Loài khủng long đặc biệt mới phát hiện được mệnh danh là “Kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi”

Một loài khủng long mới đã được phát hiện, chúng được mệnh danh là “kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi”. Các nhà khoa học cho rằng, kẻ giết người tới từ Nam Mỹ này có thể sống lâu bằng một con voi.

Các nhà cổ sinh vật học cho rằng loài động vật ăn thịt này trông giống như khủng long bạo chúa đáng sợ Rex từng thống trị bán cầu bắc vào thời điểm đó, EarthSky.org đưa tin.




Chiều dài của nó có thể bằng một con voi, với những cú đớp cực mạnh, hàm răng rất sắc và móng vuốt khổng lồ ở chân.

Các nhà nghiên cứu ở Argentina đã công bố phát hiện của họ vào ngày 31/3 trên Tạp chí Cổ sinh vật học có xương sống. Họ đã khai quật được phần còn lại của hóa thạch – bao gồm cả một hộp đựng não được bảo quản cực kỳ tốt và còn nguyên vẹn – trong Hệ sinh thái Bajo de la Carpa ở Argentina, vào năm 2015.

Llukalkan có nghĩa là “kẻ gieo rắc nỗi sợ hãi” trong ngôn ngữ của người Mapuche bản địa – trong khi aliocranianus là tiếng Latinh có nghĩa là “hộp sọ khác thường”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, khủng long có lẽ là một trong những loài săn mồi hàng đầu ở khu vực từng là Argentina ngày nay trong giai đoạn cuối của Kỷ Phấn trắng – từ 100,5 đến 66 triệu năm trước.

Điều này có được là nhờ vào kích thước khủng khiếp, cao tới 16ft và sức cắn cực mạnh cũng như khứu giác nhạy bén. Đồng thời, khủng long cũng rất nhanh với đôi chân sau mạnh mẽ, chúng sử dụng những móng vuốt khổng lồ để đâm hoặc xé xác con mồi khi đang di chuyển.

Llukalkan là một phần của họ khủng long abelisaurids – một phân nhóm của khủng long ăn thịt đi bằng hai chân, được gọi là động vật chân đốt.

Nghiên cứu cho biết loài khủng long mới này chủ yếu sinh sống ở khu vực ngày nay là miền nam Nam Mỹ và châu Phi, Ấn Độ, Nam Cực, Úc.

Abelisaurids nhìn chung giống T-Rex, với những cánh tay mập mạp nhỏ xíu, hộp sọ ngắn và sâu bất thường, thường có mào, bướu và sừng.




Nghiên cứu cho biết loài khủng long mới này chủ yếu sinh sống ở khu vực ngày nay là miền nam Nam Mỹ và châu Phi, Ấn Độ, Nam Cực, Úc.

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu về hộp não hóa thạch, Llukalkan có một hộp sọ ngắn với xương thô, vì vậy đầu của nó có thể có chỗ phình ra và nổi lên giống như một số loài bò sát hiện nay như quái vật Gila hoặc một số loài cự đà.

Họ cũng kết luận rằng thính giác của nó có lẽ tốt hơn hầu hết những loài khủng long khác, tương tự như cá sấu ngày nay.

Nhà cổ sinh vật học Federico Gianechini, Đại học Quốc gia San Luis, Argentina, là tác giả chính của nghiên cứu.


Ông nói với CNN: “Điểm đặc biệt của loài khủng long này là nó có các hốc ở vùng tai mà các loài abelisaurid khác không có, điều này có thể mang lại cho chúng phạm vi thính giác vô cùng lớn. Điều này, cùng với khứu giác cực nhạy bén, sẽ biến chúng thành một kẻ săn mồi tuyệt vời.”

Đồng tác giả nghiên cứu Ariel Mendez từ Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Patagonian ở Argentina nói rằng, bằng chứng hóa thạch về sự thích nghi của Llukalkan cho thấy rằng abelisaurids từng phát triển rất mạnh mẽ. Có vẻ như loài khủng này vẫn đang đa dạng hóa các hướng tiến hóa của mình ngay trước thời điểm tuyệt chủng.
Nguồn: DV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *