Loài người từng bị diệt vong vô số lần, biết được nguyên nhân sẽ khiến bạn sửng sốt

Ngành khảo cổ học hiện đại đã phát hiện, người tiền sử bị hủy diệt không phải vì nền văn minh phát triển vượt bậc. Các kinh sách tôn giáo nói rằng, thời điểm người tiền sử bị diệt vong cũng chính là lúc đạo đức của con người tha hóa nhất.

Đạo đức nhân loại bại hoại sẽ dẫn đến diệt vong. (Ảnh minh họa)

Sự tồn tại và phát triển của con người có liên quan trực tiếp đến mức độ đạo đức của cả xã hội. Con người là sinh mệnh bậc thấp nhất trong vũ trụ rộng lớn này, nên cần phải tuân theo những nguyên tắc về hành vi và các tiêu chuẩn đạo đức mà các sinh mệnh cao tầng đã giao cho. Để có thể giữ vững đạo đức xã hội, trong rất nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử, các sinh mệnh cao tầng đã truyền lại những quy tắc này cho con người.

Thế nhưng, mỗi khi con người phát triển và tiến lên một nền văn minh cao cấp hơn, thì đạo đức của con người lại tuột dốc. Khi chuẩn mực đạo đức và hành vi làm người tha hóa đến mức không còn xứng đáng để làm người nữa, con người sẽ đối mặt với sự hủy diệt, loài người mới sẽ được sinh ra và bắt đầu lại một thời kỳ văn minh khác.

Tạp chí khoa học nổi tiếng Nghiên cứu di truyền học loài người của Mỹ (ASHG) trước đây từng đăng một bài viết nghiên cứu về con người. 70 ngàn năm trước, do khí hậu trên Trái Đất biến đổi, ô nhiễm môi trường, con người của thời kỳ đầu từng gặp phải tai họa kinh hoàng, gần như bị hủy diệt, toàn cầu chỉ còn lại 2000 người.

Con người gặp phải tai họa diệt vong

Năm 2013, tờ Nghiên cứu di truyền học nhân loại Mỹ đã đăng tải một bài báo về thành quả nghiên cứu mới nhất của một nhóm nghiên cứu hợp tác giữa Israel và Mỹ. Thông qua việc kiểm tra đo lường các ti thể DNA của người (thông qua di truyền cho đời sau), các nghiên cứu viên phát hiện ra rằng, cách đây khoảng 90 đến 150 ngàn năm trước, người Khoi và người Saan ở phía Nam Châu Phi có sự tách biệt với những chủng tộc người khác.

Người Khoi đang phá dỡ nhà làm bằng gỗ, chuẩn bị chuyển đến một đồng cỏ khác. (Ảnh: Wikipedia)




Các thành viên trong đội nghiên cứu cho biết, khoảng 90 đến 135 ngàn năm trước, phía Đông Châu Phi từng trải qua một đợt hạn hán nghiêm trọng, khí hậu thay đổi dẫn đến khả năng sống bầy đàn của con người cũng thay đổi theo, họ buộc phải tách riêng trở thành một quần thể nhỏ tương đối độc lập và khép kín.

Đến khoảng 70 ngàn năm trước, khí hậu trở nên khắc nghiệt, con người đối mặt với sự diệt vong, dân số giảm mạnh chỉ còn 2000 người. Khoảng 60 ngàn năm trước, con người di cư từ Châu Phi đến khắp nơi trên thế giới. Nhưng các nhà khoa học lại biết rất ít thông tin liên quan đến việc loài người di cư trên diện rộng này.

70.000 năm trước, do biến đổi khí hậu, loài người gặp phải nạn diệt vong, dân số giảm còn 2.000 người. (Ảnh: Pixabay)




Bắt đầu từ năm 2005, Cục Địa chất học quốc gia Hoa Kỳ từng hợp tác với công ty máy tính IBM thực hiện một chương trình mang tên “Tính toán gen theo vị trí địa lý”. Dưới sự giúp đỡ của các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pháp, Anh và Úc, họ đã thu được hơn ngàn số liệu DNA của người từ hơn 50 khu vực khác nhau trên khắp thế giới nhằm tìm hiểu về nguồn gốc của con người từ 200 ngàn năm trước.

Thuyết tiến hóa là sai lầm

Càng ngày càng có nhiều những nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều những nền văn minh cổ xưa siêu việt hơn hẳn nền văn minh hiện tại, trực tiếp phủ nhận thuyết tiến hóa của Darwin. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người chỉ có nền văn minh khoảng 10 ngàn năm lịch sử mà thôi. Thế nhưng các nhà khảo cổ không ngừng phát hiện những chứng cứ về nền văn minh tiền sử trên khắp thế giới.

Ví dụ như những hóa thạch về loài người được phát hiện số lượng lớn ở nhiều nơi trên thế giới, gồm kiến trúc dưới đáy biển, dấu chân của con người 20 triệu năm trước, Kim Tự Tháp của Ai Cập, nền văn minh Maya, văn minh Hy Lạp.v.v.

Kim Tự Tháp Khafre của Ai Cập. ( Ảnh: Jon Bodsworth/Wikipedia)




Thông qua những phương pháp khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã xác định được niên đại của nó, từ đó phát hiện ra rằng những di tích của nền văn minh cổ đại này không chỉ có lịch sử rất lâu đời mà còn là một nền văn minh rất phát triển, siêu việt hơn hẳn trình độ kỹ thuật thời nay. Vì thế, rất nhiều nhà khoa học đã công khai cho rằng thuyết tiến hóa là hoàn toàn sai lầm.

Chứng cứ của nền văn minh tiền sử

Truyền thông từng đưa tin, năm 1972, người ta phát hiện số uranium từ một mỏ quặng uranium của nước Cộng Hòa Gabon được vận chuyển đến một nhà máy ở Pháp đã từng được sử dụng. Các nhà khoa học Pháp sau khi khảo sát tại khu khai thác Oklo thì xác định số uranium đó quả thật đã từng được sử dụng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 200 triệu năm trước tại Oklo có khả năng từng tồn tại một nền văn minh phát triển bậc cao, vượt xa nền văn minh nhân loại hiện nay. Khi chính phủ Pháp tuyên bố ra, phát hiện này đã làm chấn động toàn thế giới.

Tháng 6/1968, một nhà sưu tầm hóa thạch nghiệp dư tên William Mester đến từ Antelope Spring, bang Utah, Hoa Kỳ đã phát hiện ra một dấu chân hóa thạch của loài người cổ xưa nhất cho đến nay. Hóa thạch đó có hình dạng như một chiếc sandal đạp lên một con bọ ba thùy. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng bọ ba thùy chỉ tồn tại cách đây trong khoảng từ 300 đến 600 triệu năm trước.

Cột trụ sắt Delhi nổi tiếng của Ấn Độ có hàm lượng sắt là 99,72%, đó quả thật là một trình độ kỹ thuật chế tạo cao cấp mà cho đến hiện tại con người vẫn không thể đạt đến. Gậy sắt có lịch sử hơn 1600 năm, tuy đã trải qua gió mưa giông bão nhưng vẫn sáng loáng như lúc đầu, không hề có dấu hiệu rỉ sét. Các nhà khoa học trên thế giới đều đã từng cạo phần sắt để nghiên cứu xem vì sao nó không rỉ sét, nhưng không có kết quả.




Cột trụ sắt Delhi nổi tiếng của Ấn Độ có hàm lượng sắt là 99,72%, một trình độ kỹ thuật mà ngày nay vẫn chưa thể đạt đến, trải qua ngàn năm không rỉ sét. (Ảnh: Wikipedia)

Sách cổ “Mahabharata” của Ấn Độ là quyển sử thi bằng tiếng Phạn cổ của Ấn Độ, dịch nghĩa là “Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath”, miêu tả về cuộc chiến tranh giành vương vị của hai tộc Kuru và Bandos, cùng với “Ramayana” được gọi là hai bộ sử thi lớn của Ấn Độ, được hoàn thành vào năm 1500 TCN, cách đây khoảng hơn 3500 năm. Tuy nhiên, những sự việc lịch sử được ghi chép trong sách còn xảy ra trước thời điểm sách được hoàn thành khoảng 2000 năm, điều này chứng tỏ những sự việc trong sách xảy ra cách đây khoảng hơn 5000 năm trước.




Sách cổ “Mahabharata” của Ấn Độ là quyển truyện thơ bằng tiếng Phạn cổ của Ấn Độ, dịch nghĩa là “Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath”. ( Ảnh: Wikipedia)

Quyển sách ghi chép lại cuộc chiến khốc liệt giữa Kolava và Pendawa, Frisian và Anhaka tại vùng thượng nguồn sông Hằng. Điều khiến người ta ngạc nhiên chính là, trong sách miêu tả hai cuộc chiến này là hai cuộc chiến hạt nhân! Thậm chí sách viết rằng còn có Thần ngồi trên một loại vũ khí tác chiến có thể bay được.




Sách đã miêu tả cuộc chiến thứ nhất như sau: “Atvattan dũng cảm ngồi yên trên Wimana (một loại máy móc có thể bay được) đáp xuống nước, bắn “Argonia”, một loại vũ khí đạn bay, có thể phát và phóng ra rất nhiều mũi tên sáng chói trên bầu trời đối phương, giống như một trận mưa lớn, bao vây lấy đối phương, uy lực vô cùng. Trong chớp mắt, một chiếc bóng lớn nhanh chóng hình thành trên bầu trời Pandava, trời tối đen, trong bóng tối tất cả các la bàn đều mất đi tác dụng, tiếp theo đó là từng cơn gió mạnh nổi lên, nương theo tiếng sáo, mang theo cát bụi, chim chóc gào thét điên cuồng… tựa như đất trời sụp đổ”.

“Mặt trời dường như đang lắc lư trên không trung, nhiệt lượng của loại vũ khí này rất đáng sợ, khiến cho đất rung núi lở, trong một khu vực rộng lớn, động vật bị thiêu đốt đến biến dạng, nước sông sôi sục, tôm cá bị nóng chết. Khi mũi tên lửa được phóng ra cứ như sấm sét, đốt quân địch như đốt củi”.

Quyển sách miêu tả cuộc chiến thứ hai càng đáng sợ hơn nữa: “Gulka cưỡi trên một Winama có tốc độ rất nhanh, bắn một viên đạn bay về phía ba thành phố của đối phương. Vì đạn bay này chứa sức mạnh của cả vũ trụ, nên ánh sáng phát ra tựa như hàng vạn Mặt Trời, khói lửa bốc thành một chiếc cột chọc trời, kỳ vĩ vô cùng”.

“Corpse bị thiêu đến không thể nhận ra, râu tóc và móng tay đều rơi xuống, đồ gốm sứ đều bị nứt, chim đang bay bị nhiệt độ cao thiêu đốt. Để chạy trốn cái chết, các binh sĩ nhảy xuống sông tắm rửa và rửa sạch vũ khí”.




Sau này các nhà khảo cổ phát hiện được ở thượng lưu sông Hằng nơi xảy ra hai trận chiến này rất nhiều tàn tích của đất đá khô cằn. Những mảnh nham thạch của tàn tích này bị dính vào nhau, bề mặt lại lồi lõm. Nhiệt độ thấp nhất để làm nóng chảy nham thạch là 1800 độ. Lửa thông thường không thể đạt đến nhiệt độ này, chỉ có nguyên tử hạt nhân mới có thể.

Trong rừng Deken, người ta cùng phát hiện được rất nhiều phế tích. Mặt tường của những tàn tích này bị nóng chảy thành dung dịch, trơn bóng như thủy tinh, bề mặt của các đồ vật nội thất bằng đá cũng bị nóng chảy. Ngoài Ấn Độ, còn phát hiện được những tàn tích bom đạn hạt nhân thời kỳ tiền sử tại Babylon, sa mạc Sahara, sa mạc Gobi ở Mông Cổ. Điều khó tin nhất là, “đá pha lê” trong tàn tích đó hoàn toàn giống với “đá pha lê” trong các nhà máy thử nghiệm hạt nhân ngày nay.

Nguyên nhân gây diệt vong của loài người

“Thư viện Baidu” có một bài viết “Thuyết tiến hóa là sai lầm: Người vượn không hề tồn tại” đã nói rằng, nhờ vào những di tích cổ được phát hiện có thể tìm hiểu đến những thời kỳ lịch sử vô cùng xa xưa từ hàng ngàn năm, hàng trăm ngàn năm đến hàng trăm triệu năm trước, hoặc có thể nói rằng có rất nhiều nền văn minh nhân loại thời kỳ tiền sử.

Sự phát triển của nền văn minh nhân loại có tính tuần hoàn, vào mỗi thời kỳ khác nhau trên Trái Đất sẽ tồn tại một nền văn minh nhân loại khác nhau. Cứ mỗi khi nền văn minh tiền sử gặp tai họa dẫn đến diệt vong thì trên Trái Đất lại xuất hiện loài người mới, tiếp tục phát triển một nền văn minh khác. Nền văn minh nhân loại cứ như thế trải qua một quá trình như nhau với từng giai đoạn, từ xuất hiện, phát triển, đạt nền văn minh trình độ cao rồi hủy diệt.




Để trình độ đạo đức của nhân loại được ổn định, sinh mệnh cao tầng từng truyền lại những quy tắc này cho con người trong những thời kỳ khác nhau. (Ảnh: Pixabay)

“Thế nhưng, nền văn minh trình độ cao không phải là nguyên nhân loài người bị diệt vong”. Bài viết nói rằng, các nhà khảo cổ học hiện đại bắt đầu phát hiện ra, trong kinh sách của tôn giáo cũng từng nhắc tới, lúc loài người tiền sử bị hủy diệt chính là khi đạo đức của con người bị tha hóa nhất. Sự phát triển và tồn tại của con người có sự tương quan trực tiếp đến mức độ đạo đức của cả xã hội loài người.


Bài viết cho biết: “Con người là sinh mệnh bậc thấp nhất trong vũ trụ bao la này, phải tuân theo những quy tắc về hành vi và chuẩn mực đạo đức do các sinh mệnh cao tầng giao cho. Để mức độ đạo đức của nhân loại được duy trì ổn định, sinh mệnh cao tầng từng truyền lại những quy tắc này cho con người trong những thời kỳ khác nhau. Thế nhưng, mỗi khi con người trong quá trình phát triển và nền văn minh đi đến một trình độ cao hơn thì đạo đức của con người lại tụt dốc, đến khi những chuẩn mực về hành vi và đạo đức tha hóa đến mức không xứng làm người nữa thì sẽ xuất hiện sự hủy diệt, một nền văn minh nhân loại mới lại bắt đầu”.

Nguồn: TS – Theo Soundofhope

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *