Ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Ai Cập cổ đại hàng nghìn năm về trước, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của giả kim thuật. Tất cả những nền văn hóa này đều tìm kiếm cách thức biến các chất liệu thông thường thành vàng. Rốt cuộc, điều này có thật hay không?
Giả kim thuật là phương pháp biến đổi các kim loại thường như đồng, chì, thủy ngân… thành vàng. (Ảnh minh họa: Pixabay)
Giả kim thuật là phương pháp biến đổi các kim loại thường như đồng, chì, thủy ngân… thành vàng. Nó đã có lịch sử hàng mấy nghìn năm, và là tiền thân của môn hóa học cận đại.
Thuật luyện kim nghe có vẻ như một bí ẩn. Nhưng có một thực tế mà ít người biết, đó là số bản thảo được viết bởi nhà khoa học lừng danh Newton về thần học và thuật giả kim lên đến hơn 1 triệu bản – vượt xa số bài viết về vật lý, thiên văn học và toán học – vốn là các ngành khoa học gắn liền với tiếng tăm của ông.
“Biến đá thành vàng” trong Thần thoại Hy Lạp
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, có một câu chuyện kể về vị vua Thổ Nhĩ Kỳ – Midas, sống cách đây hơn 3.000 năm. Tương truyền rằng, ông có thể “biến đá thành vàng” và sở hữu vô số của cải.
Theo ghi chép, vua Midas từ nhỏ đã rất tham lam, ông ta cầu nguyện Thần có thể ban cho mình phép thuật “biến đá thành vàng”, và Thần đã đồng ý với ông ta.
Vua Midas nhanh chóng trở thành người giàu nhất thế giới, bất cứ thứ gì ông ta chạm vào đều có thể biến thành vàng, thậm chí thức ăn. Hoàng hậu và các con gái của ông cũng bị ông biến thành vàng, đây quả là bi kịch cho một người quá tham lam. Cuối cùng, Thần đã thu hồi phép thuật, và mọi thứ được khôi phục lại như ban đầu.
Vào năm 2019, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một hòn đá kỳ lạ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nằm trên một khu gò đất cổ. Qua truy tìm niên đại, thấy rằng phiến đá kỳ lạ này đã có lịch sử hơn 3.000 năm. Điều bất ngờ là câu chuyện ghi lại trên phiến đá hóa ra lại là chuyện có thật về vua Midas “biến đá thành vàng”.
Theo các ký tự ghi chép trên phiến đá: Đất nước cổ đại huyền bí này đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cuối cùng, vua Midas bị phán xét vì đã chọc giận các vị Thần, sau đó vương quốc bị tiêu diệt.
‘Thúy ngọc lục’ trong truyền thuyết
Ở Thổ Nhĩ Kỳ có một thành thị tên là Tyana, vốn là vùng đất thời Hy Lạp cổ. Nơi đây lưu truyền câu chuyện về một bức khắc ở trong hang núi bí mật. Ở cuối đường thông đạo tối tăm nhỏ hẹp, sẽ có một cửa vào mật thất. Sau khi vào, sẽ thấy ngai vàng hoa lệ đẹp đẽ, trên đó có một thi thể đã khô héo dựa nghiêng, nhưng trong lòng thi thể đang ôm một thứ. Người ta phát hiện đó là một phiến đá xanh lục phát quang, trên đó có khắc phù hiệu thần bí.
Phiến đá có màu xanh, trên đó còn viết văn tự, cho nên mọi người gọi nó là ‘bản ghi chép trên ngọc lục bảo’. Kỳ thực nói nó là ngọc lục bảo, nhưng chất liệu thực tế của nó thì không người nào biết, nó không giống bất cứ vật liệu nào trên Trái đất. ‘Thuý ngọc lục’ này không lớn, số chữ cũng có hạn, chỉ có 13 hàng chữ. Nhưng 13 hàng chữ ngắn này đã dẫn đến nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.
Thế thì văn tự liên quan đến thuật luyện kim ở trên thuý ngọc lục là do ai viết? Tương truyền rằng là do Thần Trí huệ Thoth của Ai Cập cổ lưu truyền lại, chính là ngôn ngữ của Thần.
Năm 2016, trong cuộc đấu giá Bonhams ở California xuất hiện một bản thảo viết tay có từ thế kỷ 17. Quỹ di sản Hoá học Philadelphia dùng giá cao để mua bản thảo viết tay này, là bản phiên dịch tiếng Anh của Thuý ngọc lục, hơn nữa còn có chi chít tài liệu phân tích về thuý ngọc lục. Tác giả của bản thảo viết tay này là ai?
Ông chính là Isaac Newton – nhà khoa học lỗi lạc mà mọi người quen thuộc. Hiện tại bản thảo viết tay này đang được cất giữ ở thư viện King, đại học Cambridge.
Newton và ‘thuật luyện kim’
Nội dung trong bản thảo viết tay này khiến người ta kinh ngạc, có thể nói là đã đảo lộn nhận thức con người về ‘thuật luyện kim’, cũng đảo lộn nhận thức của mọi người đối với Newton. Newton cho rằng trí huệ của thuật luyện kim có thể truy ngược dòng đến nhận thức cổ đại xa xưa, mà điều đó đã dẫn dắt ông đến Ba định luật chuyển động Newton. Phải chăng sự ra đời của vật lý học cận đại là tiếp nhận sự gợi mở từ thuật luyện kim?
Trong bản thảo viết rằng: loại trí huệ này có thể hấp dẫn hết thảy vật chất nhỏ bé tinh xảo, tác dụng của nó xuyên thấu hết thảy vật chất kiên cố. Mọi người biết rằng Định luật vạn vật hấp dẫn cho rằng: giữa hai vật thể với nhau là có lực tác dụng hấp dẫn. Phải chăng Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton không phải đến từ câu chuyện ‘quả táo rơi’, mà được truyền cảm hứng từ Thuý ngọc lục – cuốn bảo điển về thuật luyện kim?
Chúng ta hãy xem các nhà khoa học phân tích bản dịch của Newton. Trong bản dịch viết rằng:
1. Chân thực không hư ảo, vĩnh viễn không nói dối, tất nhiên sẽ đem đến chân thực.
2. Dưới cũng tương đồng như trên, trên cũng tương đồng như dưới, lấy đó làm thành kỳ tích ‘Thái cực Nhất thể’.
3. Vạn vật vốn là Thái cực Nhất thể, thông qua phân hoá, từ Thái cực Nhất thể mà được sáng tạo, sản sinh xuất lai.
4. Mặt trời là cha, Mặt trăng là mẹ, thai nghén ra cảnh vật, bầu sữa của thiên địa bồi dưỡng cho cảnh vật này.
Đây là văn tự về thuật luyện kim ở trên Thuý ngọc lục. Phải chăng 13 dòng trên thuý ngọc lục là cách làm thế nào biến kim loại giá rẻ như đồng, sắt, thiếc, khiến chúng thành vàng quý giá? Nói đến đây có thể các bạn sẽ thấy mơ hồ, nếu không đề cập đến vàng làm sao có được thuật luyện kim?
Ba câu đầu được tất cả những thuật sĩ luyện kim cho rằng là toàn bộ hạch tâm cốt lõi của thuật luyện kim. Ý nghĩa là, đại tự nhiên, vũ trụ, những thể hệ này là đại vũ trụ ngoại tại (bên ngoài); nhân loại và tâm linh thuộc về tiểu vũ trụ nội tại (bên trong). Đại vũ trụ và tiểu vũ trụ đều có quy luật giống nhau, thuật luyện kim có thể cho con người biết rõ vũ trụ như thế nào và sinh mệnh đến từ đâu, cũng như làm thế nào biến đổi chất của vật chất, khiến nó trở thành một chất liệu khác.
Điều này nghe rất giống với ‘Đạo đức kinh’ của Trung Quốc. ‘Đạo đức kinh’ giảng: ‘Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật’. Điều kỳ lạ là tại sao thuật luyện kim của Ai Cập cổ lại giống với tư tưởng của Đạo gia Trung Quốc? Phải chăng thuật luyện đan của phương Đông và thuật luyện kim của phương Tây là cùng một nguồn gốc? Và liệu đã có ai thành công trong việc “biến đá thành vàng”?
Trong tất cả thuật sĩ luyện kim, có một vị nổi tiếng nhất là Nicolas Flamel, ông là một người Pháp. Tiểu thuyết Harry Potter và Hòn đá phù thuỷ là lấy cảm hứng từ ông.
Nicolas Flamel. (Nguồn: Wikipedia)
Flamel và hòn đá phù thủy
Flamel từ nhỏ đã nhận được sự giáo dục rất tốt, tinh thông tiếng La-tinh, Hy Lạp, giỏi thư pháp và viết chữ. Ở Paris, ông dựa vào bán sách và viết văn, viết chữ để kiếm sống. Thời đó kỹ thuật in ấn còn chưa phổ biến, do đó thường có những nhà quý tộc mời ông sao chép những bản thảo quý giá, vậy nên ông có cơ hội tiếp xúc với thuý ngọc lục.
Từ 13 câu trong thuý ngọc lục, chúng ta không thấy được phải thao tác như thế nào để luyện kim. Nhưng nhờ chuyên tâm nghiên cứu cuốn sách Thần kỳ Abraham trong 20 năm, Flamel cuối cùng cũng thấu hiểu điều huyền mật của thuật luyện kim, đã tìm được vật chất quan trọng nhất để biến kim loại phổ thông thành vàng. Nó chính là ‘hòn đá triết gia’ (philosopher’s stone) tiếng tăm lừng lẫy.
‘Hòn đá triết gia’ có hình dạng như thế nào? Nó trông giống như một hòn đá màu đỏ, nhưng tính chất lại giống như sáp, có thể tan chảy. Nói cách khác, có được nó mới thật sự là dấu hiệu của thuật sĩ luyện kim. Trong Bảo tàng thuật luyện kim, có một đoạn như thế này để hình dung về hòn đá triết gia: ‘Nó là thứ cổ xưa nhất, thần bí nhất, không muốn cho con người biết nhất; cũng là ân điển kỳ diệu của Thần. Hãy tin tôi, đốt đá thành vàng là tuyệt đối chân thực. Nó là điều huyền diệu trong những điều huyền diệu; nó là lực lượng của đạo đức, lực lượng của Thần; cho nên đối với kẻ không biết thì nó là bí mật vô hình’.
Thực ra rất nhiều thực nghiệm khoa học hiện đại đã phát hiện nhiều sinh vật có loại siêu năng lực tương tự giả kim thuật này, ví như, cho gà mẹ ăn thức ăn không chứa Canxi, vẫn có thể đẻ ra trứng mà vỏ trứng có chứa Canxi. Cây non nảy mầm trong nước cất, có chứa các nguyên tố Kali, Phốt-pho, Magiê, Canxi, Lưu huỳnh nhiều hơn so với hàm lượng vốn có trong hạt đó. Thực nghiệm chỉ ra vốn dĩ sinh vật đã tồn tại năng lực ‘tái cấu trúc nguyên tố’.
Về phần Flamel, sau khi tổng hợp và chế tạo thành công hòn đá triết gia, ông thật sự đã tìm được thuật luyện kim. Bằng chứng trong lịch sử cho thấy Flamel chỉ là người làm công việc sao chép không có tiếng tăm gì, cũng không có quá nhiều tiền, không thuộc gia tộc giàu có. Nhưng ông lại xây được… 14 bệnh viện ở Paris, còn xây cả giáo đường. Do vậy mọi người đều tin rằng ông nắm trong tay thuật luyện kim nên mới phát đại tài như vậy. Nhưng đó vẫn không phải là chỗ kỳ lạ nhất trong cuộc đời ông.
Vợ chồng Flamel xuất hiện 300 năm sau khi họ ‘mất’
Tháng 3/1417, khi Flamel đã 87 tuổi, đột nhiên ông và vợ cùng nhau qua đời. Những người yêu thích thuật luyện kim lũ lượt kéo đến, họ đến nơi ở lúc còn sống và chỗ đặt quan tài của Flamel, phát hiện các loại phù hiệu, phù điêu kỳ quái. Họ tìm kiếm nhưng không thấy bí mật nào của hòn đá triết gia. Cuối cùng, có một người không chịu nổi, đã đào phần mộ để mở quan tài của vợ chồng Flamel, nhưng một cảnh tượng kinh ngạc hiện ra trước mắt: quan tài rỗng tuếch. Sự việc kỳ lạ hơn vẫn còn ở phía sau.
Đến năm 1761, hơn 300 năm sau khi vợ chồng Flamel ‘mất’, có người tuyên bố tận mắt đã nhìn thấy vợ chồng ông ở nhà hát kịch Paris. Sau này, có nhiều người tuyên bố rằng họ thấy vợ chồng này xuất hiện ở những nơi khác nhau.
Điều thú vị nhất là trong sách của đại sư luyện đan của Trung Quốc là “Bão Phác Tử” có giải thích vì sao vợ chồng Nicolas Flamel có thể ‘trở về từ cõi chết’.
Tên thật của Bão Phác Tử là Cát Hồng, ông xuất thân trong tầng lớp sĩ phu ở Giang Nam,, cuối cùng ẩn cư ở núi Phù La. Trong ‘Bão Phác Tử’ mà Cát Hồng viết, đã tổng kết một cách có hệ thống thành tựu luyện đan trước triều nhà Tấn.
Đạo gia có một chủng phương pháp gọi là ‘thi giải’ (屍解), ‘giải’ trong ‘giải thoát’ chứ không phải trong ‘giải thể’, chính là nói người đó trên bề mặt mà nhìn thì như là chết, nhưng kỳ thực là người ấy dùng ‘phép che mắt’ (chướng nhãn pháp), họ lấy giày cỏ, gậy trúc, v.v…biến thành bộ dạng của chính mình trong quan tài, sau đó tất cả mọi người đều cho rằng họ đã được mai táng; còn bản thân người đó thì biến mất một cách thần bí, ẩn tránh ở một nơi xa xôi nào đó. Một vài năm sau, những người quen biết người ấy hầu như đã qua đời, họ lại xuất hiện ở nhân gian, du lịch ở những nơi khác nhau.
Đạo gia của Trung Quốc giảng ‘luyện đan’, còn thuật luyện kim mà thuý ngọc lục triển hiện ra là ‘luyện kim’. Nhưng mọi người chú ý điểm này, ‘đan’ của Đạo gia gọi là ‘kim đan’. Vậy thì ‘luyện kim đan’ của Đạo gia Trung Quốc và ‘luyện kim’ trên thuý ngọc lục, hai thứ này đều dính dáng đến chữ ‘kim’.
Thuật giả kim không phải là mơ mộng hão huyền. Các khoa học gia của phương Đông cổ đại đã sở hữu kiến thức về thuật giả kim rồi. Khi nói đến những thành tựu khoa học và phát triển ở Trung Quốc cổ đại, thuật giả kim sẽ được đặt trong chương đầu tiên của cuốn sách lịch sử hóa học.
Theo quan niệm của Đạo giáo Trung Quốc cổ đại về việc luyện ‘đan’ – tức là nói về một cụm năng lượng trong cơ thể người tu luyện, được thu thập từ các không gian khác, một khi đan được hình thành, nó có khả năng thay đổi bất kỳ chất hữu hình nào thành vàng. Đan cũng có thể chuyển hóa cơ thể vật chất này và các cơ thể ở không gian khác, từ đó đưa người tu luyện đột phá thời gian, không gian, cũng như cho phép họ tiến nhập vào những tầng thứ tu luyện cao hơn.
Vì vậy, ‘luyện đan’ thực chất chính là giả kim thuật. ‘Kim đan’ của Đạo gia không chỉ là biến đá thành vàng, mà còn là linh dược trường sinh.
Từ những hiện tượng trên mà xét, các thuật sĩ phương Tây và các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại rất có thể đã nắm được cái lý biến hóa cao thâm hơn của vũ trụ, thuật “biến đá hóa vàng” hiển nhiên đã vượt qua nhận thức ở tầng vật chất bề mặt này, họ đã chân chính tìm ra sức mạnh của sinh mệnh.
Nguồn: NTDVN
- Cô bé thoát chết kỳ diệu trước đầu xe hơi nhờ một “Superman”
- Luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn khoa học
- Xác “người ngoài hành tinh” ở Nga là hậu quả đáng sợ của thảm họa hạt nhân