Biến chủng virus hiện nay đang xuất hiện tại nhiều quốc gia khiến tình hình dịch bệnh càng trở nên khó đoán khó lường. Đồng thời, mọi người kinh ngạc phát hiện rằng trong Kinh Phật dự đoán rằng đến một thời kỳ đặc biệt, sẽ có thiên tai liên tiếp phát sinh và dịch bệnh lưu hành, rất giống với tình cảnh hiện tại của nhân loại chúng ta. Và thời kỳ đặc biệt mà Phật giáo nói tới chính là thời Mạt Pháp.
Lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 2500 năm trước đang được ứng nghiệm (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)
Mạt Pháp – Pháp mạt
Mạt Pháp mạt thế, từ này bắt nguồn từ Phật giáo, là lời Phật Thích Ca Mâu Ni lưu lại khi truyền Pháp. Trong lời giảng Pháp của mình, Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập rằng, ức vạn năm sau khi Ngài nhập Niết Bàn, Pháp mà Ngài truyền lại sẽ tiến vào Mạt Pháp, đến lúc đó, Pháp đã truyền lại đó sẽ không còn có tác dụng độ nhân.
Quả nhiên, sau khi Phật Đà nhập Niết Bàn, tăng nhân căn cứ theo lý giải cá nhân mình mà đi lý giải, giải thích những lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng, theo thời gian trôi qua, mọi người dần dần đã quên lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng chân chính là gì, cũng chính là lời giảng chân chính của Phật Thích Ca đã dần dần bị thay đổi, bị thay thế, dần dần biến mất.
Phật Đà nhập Niết bàn (Ảnh: Anandajoti Bhikkhu/flickr, CC BY 2.0)
Dựa theo Kinh Phật, vào thời kỳ Mạt Pháp xã hội hỗn loạn, nhưng Mạt Pháp là nói Pháp của Thích Ca Mâu Ni đi đến cuối cùng chứ không phải là nói thế giới đi đến tận cùng.
Mạt Pháp là chuyện của ức vạn năm sau này?
Kỳ thực trong hiện thực, có rất nhiều người cũng không đồng ý với thuyết pháp rằng hiện tại đã tiến vào thời kỳ Mạt Pháp. Nguyên nhân chủ yếu là ở chỗ họ cho rằng, dựa theo những ghi chép trong Kinh Phật, thời Mạt Pháp là sau ức vạn năm (hàng trăm triệu năm) sau khi Phật Đà nhập Niết Bàn mới xuất hiện. Bây giờ cách thời điểm Phật Đà truyền Pháp bất quá mới hơn 2.500 năm mà thôi. Tuy nhiên, cần phải biết rằng thời điểm Phật Đà truyền Pháp, khi đó Ấn Độ cổ cũng không có chữ viết. Mà Kinh Phật là sau khi Phật Đà nhập Niết Bàn, mới được các đệ tử lần lượt hồi ức và chỉnh lý ra. Như vậy, lúc đương thời khó tránh khỏi nghe nhầm, hoặc là viết nhầm? Cũng rất khó nói.
Cũng có người cho rằng, tiên tri là lời tiên đoán về những điều còn chưa xảy ở hậu thế, bình thường sẽ không nói quá sáng tỏ, quá cụ thể, dù sao thiên cơ bất khả lộ, đây chẳng phải là Phật Đà cố ý che giấu thời gian cụ thể hay sao?
Còn có một cách giải thích khác: Có phải là thời gian mà chúng ta trải qua bây giờ và thời gian mà lúc ấy Phật Đà nói tới là không đồng dạng với nhau? Không biết mọi người có cảm giác như vậy hay không, giống như bản thân khi còn bé, thời gian tựa hồ trôi qua rất chậm? Lúc nhỏ, người lớn thường sẽ phàn nàn nói, “thời gian một ngày sao mà trôi qua quá dài, công việc làm không hết, mãi cũng không thấy trời tối”. Con người hiện đại chúng ta, mỗi ngày đều sử dụng phương tiện giao thông hiện đại hoá, máy tính, điện thoại và Internet phát triển, nhưng chính là cảm thấy một ngày mình chưa làm được gì thì trời đã tối, một ngày cứ trôi qua như vậy. Nếu như chúng ta đem một năm hiện tại chuyển đổi thành một giây của Phật Đà, chẳng phải là hàng trăm triệu năm đã đến rồi sao?
Điều quan trọng nhất là tình trạng hỗn loạn hiện nay trong Phật giáo so với thời kỳ Mạt Pháp đã được Phật Thích Ca Mâu Ni nhắc đến trong Kinh Phật, chỉ có hơn mà không kém. Trong Kinh Phật, Phật Đà nói với đệ tử của Ngài là Tôn giả A Nan:
“Sau khi ta nhập niết bàn, lúc Pháp sắp tận diệt, ngũ nghịch trọc thế, ma đạo hưng thịnh, ma làm sa môn, làm bại hoại, làm loạn Đạo của ta, mặc y phục thế tục, thích áo cà sa ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu ăn thịt, sát sinh tham vị, không có từ tâm, hơn nữa còn đố kỵ lẫn nhau”.
Nói cách khác, vào thời kỳ Mạt Pháp, Ngũ Hành đảo ngược, thế đạo hỗn loạn. Ma quỷ sẽ hóa thành tăng ni lẫn vào trong chùa chiền, phá hoại Phật Pháp. Bọn họ không còn mặc áo cà sa mộc mạc, mà là truy cầu phục sức sặc sỡ và lộng lẫy. Uống rượu, ăn thịt, sát sinh, mọi thứ đầy đủ, quên hết toàn bộ giới luật mà Phật Đà đã giảng giải. Tư tưởng từ bi đối với chúng sinh đã biến thành ghen ghét và thù hận lẫn nhau.
Nhìn xem các chùa miếu hiện nay, từ lâu đã: Rượu thịt vào trong bụng, mỹ nữ ngồi trong lòng, đi làm lãnh lương, đi lại bằng xe sang. Đồng hồ hàng hiệu, CEO chùa, uống rượu XO.
Tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ba nhà sư đã xây dựng một tu viện, họ hút thuốc, uống rượu, chơi mạt chược, nhàn rỗi đến mức không có việc gì làm. Họ vẽ tranh khỏa thân, được gọi là cải cách tôn giáo và bắt kịp với thời đại. Thậm chí chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn, nơi Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma hơn 1.500 năm trước từng tu hành quay mặt vào vách, cũng không thoát khỏi vận rủi, kể từ năm 2018 chính thức cử hành nghi thức kéo quốc kỳ.
Trụ trì chùa Thiếu Lâm, phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hà Nam, bị mọi người gọi là CEO Thiếu Lâm tự Thích Vĩnh Tín, từng bị giới truyền thông ném đá, bao nuôi nữ sinh Đại học Bắc Kinh, chơi gái mại dâm, có tiền tiết kiệm kếch xù và biệt thự ở hải ngoại. Những lãnh đạo tôn giáo này trà trộn vào vòng chính trị thương mại, dấn thân vào ngành giải trí thời đại mới, đã “dạy” cho giới tôn giáo một bài học hay về cái gì gọi là “tiến bước cùng thời đại”. Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác cũng không chịu lạc hậu. Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Thích Học Thành Tính đã tấn công tình dục các nữ đệ tử. Thích Trí Thông, Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Phật giáo huyện Thương Nam Ôn Châu và là ủy viên Ủy ban Hiệp thương Chính trị Thành phố, bị con dâu tố cáo là “cưới vợ ăn thịt”, đi xe chuyên dụng Land Rover Range Rover, Audi A8, nghỉ đêm tại khách sạn 5 sao.
Kỳ thực nói ra cũng không có gì kỳ quái. Nói trắng ra là, chùa chiền, đạo quán ở Trung Quốc hoàn toàn không còn là một nơi để tu hành tu luyện, nhiều nhất chỉ là một đơn vị làm việc mà thôi. Hòa thượng, lão Đạo, ni cô đều được chứng nhận vào cương vị, trong tay phải có bằng cấp do Bộ giáo dục chứng nhận, phải có bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ của các học viện Phật giáo và Đạo giáo mới được.
Ban đầu vốn là nơi tu hành của Thanh Đăng Cổ Phật, mục đích chính là nhảy thoát khỏi Tam giới, đạt chính quả siêu thoát thế gian. Hiện nay, đó lại là những nơi mà danh chức phân tranh đến mức bể đầu máu chảy, là nơi vì danh lợi phù phiếm mà không ngại ra tay đánh nhau.
Trong khi mọi người đánh mất lòng tin đối với thế tục, chỉ còn biết trông cậy vào tôn giáo có thể cứu vớt linh hồn đang không nơi nương tựa. Thế nhưng, thời khắc khi tôn giáo thời Mạt thế xé bỏ lớp mặt nạ giả nhân giả nghĩa này, thì hy vọng từ đáy lòng của con người không biết sẽ đi về đâu?
Mạt Pháp và tai họa thời Mạt kiếp
Trong Kinh Phật cũng có nói rằng, Thần Phật nhìn thấy Phật Pháp ở nhân gian rơi vào tình cảnh bị ô uế và phá hoại như thế, và con người cuối cùng sẽ phải chịu nhận báo ứng trừng phạt của Trời, Thần Phật đã rơi nước mắt.
“Khi Pháp tận diệt, lúc ấy chư Thiên rơi nước mắt, lũ lụt hạn hán thất thường, ngũ cốc không chín, dịch khí hoành hành, dân chúng tử vong, nhân dân cực khổ, quan huyện hà khắc, không theo đạo lý, chỉ nghĩ đến vui loạn. Kẻ ác nhiều, như cát trong biển. Người thiện rất ít, chỉ có một vài người”.
Đoạn văn này ý nói rằng, đến thời kỳ Mạt Pháp, trong thiên hạ nạn lũ lụt, hạn hán liên tiếp phát sinh, lương thực mất mùa, lúc này đại ôn dịch lưu hành, rất nhiều người vì vậy mà chết. Bách tính giãy dụa trong tai họa, một mặt phải vất vả lao động, nhưng đổi lại một mặt chính phủ lại gia tăng càng nhiều sưu cao thuế nặng. Quan viên không nghĩ làm thế nào để giảm bớt cực khổ cho bách tính, ngược lại càng thêm dâm loạn, chỉ biết hưởng lạc trên sự thống khổ của bách tính. Người xấu nhiều như cát trong biển rộng, còn người chân thành thiện lương càng ngày càng ít.
Quay đầu nhìn lại, năm 2020 vừa mới trôi qua, tại vùng tam giác Trung Quốc đại lục là đồng bằng sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và đồng bằng Đông Bắc Tùng Nộn, vì lũ lụt và hạn hán xảy ra liên tiếp, thu hoạch lương thực giảm mạnh, rất nhiều địa khu truyền ra tin tức cần phải chuẩn bị cuộc chiến chống nạn đói.
Trong tình cảnh đại dịch virus Vũ Hán khủng khiếp, mảy may không thể khơi dậy được lương tri yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, ngược lại càng bộc lộ sự xấu xa và thờ ơ của con người. Trong mùa đông giá rét dị thường, các tài xế đường dài có biển số xe bùng phát dịch bệnh khổ cực vì không tìm được chỗ dừng, thậm chí không có cây xăng nào chịu bán xăng cho họ.
Trong tình cảnh đại dịch virus Vũ Hán khủng khiếp, mảy may không thể khơi dậy được lương tri yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, ngược lại càng bộc lộ sự xấu xa và thờ ơ của con người. (Ảnh: pixabay)
Người dân bị cách ly trong nhà, cửa bị đóng đinh bằng ván gỗ và hàn chết bằng cốt thép. Không có nước, không có lương thực, không có thuốc men, càng không có ai quan tâm đến sự sống chết của họ, dường như chỉ có cái chết của họ mới có thể đổi lấy mạng sống của người khác.
Bởi vì tình hình bệnh dịch lây lan, rất nhiều địa khu sản xuất kinh tế gần như ngừng hoạt động. Thanh niên ngập trong nợ, lâu ngày không có khả năng trả, cùng đường mạt lộ, có người tuyệt vọng chọn cách buông mình nhảy một cái, tại thời khắc đó, cuối cùng đã thoát khỏi thế giới ồn ào này. Tuy nhiên, mặt khác, bạn không thể không bội phục, trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm như thế, vẫn có những nhân viên ở tuyến đầu đang ngày đêm làm việc, miệt mài không ngừng nghỉ. Người xưa từng giảng rằng, “trời không sinh tai bay vạ gió”, không có hết thảy những biểu hiện xấu xa này, thì làm sao có thể gây ra ôn dịch? Tuy nhiên, vốn là cơ hội để con người tự phản tỉnh và hối cải, lại lần lượt thông qua chính trị tẩy não, trở thành công lao chống dịch của các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước. Thế là, sự trừng phạt này liền “sóng sau cao hơn sóng trước”, cho đến khi tất cả tội ác bị hủy tận.
Hy vọng của thời kỳ Mạt Pháp
Khoảng 2.500 năm trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, một số vị Thánh đã xuất hiện cùng lúc ở phương Đông và phương Tây trên thế giới, chẳng hạn như Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Quốc, Socrates và Chúa Giê-su ở phương Tây. Họ đều giảng nói về những yêu cầu cơ bản mà một người cần phải có, và làm thế nào để trở thành một người tốt. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng nói trong Kinh Phật rằng vào thời kỳ Mạt Pháp, sẽ có một vị Như Lai, Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế, một lần nữa sẽ giảng cho con người về quy phạm làm người, thậm chí là cả đạo lý tu luyện.
Theo Kinh Phật, khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương đến nhân gian, Ưu Đàm Bà La Hoa – Thánh hoa thiêng liêng của cõi Phật vốn ba ngàn năm mới nở một lần, sẽ khai nở trên thế gian. Ngay từ năm 1997, hoa Ưu Đàm Bà La đã xuất hiện trên mặt tượng Phật trong một ngôi chùa ở Hàn Quốc, sau đó những bức ảnh và video về hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ lần lượt được lan truyền khắp thế giới. Điều này như muốn nói với tất cả chúng sinh trên thế gian rằng: Sáng Thế Chủ đã trở lại, Ngài chưa từng quên chúng sinh.
Sáng Thế Chủ đã trở lại, Ngài chưa từng quên chúng sinh. (Ảnh: Shen Yun)
Trong Kinh Phật có nói rằng, sau khi trải qua tất cả những điều này, sẽ có một tương lai tốt đẹp chờ đợi những người đã vượt qua khảo nghiệm.
Khi dó, ôn dịch biến mất, mưa thuận gió hòa, ngũ cốc phong phú, bách tính trường thọ, giàu có yên vui.
Người xưa giảng, vật cực tất phản, tai họa phô thiên cái địa, có lẽ chính là một trận khổ nạn thay cũ đổi mới, những người có thể bước qua, đương nhiên sẽ có tương lai tốt đẹp chờ đợi họ.
Nguồn: NTDVN – Theo Vương Nhuận – Sound of Hope
- Công chúa chôn 240 năm không phân hủy: Cách mạng Văn hóa đào xác cõng diễu phố đấu tố
- Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên gắn với lời tiên tri quyền lực
- Thượng đế ở đâu sao thế gian quá nhiều đau khổ? Câu trả lời của bệnh nhân khiến bác sỹ bừng tỉnh