Lời dự đoán bí ẩn từ một bức tranh: Thế giới này đảo lộn rồi!

Bức tranh vẽ chân dung một cô bé hoàng tộc, trên tay cầm một thứ gì đó. Nhìn có vẻ giản đơn nhưng lại khiến các giới học giả khám phá ra nhiều ẩn ý.

“Chân dung công chúa nhỏ cầm hỗn thiên nghi trong tay”, bức tranh sơn dầu trên gỗ được vẽ vào khoảng năm 1530, tại viện bảo tàng National Gallery, London. (Ảnh: Wikipedia)

Một cô bé với trang phục quý tộc, chất liệu tinh tế, là một chiếc đầm ren khảm ngọc trai, trước ngực đeo một viên ngọc. Bức tranh được ra đời vào thế kỷ XVI của họa sĩ Jan Gossaert (ông còn được gọi là Jan Mabuse). Tất nhiên đây không phải là một cô bé nông thôn bình thường. Tuy nhiên, việc xác định danh tính của cô không phải là chuyện dễ dàng.

Chúng ta hãy nhìn xem, thứ kỳ lạ gì đang được cô bé cầm trong tay?

Thứ cô gái cầm trong tay chính là một thiết bị kim loại đặc biệt, có tên gọi “hỗn thiên nghi” (Sphere armillaire), “armilla” trong tiếng Latin có nghĩa là “vòng”. Đây là thiết bị khoa học dùng để quan sát sự chuyển động của “các thiên thể xung quanh Trái đất”.

Điều này cũng không có gì là lạ, bởi phần lớn người thời đó đều cho rằng “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, toàn bộ thiên thể trong vũ trụ đều chuyển động xung quanh Trái đất, bao gồm cả Mặt trời!?!?

“Hỗn thiên nghi” La Mã năm 1578, được phát hiện tại Florence, hiện đang ở Bảo tàng Galileo, Ý. (Ảnh: Sailko / Wikipedia) 

Bởi tính năng này, “hỗn thiên nghi” trong bức tranh là tượng trưng cho tri ​​thức, người trong bức chân dung trên là đại diện cho những người sáng suốt và trí tuệ. Tuy nhiên, cô gái trong bức tranh đó, ngón tay chỉ vào giữa hỗn thiên nghi, là có ẩn ý gì?

Nếu như cẩn thận quan sát, sẽ phát hiện vị trí ngón tay cô gái chỉ vào là tương ứng với vĩ độ của Copenhagen, Đan Mạch. Vì vậy, một số học giả đã mạnh dạn suy đoán rằng, cô gái trong bức tranh phải chăng là công chúa nhỏ Dorothea của Đan Mạch? Một manh mối khác dường như ủng hộ suy luận này, đó là: Hỗn thiên nghi trong tay cô gái bị lộn ngược!




“Chân dung công chúa nhỏ cầm hỗn thiên nghi trong tay” phóng to. (Ảnh: epochtimes.com)

Một số học giả suy đoán rằng: Bức tranh nhiều khả năng là có mối quan hệ đến câu chuyện của gia đình công chúa Dorothea, đó là biến cố mà cha của cô – vua Christian II de Danemark gặp phải. Bởi vì, trùng khớp với niên đại bức tranh ra đời, vua Christian II de Danemark đã bị mất đi ngôi vị: Ông bị nhóm quý tộc bức bách thoái vị và muốn đoạt lại quyền lực nhưng thất bại, thậm chí bị giam cầm.

Khi đó, công chúa nhỏ Dorothea buộc phải sống lưu vong cùng người nhà ở bên ngoài. Đối với cô khi đó mà nói, thế giới này quả thực là long trời lở đất, đảo lộn cả rồi! Tình cảnh cũng chính là giống với thiên cầu trong tay cô vậy!

“Chân dung vua Christian II de Danemark”, bức tranh sơn dầu trên gỗ của họa sĩ Lucas Cranach l’Ancien, vẽ khoảng năm 1523-1530, hiện đang ở Bảo tàng Mỹ thuật Leipzig, Đức. (Ảnh: Wikipedia)


Hỗn thiên nghi trong bức tranh muốn nói đến một thế giới điên đảo, đảo lộn. Cũng vào thời điểm ấy, ở Anh đã xuất hiện nhà tư tưởng Thomas Hobbes, với những lý lẽ chống lại Thần như: “Thần học là vương quốc của sự tối tăm”, “Tôn giáo giống như những viên thuốc mà người ta phải nuốt chửng cả viên”. Tiếp sau đó là sự xuất hiện Chủ nghĩa Marx về một xã hội không tưởng. Tất cả những điều này đều mang một tầng ý nghĩa, đó là “dùng những ý tưởng sáng tạo làm điên đảo sự vật”.

Phải chăng bức tranh chân dung về cô công chúa nhỏ, lại là một dự báo cho hàng loạt những sự đảo lộn sau này?

Nguồn: TH – Theo Epoch Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *