Lời nguyền thứ 5 độc nhất của Pharaoh: 7 thành viên khảo cổ chết bí ẩn

Lời nguyền thứ 5 của Tutankhamun không những có liên quan đến cái chết bí ẩn của 7 thành viên đoàn khảo cổ, hơn nữa cùng với kết quả khảo cổ, lịch sử Ai Cập và người Do Thái có thể phải viết lại, và những gì chúng ta từng biết đều sai?

Tại bờ phía tây của sông Nile ở Ai Cập, có một hẻm núi đá vôi hẻo lánh không bóng người, trên vách đá có những hang động lớn nhỏ. Những hang động này đều được khai quật thủ công, bên trong chúng chôn cất 64 vị Pharaoh của Ai Cập, gồm từ những nhân vật vô cùng nổi tiếng như Rameses II Đại đế tới cả những vị Pharaoh con người chưa biết đến.

Mặt nạ của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun được trưng bày trong buổi giới thiệu Triển lãm tại Munich, Đức vào ngày 2 tháng 4 năm 2015 (Nguồn ảnh: Hannes Magerstaedt/Getty Images)

Nơi đây được gọi là Thung lũng của các vị vua (Valley of the Kings). Các vị Pharaoh muốn dùng các biện pháp để xây lăng mộ của mình thật bí mật nhằm tránh sự dòm ngó của những tên trộm mộ. Hàng ngàn năm qua, Thung lũng của các vị vua bị vô số kẻ trộm để mắt tới, hết tên này tới tên khác xới tung thung lũng này lên. Hầu hết các lăng mộ ngày nay đều đã bị trộm sạch hết, trong đó có mộ của Ramses II Đại đế. Tuy nhiên, có một lăng mộ nằm ngoài số đó và chỉ mới bị phát hiện cách đây chưa đầy 100 năm.




Lối vào KV62, ngôi mộ mới được phát hiện của Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua, Ai Cập, vào khoảng năm 1925 (Nguồn ảnh: Getty Images)

Vào năm 1922, bên trong Thung lũng các vị vua, hai người Anh bất ngờ khám phá ra một lăng mộ Pharaoh hoàn toàn nguyên vẹn, chưa hề bị xâm phạm. Hai người đó là bá tước Carnarvon và nhà khảo cổ học Howard Carter. Họ dẫn đầu nhóm tìm kiếm lặn lội suốt gần 10 năm ở Thung lũng này và cuối cùng vào ngày 4/11/1922 đã tìm ra một lăng mộ hàng nghìn năm chưa hề bị trộm ‘viếng thăm’. Họ vô cùng mừng rỡ. 

Đây chính là lăng mộ gây chấn động thế giới – Tutankhamun! Cửa vào mộ là một đường hầm bí mật dưới đất. Khi hai người họ cẩn thận tỉ mỉ mở cửa mộ, cảnh tượng trước mắt khiến họ nghẹt thở.

Lời nguyền của Tutankhamun

Họ thấy bên trong lăng mộ nhỏ bé nhồi nhét đầy những vật phẩm tùy táng. Đó quả thực là một kho báu lớn với bức tượng vàng điêu khắc thủ công tinh xảo, ngai vàng gắn đá quý, chiến xa sắc vàng được gọt giũa và điêu khắc tỉ mỉ, còn có quan tài bằng vàng nguyên chất. Kho báu này quả thực làm mắt họ hoa lên và hoàn toàn không để ý tới một bí mật khủng khiếp bên trong nơi này. 

Trong các lăng mộ của các Pharaoh đều được sắp đặt những câu thần chú cổ Ai Cập, được gọi là lời nguyền của Pharaoh dành cho những kẻ xâm phạm dám phá vỡ sự yên nghỉ của Pharaoh. Lời nguyền thường được khắc trên gạch. Nói chung, những viên gạch được đặt ẩn ở hướng đông, nam, tây, bắc. Tổng cộng có 4 viên gạch tương ứng với 4 lời nguyền. 




Trong lăng mộ của Tutankhamun cũng ẩn giấu những viên gạch mang lời nguyền, được đặt theo các hướng này. Nhưng điểm khác biệt của lăng mộ này là nó có thêm một viên gạch nữa. Chính là lăng mộ của Tutankhamun còn có lời nguyền thứ 5, được đặt ở lối vào của nơi cất châu báu. Đây cũng được xem là viên gạch lời nguyền quan trọng nhất. Lời dịch nguyên gốc của lời nguyền này là: “là ta ngăn cản cát che lấp mật thất, là ta xua đuổi những kẻ xua đuổi Ngài, là ta dùng sa mạc đốt cháy ngọn lửa, ta khiến con người mê lạc đường, là ta bảo hộ người chết”. 

Lúc đó Carnarvon và Carter chẳng hề màng tới có bị lời nguyền gì hay không. Trong mắt họ chỉ có hơn 5.000 đồ vật châu báu quý hiếm bên trong lăng mộ, ngoài ra không để ý tới điều gì khác. Họ chỉ huy người dọn dẹp và đóng gói, rồi sau đó vui vẻ công bố với thế giới về phát hiện của mình. Quả nhiên, thông tin này khiến toàn thế giới kinh ngạc.

Nhà khảo cổ học Howard Carter (1874 – 1939, bên phải) cùng người bảo trợ cho nghiên cứu của ông, bá tước Carnarvon George Herbert (1866 – 1923), tại khu khai quật Thung lũng các vị vua, Ai Cập. Năm đó, hai người đã phát hiện ra lăng mộ của vua Tutankhamen. (Nguồn ảnh: Hulton Archive / Getty Images)

Tuy nhiên, kể từ sau khi hầm mộ được mở, những sự việc kỳ quái cũng xuất hiện. Đầu tiên là con chim hoàng yến của nhà khảo cổ Carter nuôi bị một con rắn hổ mang cắn chết. Carter cũng không quá để tâm tới chuyện này, bởi có thể ông cho đó chỉ là một tai nạn. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của thảm kịch.




Vài tháng sau, mặt của bá tước Carnarvon bị muỗi đốt, thế là ông phát bệnh không dậy nổi, và chỉ vài ngày sau đã đột ngột qua đời. Điều kỳ lạ là khi xác ướp của Tutankhamun được mở ra, người ta tìm thấy một vết thương trên má trái của xác ướp, đúng vị trí mà côn trùng cắn lên má Carnarvon khiến vị bá tước này thiệt mạng.

Bấy giờ, thông tin lan truyền về lời nguyền của Pharaoh ứng nghiệm luôn xuất hiện trên trang đầu các tờ báo thời đó.

Vài tháng sau, lời nguyền lại dường như được khẳng định rõ ràng hơn, liên tiếp rất nhiều thành viên của nhóm khảo cổ lần lượt qua đời, tổng số người chết là 7 người, tính cả bá tước Carnarvon. Kể từ đó, lời nguyền của Tutankhamun trở nên vô cùng nổi tiếng.

Tuy nhiên, bên cạnh lời nguyền và kho báu, lăng mộ của Tutankhamun còn ẩn chứa một điều quan trọng hơn. Nó liên quan tới lý giải của chúng ta về nguồn gốc của nền văn minh.

Bí mật về quan tài vàng nguyên chất của Tutankhamun

Pharaoh Tutankhamun là nhân vật nổi tiếng đến mức nào? Thực ra, trước đây mọi người không biết tới ông. Ông là một vị vua trẻ, qua đời khi chỉ mới khoảng 19 tuổi. Nhìn chung, quan tài của các Pharaoh được làm nhiều lớp, mỗi lớp đều được chế tạo theo hình tượng của Pharaoh và trên tất cả các quan tài đều khắc tên của Pharaoh. Thi hài của Pharaoh Tutankhamun được đặt trong 3 lớp quan tài. Lớp quan tài ngoài cùng là gỗ mạ vàng, lớp quan tài ở giữa cũng là gỗ mạ vàng nhưng bên trên được khảm thủy tinh lấp lánh nhiều màu. Lớp trong cùng là quan tài làm bằng vàng nguyên chất nặng 110,4 kg. Xác ướp của Tutankhamun lặng yên nằm trong quan tài vàng nguyên chất này. Điều này cũng giống như tất cả các Pharaoh khác. Thế nhưng điều khác biệt là lớp quan tài vàng ở giữa của Tutankhamun không phải là hình tượng của ông, mà là của người khác, nhưng tên khắc trên quan tài vẫn là Tutankhamun. Điều này khiến các chuyên gia rất bối rối vì việc hình tượng và tên khắc trên quan tài không khớp nhau là điều không thể. 




Các chuyên gia phỏng đoán chỉ có một cách giải thích hợp lý đó là cái chết của Tutankhamun quá đột ngột nên không kịp làm lớp quan tài ở giữa cho ông, quá trình này quá phức tạp nên vội dùng quan tài làm sẵn của người khác trong vương thất. Đúng là khi kiểm tra thì dưới tên của lớp quan tài này quả thực có tên của người khác, tên là Ankhkheperure. Người này là ai?

Thông thường, các thành viên vương thất của Ai Cập cổ, như hoàng tử, đều có 2 tên: một là tên gọi khi mới sinh ra, hai là tên chính thức. Cha của Tutankhamun là Pharaoh Akhenaten của vương triều thứ 18 Ai Cập. Akhenaten có một người huynh đệ tên Ankhkheperure – đây là tên khi sinh của ông, còn tên chính thức của ông là Thutmose. Nên có thể nói lớp quan tài ở giữa của Tutankhamun là dùng từ người chú của mình. Khi đó, chú ông có thể vẫn còn sống và tạm thời chưa cần dùng tới quan tài, hoặc ông không ở trong cung đình Ai Cập nên lấy quan tài của ông dùng gấp cho Tutankhamun. Vậy là những người lo liệu hậu sự cho Tutankhamun đem chiếc quan tài của Thutmose ra rồi mạ thêm một lớp vàng để che đi tên gốc ghi trên quan tài, rồi lại khắc ấn tên của Tutankhamun lên.

Akhenaten cải cách tôn giáo

Akhenaten là cha của Tutankhamun, là người rất nổi tiếng bởi ông là một vị Pharaoh độc đáo nhất trong lịch sử Ai  Cập. Ông là vị vua Pharaoh đầu tiên của Ai Cấp tín phụng một tôn giáo. Trước Akhenaten, Ai Cập đều tín ngưỡng nhiều vị Thần. Vị Thần chính là Amun cùng vợ là Mut sinh hạ 4 nam Thần, 4 nữ Thần. Phả hệ thần thoại của Ai Cập cổ đại tương tự như phả hệ của Hy Lạp cổ đại sau này. Thần của họ cũng có cảm xúc giống như con người: ganh tỵ, tranh đấu, tức giận và cả lừa dối; chỉ có điều năng lực và tuổi thọ của họ vượt xa con người. Loại tín ngưỡng đa Thần này vốn kéo dài vài ngàn năm ở Ai Cập cổ. Nhưng tới Pharaoh Akhenaten thì đột nhiên phát sinh sự thay đổi. Ông đã khởi xướng cải cách tôn giáo, biến tín ngưỡng đa Thần thành tín ngưỡng một Thần – đó là Thần mặt trời: Aten.




Ở Ai Cập cổ, từ Aten có ý nghĩa là đĩa mặt trời. Akhenaten còn định nghĩa lại hàm nghĩa của Thần. Ông cho rằng Thần là lực lượng vô hình tràn ngập trong các thời gian, không gian; là một loại trí huệ. Quan niệm này có thể nói là đảo ngược hoàn toàn bởi vì đã khiến Thần của Ai Cập cổ hoàn toàn tách rời khỏi hình tượng của con người, trở thành lực lượng tinh thần trừu tượng thuần khiết. Nó có hàm nghĩa giống với Thượng đế Jehovah của dân tộc Do Thái và Đạo mà Lão Tử giảng.

Akhenaten muốn thúc đẩy một tôn giáo mới nên ông muốn rời những nơi tụ tập thần điện của tôn giáo cũ ra xa một chút. Vì thế, Akhenaten quyết định đưa thủ đô Thebes chuyển đến Amarna ở miền trung Ai Cập. Để nhiều người có cảm tình với tôn giáo mới, ông nghĩ tới việc phát triển nhóm các tín đồ. Thế là, ông cố gắng nâng cao địa vị của phụ nữ, nhấn mạnh tính thiêng liêng của gia đình. Điều này rất tương đồng với Cơ đốc giáo sau này. Trong tôn giáo mới, đối xử dành cho phụ nữ được cải thiện nên phái nữ rất cảm kích trong lòng, và họ là những người mẹ, nên cũng có sự ảnh hưởng tới thế hệ sau trong việc tín ngưỡng tôn giáo mới. Cách làm này của Akhenaten thực sự là một ‘nước cờ cao tay’.

Trong những bức tranh thời đại của Akhenaten, vương hậu Nefertiti ngồi ở bên cạnh và nắm tay chồng. Vương hậu cũng được khắc họa cao lớn giống như pharaoh, điều này chưa từng có ở Ai Cập cổ. 

Nhưng quãng thời gian tốt đẹp không kéo dài được bao lâu. Sau khi Akhenaten qua đời chỉ vài năm, mọi thứ lại bị quay trở lại như ban đầu, các tư tế của phái đa Thần hưng thịnh trở lại, họ nắm trong tay quyền lực, Thần Aten bị hủy bỏ, vị Thần cổ Amun cùng nhóm nhỏ của ông lại được thờ cúng trên tế đàn. Nhưng cũng chính từ đó đã xảy ra chuyện lạ kỳ, em của Akhenaten – là vương tử Thutmose vĩnh viễn biến mất khỏi sử sách Ai Cập. Thutmose vốn là hoàng tử, là người có cơ hội lên ngôi sau Akhenaten, nhưng ông lại biến mất. Đồng thời, lúc đó một người Do Thái nổi tiếng lại xuất hiện trong sử sách.




Tiên tri Moses xuất hiện trong ‘Thánh Kinh’

Người Do Thái này tên là Moses, chính là nhà tiên tri Do Thái, người anh hùng đã đưa người Do Thái thoát khỏi Ai Cập.

Trong “Exodus” (cuộc di cư) trong “Kinh Thánh” có ghi chép lại rằng Moses theo lệnh của Thiên Chúa Jehovah dẫn đầu đưa những người Do Thái nô lệ rời khỏi Ai Cập cổ đi tới vùng đất Canaan, Miền Đất Hứa mà Chúa hứa dành cho họ. Trên suốt chặng đường Moses thi triển thần thông, rẽ Biển Đỏ, thoát khỏi sự truy đuổi của quân lính Ai Cập, lên tới núi Sinai họ gặp được Thượng Đế và tiếp nhận 10 điều răn. Cuối cùng, người Do Thái trải qua muôn trùng gian khổ kéo dài 40 năm, đã tới được Canaan và kiến lập nên đất nước Israel, chính là bờ Tây và dải Gaza ngày nay. Moses cũng thực sự trở thành nhà tiên tri sáng lập của dân tộc Do Thái. 

Diễn viên người Mỹ Theodore Roberts (1861 – 1928) thủ vai Moses trong bộ phim ‘The Ten Commandments’, của đạo diễn Cecil B DeMille (Nguồn ảnh: Hulton Archive / Getty Images)

Các nhà sử học thường hay nói rằng Moses là một vị pharaoh của Ai Cập, anh em của Rameses đại đế II, là con nuôi của mẹ Rameses đại đế II, huyết thống ông không phải là người Ai Cập. 

Chúng ta sơ lược xem các vị vua Ai Cập thời kỳ này: Thutmosis II —> Thutmosis III (vị Pharaoh mà một số người cho rằng đã tàn sát người Do Thái) —> Amenhotep II —> Amenhotep III —> Amenhotep IV (rồi đổi tên thành Akhenaten – đây chính là vị Pharaoh cải cách tôn giáo, thờ Thần Aten) —> Tutankhamun (đây chính là vị Pharaoh có lăng mộ với lời nguyền thứ 5 như đã nói ở phần trên) —> Ay (vị tể tướng đoạt quyền thoán ngôi) —> Horemheb —> Rameses I —> Seti I —> Rameses II (Vị Pharaoh mà nhiều người tin là đã tàn sát người Do Thái).




Tuy nhiên, từ kết quả khảo cổ trên, một số nhà sử học đưa ra một quan điểm khác, cho rằng Thutmose – người em biến mất của pharaoh Akhenaten có thể chính là nhà tiên tri Moses của người Israel. 

Tên Moses cũng chính là 2 âm cuối của cái tên Thutmose, rất giống tên gọi tắt, giống như trong tiếng Anh gọi tắt tên Robert thành Rob, Thomas gọi tắt là Tom. Quan điểm này được một nhân vật nổi tiếng trong ngành ủng hộ, đó là nhà thần kinh học và nhà tâm lý học nổi tiếng – Sigmund Freud.

Khi tách tên Thutmose, từ “Thut” là tên vị Thần trí tuệ của Ai Cập cổ, còn “Mose” trong tiếng Ai Cập nghĩa là con trai, nên từ Thutmose có nghĩa là con trai của Thần.

Hóa ra, Moses là con của Thần, Jesus cũng là con của Thần. (12:07) Theo khái niệm này, không phải do Cơ đốc giáo sau này tự nghĩ ra mà là bắt chước theo nguồn gốc của văn minh cổ xưa hơn Do Thái – chính là Ai Cập cổ.

Thời gian Thutmose biến mất trùng hợp đúng vào thời gian nhà tiên tri Moses xuất hiện, và trong ghi chép của người Do Thái cho thấy những người theo Akhenaten đã chạy trốn khỏi Ai Cập lúc đó. Các chuyên gia lịch sử hiện đại của Ai Cập và Do Thái cũng đều đồng tình với cách nói này. Nguồn gốc từ văn minh Do Thái tới Cơ đốc giáo chính là phát hiện quan trọng nhất khi đào ra lăng mộ Tutankhamun.

Sự thật về sự ra đời của nhà tiên tri Moses

Bên trên một lớp quan tài của Pharaoh Tutankhamun có khắc tên Thutmose. Người này là chú của ông. Khi Tutankhamun mất, Thutmose hoặc vẫn còn sống hoặc không còn ở Ai Cập nên quan tài được chuẩn bị sẵn cho ông đã được đem ra dùng cho Pharaoh Tutankhamun. Anh trai của Thutmose, cũng chính là cha của Tutankhamun – Akhenaten. Akhenaten là một người ủng hộ tôn giáo.




Nhưng sau khi Akhenaten qua đời, tôn giáo đa Thần cổ xưa bắt đầu hưng thịnh trở lại. Khi đó vương tử Thutmose biến mất khỏi lịch sử Ai Cập và người Do Thái lại xuất sinh nhà tiên tri Moses vĩ đại. Theo hướng dẫn của vị Thần Jehovah, Moses dẫn đầu người Israel chạy khỏi Ai Cập. Vì vậy, lúc đó tình huống có khả năng xảy ra nhất là: Pharaoh Akhenaten mất, các tế tư của tôn giáo đa Thần liên kết với giới quý tộc phát động chính biến trong triều đình, trục xuất Moses.

Moses đem theo những tín đồ tín ngưỡng duy nhất một Thần, rời bỏ Ai Cập, hướng về phía Đông. Cả hai anh em Akhenaten và Thutmose đều mong muốn biến tín ngưỡng đa Thần thành duy nhất một Thần. Akhenaten đã thất bại với kế hoạch này tại quê hương, nhưng Moses lại thành công khi đi xa về phía đông, lập một nền móng vững chắc ở một nơi xa lạ. 

Câu chuyện này làm đảo lộn sự hiểu biết nhận thức truyền thống của chúng ta về nhà tiên tri Moses trong “Exodus” của Kinh Thánh. Đây được xem như một khả năng diễn giải thay thế.

Bí ẩn lời nguyền thứ 5

Quay trở lại với lời nguyền thứ 5 trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun. Chỉ duy nhất lăng mộ này có lời nguyền thứ 5. Tutankhamun ở vào thời đại của Akhenaten – là cha ông, nên thiết kế độc nhất vô nhị trong hầm mộ của Tutankhamun rất có thể chịu ảnh hưởng cải cách tôn giáo của cha ông. Nhưng điều khiến người ta phải suy nghĩ là các ngôi mộ chỉ có 4 lời nguyền của các Pharaoh khác đều bị đào trộm từ lâu, còn lăng mộ của vị pharaoh Tutankhamun trẻ tuổi đã qua đời lại bảo tồn được hơn 3.000 năm.

Trước đây, không nghe nói tới việc những nhà thám hiểm đào mộ các pharaoh gặp phải tai nạn. Nhưng chỉ khi ngôi mộ của Tutankhamun bị đào lên, 7 người trong nhóm khai quật chết một cách kỳ lạ. Trong lịch sử, Tutankhamun không phải là một nhân vật xuất chúng, tại sao ông lại có sức mạnh đến như thế?Có lẽ điều bí ẩn nằm ở lời nguyền thứ 5?




Lẽ nào lời nguyền thứ 5 này thực sự đã bảo vệ Tutankhamun? Với một nhà cai trị chưa có gì nổi bật và lại ra đi khi còn quá trẻ như Tutankhamun, lại được bảo vệ đặc biệt như vậy, quả thực là bất thường.

Năm 2015, khi các nhà khảo cổ phân tích hình ảnh quét HD lăng mộ Tutankhamun, đã phát hiện ra dấu vết giống như một loại cửa ở trên tường. Sau khi dùng radar xuyên thấu kiểm tra, đã xác định phía sau cánh cửa, rất có thể ẩn chứa căn phòng bí mật chưa ai được biết.

Vua Tutankhamun được di dời khỏi quan tài bằng đá của ông trong lăng mộ dưới lòng đất ở Thung lũng các vị vua nổi tiếng vào ngày 4 tháng 11 năm 2007 (Nguồn ảnh: BEN CURTIS / AFP qua Getty Images))

Có phỏng đoán cho rằng trong đó chứa xác thật của pharaoh Akhenaten và người mà lời nguyền thứ 5 thực sự muốn bảo vệ chính là ông. Người ta phỏng đoán như vậy bởi vì mộ của bản thân Akhenaten và vương hậu của ông rất có thể chỉ là mộ giả. Bởi vì phát hiện sau khi kiểm tra xác ướp trong đó đã dấy lên nghi ngờ rằng đó không phải là pharaoh Akhenaten. Có thể để ngăn chặn sự trả thù của những kẻ phản đối cải cách tôn giáo nên di thể của Akhenaten sau đó đã bị chuyển đi và rất có thể đã được đưa tới căn phòng bí mật trong lăng mộ của con trai ông là Tutankhamun, rồi dùng lời nguyền thứ 5 độc nhất vô nhị để trấn thủ. Đây có thể là cách giải thích hợp lý cho tất cả những uẩn khúc bí ẩn.


Phía sau cánh cửa vào căn phòng bí mật đó có thể còn ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ ảo và đang chờ đợi để được khám phá. Sự thật lịch sử có thể còn phong phú hơn rất nhiều so với những phỏng đoán đang được lưu truyền ngày nay.

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *