Lỗ hổng thời gian và chuyện người lính Tây Ban Nha di chuyển 17.000 km chỉ sau một giấc ngủ

Có lẽ không ai xa lạ gì với khái niệm dịch chuyển tức thời từ vùng đất này tới vùng đất khác chỉ trong nháy mắt. Nhưng trong thực tế, liệu điều này có khả thi? Nhiều người cho là không, song câu chuyện về người lính Gil Perez, sống ở thế kỷ XVI có sẽ khiến chúng ta phải nghĩ lại…

Gil Perez là một người lính Tây Ban Nha sống ở Philippines vào thế kỷ XVI. Ông thuộc đội cận vệ có nhiệm vụ canh gác cho Palacio Del Gobernador – tòa nhà thống đốc Manila. Trước khi câu chuyện diễn ra, Gil Perez chỉ là một người lính bình thường như bao người khác.

Thế nhưng, bước ngoặt của cuộc đời ông tới vào ngày 24/10/1593. Đó là ngày thống đốc Manila – Gomez Perez Dasmarinas bị hải tặc Trung Hoa ám sát. Gil Perez sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ông bèn dựa vào một bức tường để nghỉ ngơi trong chốc lát.

Chỉ trong nháy mắt, Gil Perez xuất hiện tại một nơi cách Manila gần 17.000 km. Đó là Plaza Mayor tại thành phố Mexico. Khi ấy, Gil vẫn mặc trên mình bộ quần áo lính cận vệ Philippines. Sự xuất hiện của Gil khiến tất cả mọi người xung quanh ông ngạc nhiên và chính cả bản thân ông cũng vậy. Gil không nhớ gì về việc làm thế nào ông có thể tới được Mexico xa xôi chỉ sau một giấc ngủ.

lo1

Plaza Mayor de Mexico – nơi Gil Perez tới chỉ sau một giấc ngủ. (Tranh: colecciondeminiaturas.blogspot.com)

Gil Perez đem câu chuyện lạ lùng của mình kể cho những người xung quanh. Ông vẫn nhớ như in hình ảnh thống đốc Manila bị ám sát song chẳng thể nào mường tượng ra cách di chuyển của mình. Những người ở thành phố Mexico cho rằng, Gil Perez là lính đào ngũ và có thể liên quan tới quỷ Satan nên đem bỏ tù ông.

Hai tháng sau, tin tức từ Manila truyền tới thành phố Mexico qua con tàu Manila Galleon. Mọi thứ đều giống như câu chuyện mà người lính bí ẩn bị bỏ tù kể lại. Thậm chí, có người trên tàu này còn từng nhìn thấy Gil Perez làm nhiệm vụ ngày 24/10/1593, tức là đúng ngày ông ngủ quên và có mặt ở Mexico sau khi tỉnh dậy.




Mọi chuyện vỡ lẽ, Gil Perez được thả tự do và trở về Philippines tiếp tục làm lính cận vệ. Người ta kể lại rằng, sau lần dịch chuyển bí ẩn ấy, Gil Perez không bao giờ thực hiện lại được khả năng đó thêm lần nào nữa.

lo2

Khoảng cách tương đối theo đường chim bay từ thủ đô Manila, Philippines đến thủ đô Mexico city, Mexico ở hai bên bờ Thái Bình Dương. (Ảnh: Gmap)

Cho tới nay, câu chuyện bí ẩn về người lính Gil Perez ở thế kỷ XVI vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, thực tế đây không phải là trường hợp duy nhất trên thế giới.

Trong cuốn Miscellanies xuất bản năm 1696 của tác giả John Aubrey (1626-1697) có kể rằng, người quen của ông ở Bồ Đào Nha đã tận mắt chứng kiến phiên tòa xét xử một người đàn ông tuyên bố mình đã bay trong không khí từ miền Đông Ấn Độ tới Goa (Bồ Đào Nha) chỉ trong tích tắc vào năm 1655.




Hay như trường hợp của một người Scotland khác có thể bay trong không khí rất nhiều lần trước sự chứng kiến của những người xung quanh. John Aubrey khẳng định rằng, vào thời điểm đó (1671), một số người còn sống có thể làm chứng cho câu chuyện trên.

Vậy làm sao giải thích hiện tượng dịch chuyển tức thời này?

Giả thuyết của khoa học

Với hai điểm bất kỳ trên một tờ giấy, khoảng cách ngắn nhất chắc hẳn là đường thẳng nối hai điểm đó. Người ta gọi đó là đường chim bay. Tuy nhiên nếu chúng ta gập tờ giấy lại để cho hai điểm đó chạm vào nhau, thì chúng ta sẽ có thể du hành từ điểm đầu đến điểm cuối chỉ bằng một bước chân.


Điều này nghe có vẻ không tưởng, nhưng đây chính là một cách miêu tả hình tượng về lỗ sâu, hay Cầu Einstein-Rosen, một loại đường tắt trong không-thời gian nối các vị trí trong vũ trụ. Điều này được dựa trên Thuyết tương đối hẹp và Thuyết tương đối rộng của Einstein.

lo3

Ảnh minh họa lỗ sâu. Các vật thể như máy bay, tàu thủy hay người có thể đã đi qua đường tắt này để đến điểm đích trong tích tắc. (Ảnh:Quora)

Lỗ sâu kể trên chính là một dạng thức của chiều không gian, thời gian khác biệt, ở nơi đó khái niệm không gian và thời gian là khác biệt so với của chúng ta. Tức là nếu có thể tiến nhập vào một chiều không – thời gian khác, thì chúng ta có thể trong tích tắc du hành đến các nơi chốn cách xa hàng triệu dặm. Điều này không hề phi lý, khi có nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã đề xuất giả thuyết về sự tồn tại của nhiều vũ trụ (đa vũ trụ).

lo4

Ảnh: kaskus.co.id

Nguồn: DKN/kaskus/colecciondeminiaturas

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *