dư tên là Meister, anh đã dẫn gia đình đến một nơi có tên Antelope Springs thuộc bang Utah, Mỹ quốc. Anh đã phát hiện một khối đá. Anh cảm thấy kỳ lạ nên dùng búa gõ vào nó, kết quả hòn đá vỡ ra làm đôi như cuốn sách, cảnh tượng sau đó khiến anh sững sờ.

Bởi vì khi mở hòn đá ra, bên trong có thể nhìn thấy 2 dấu chân, phần sâu hơn trông như gót giày hiện đại giẫm vào, đồng thời dưới dấu chân này có một hoá thạch tên là “bọ ba thuỳ” (tam diệp trùng – 三葉蟲).

Hoá thạch bọ ba thuỳ (có từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước đây) bị người đi giày đạp lên.

Chúng ta biết rằng bọ ba thuỳ là sinh vật có từ 600 triệu đến 260 triệu năm trước, còn từ 260 triệu năm cho đến nay nó không có nữa. Nhưng người mang giày lại giẫm chết con bọ ba thuỳ, từ đó có thể thấy rằng: cách đây 260 triệu năm đã từng có “nhân loại” biết đi giày.

Đương nhiên sau khi những điều này được phát hiện, thì vẫn có người coi đó là “hình thành tự nhiên”, chính là họ không giải thích được nên cho đó là hình thành tự nhiên…


Những điều trên đưa đến cho chúng ta một vấn đề: nếu con người không phải là sinh mệnh có trí tuệ duy nhất trên Trái Đất, thì điều này xung đột với Thuyết Tiến hoá.

Mở đầu cuốn “Nguồn gốc các loài” của Darwin đã kể một câu chuyện rằng: Con gấu nhảy xuống nước bơi. Thuận theo thời gian, trình độ bơi lặn của nó càng ngày càng tốt, mũi nó càng ngày càng to, đầu nó càng ngày càng cao, cuối cùng biến thành… cá voi.

Những nhân sĩ có tín ngưỡng coi cuốn “Nguồn gốc các loài” của Darwin là… “Thánh kinh của Ma vương”. Rốt cuộc sự thể ra làm sao, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *