Lưỡi tầm sét, ‘vũ khí hạt nhân’ của các vị Thần xuất hiện trên mặt trống đồng Việt Nam?

Trong những nghi thức và hình ảnh cổ xưa của nhiều tôn giáo, biểu tượng lưỡi tầm sét được biết đến với cái tên Vajra (tiếng Phạn), là một vũ khí hạt nhân bí hiểm và quyền năng nhất mà trùng hợp thay, các vị Thần của rất nhiều tôn giáo đều dùng: Phật giáo, Ấn Độ giáo, thần Dớt thần thoại Hy Lạp phương Tây…vv, cả trên các mặt trống đồng cổ xưa của Việt Nam…

Nó có khả năng phát phóng xạ và giúp các vị Thần dễ dàng tiêu hủy trong chốc lát cả một thành phố, cả một nền văn minh khi đạo đức nhân loại đã bị suy đồi…

2019712.3.1

Vajra là một ngôn ngữ tiếng Phạn, ở Tây Tạng nó được gọi là Dorje, ở Nhật là kongose, ở Trung Quốc là dzigansi, Mông Cổ là Ochir.

Đây là một vật thể lễ nghi quan trọng trong Ấn Độ giáo, Phật giáo và Đạo Giai-na (Ấn Độ). Chúng ta thường thấy vajra trong tay Phật. Vajra đại diện cho một biểu tượng tôn giáo như thập tự trong Công giáo hay hình trăng lưỡi liềm trong đạo Hồi.




Vì lưỡi tầm sét được sấm sét tạo ra, tức do lửa-nước vũ trụ, do âm dương, càn khôn tôi luyện, rèn thành, rơi từ trời xuống nên được coi là những vật bằng sắt thiêng liêng, vì thế lưỡi tầm sét được dùng làm linh trượng, quyền trượng, vũ khí tế lễ, trong nhiều nền văn minh cổ.

Các búa thiên lôi hay tầm sét vajras của Tây Tạng thường được chế từ lưỡi tầm sét. Lưỡi dao quắm kris thiêng liêng nổi tiếng của Bali cũng được rèn luyện từ lưỡi tầm sét.

Trung Hoa cũng có các khí giới liên hệ tới lưỡi tầm sét, búa thiên lôi như dao găm thiên lôi. Chiếc chùy cũng được cho là biểu hiện của búa thiên lôi.

Vajra thường có chạc giống như một con dao găm sắc bén, Kongo vajra có thể có một, ba, năm hoặc nhiều chạc ở mỗi đầu. Một số có thiết kế nạm ngọc trong tín đồ đạo Phật.

Nó xuất phát từ việc thần Indra, vị thần quan trọng nhất trong tôn giáo Vedic, thường được khắc họa đang cầm một cây tầm sét quyền năng – Vajra, trong Phật giáo về sau trở thành một quyền trượng kim cương, Vajrayan.




Ở Cận và Trung Đông, gậy, khí biểu biểu tượng cho búa thiên lôi, sấm sét có hình chiếc đinh ba đơn hay kép như ta thấy vị Thần Marduk cầm trong tay.

2019712.3.2

Thần Indra có khí giới chính là lưỡi tầm sét vajra. Vajra của Indra kiểm soát sấm chớp, đem lại những cơn mưa cho ruộng đồng về mùa hè. Vì vậy Shiva có một khuôn mặt sấm sét, tay cầm trượng đinh ba và trống.

Vajra là vũ khí bí hiểm và quyền năng nhất, nó có tác dụng gì?

Vào thế kỷ 20, mọi người bắt đầu hiểu tiềm năng không thể tin được của tình trạng phóng xạ (các vật chất cao năng lượng như nguyên tử, neutrino, quartz..), họ cũng bắt đầu hiểu rằng đây không phải lần đầu có sự tồn tại của chất phóng xạ xuất hiện trong lịch sử loài người.




Frederick Soddy (2/9/1877 – 22/9/1956), một nhà khoa học người Anh, người đã phát hiện rằng đã từng có những nền văn minh cổ xưa nhưng vô cùng tiến bộ có thể khai thác để sản xuất điện hạt nhân.

Nhiều người trong chúng ta tin rằng đã tồn tại những vũ khí hạt nhân khủng khiếp trong quá khứ.

Vajra của Ấn Độ chính là một trong những vũ khí hạt nhân như thế được sự dụng để chống lại ác quỷ Vritra được mô tả có hình dáng nửa rắn nửa rồng.

Theo như nguyên văn của Vedic, ác quỷ này, cũng được biết đến như là kẻ thù, từng thay đổi hình dạng thành 99 cuộn dây như hình ” con rắn”. Những cuộn dây to lớn này đã ngăn chặn sông và suối và gây ra một đợt hạn hán lớn.

2019712.3.3

2019712.3.4




Vì điều này mà Vritra đã khiến cho không một vị thần nào dám can thiệp và chỉ duy nhất Indra là người đã can đảm chiến đấu chống lại Vritra với một trong những cây tầm sét có phát phóng năng lượng hạt nhân của mình. Như chúng ta biết, Thần Zeus cũng là người mang một cây tầm sét, ông đã sử dụng vũ khí của mình chống lại những thế lực hắc ám.

Bản chất của Vajra đủ để trấn áp ma quỷ, bao gồm những ác quỷ ở thiên thượng và cũng có khả năng chỉ đường. Ánh sáng vốn là đặc điểm của vajra, có sức mạnh phá tan bóng tối và không thứ gì có thể hủy diệt nó. Chất liệu của vajra thì khá bền, có thể phá hủy bất cứ thứ gì và bản thân nó là không thể hủy diệt.


Biểu tượng cây tầm sét quyền năng và bí hiểm này cũng xuất hiện nhiều ở các mặt trống đồng cổ

Trống đồng Phú Lương




Trống Đồng Thanh Hóa

Những trống đồng cổ có những biểu tượng cây tầm sét này được biết đến với cái tên: Trống Sấm. Trống Sấm khi đánh lên sẽ vang như sấm nổ, người cổ xưa thường dùng trống sấm để cầu mưa, cầu nước v.v cho mưa thuận gió hòa, không thiên tai lũ lụt, cho vạn vật được sinh sôi.

Công cụ quyền năng này của các vị Thần không chỉ dùng để tiêu diệt kẻ thù là các thế lực hắc ám, mà nó cũng có thể có khả năng gây ra mưa và các Thần dùng để tạo ra sự màu mỡ cho muôn dân.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *