Lạt ma Tây Tạng: Quái vật hồ Loch Ness là một linh thú trong truyền thuyết

Theo tờ The Scotsman, vị Lạt ma của Phật giáo Tây Tạng đầu tiên ở Anh Quốc, người đang dẫn đầu dự án xây dựng một trung tâm Phật giáo mới ở Cao nguyên Scotland, cho biết quái vật hồ Loch Ness là rắn thần naga, là một loài linh thú dưới nước có khả năng mang đến sự trù phú.

loc1

Ảnh chụp ‘Quái vật hồ Loch Ness’ của bác sĩ Robert Wilson.

Quái vật hồ Loch Ness là một loài động vật chưa được biết tới mà một số người tin rằng đang cư ngụ ở hồ Loch Ness thuộc vùng cao nguyên Scotland, Anh Quốc. Người ta bắt đầu hứng thú và tin vào sự tồn tại của loài vật này từ năm 1933, sau đó nó trở nên nổi tiếng với bức ảnh chụp của bác sĩ Robert Kenneth Wilson vào năm 1934.

Bằng chứng về sự tồn tại của nó vẫn mang tính chất giai thoại, với số lượng khá ít ỏi và gây ra khá nhiều tranh cãi của những tư liệu ảnh và kết quả định vị dưới nước bằng sóng âm phản xạ sonar. Theo phỏng đoán phổ biến nhất của những người tin tưởng, loài sinh vật này thuộc cùng dòng dõi với con xà đầu long plesiosaurs, một loài thằn lằn biển vào kỷ Đại Trung sinh (252 đến 66 triệu năm về trước).

Giới khoa học nhìn nhận rằng Thủy quái hồ Loch Ness, gọi một cách thân thiện là ‘Nessie’, chỉ là một truyền thuyết hiện đại, và cho rằng những vụ chứng kiến chỉ là do sự nhận dạng nhầm lẫn các vật thể thông thường, những trò bịp bợm rõ ràng, hay những suy tưởng huyễn hoặc. Tuy nhiên, giám đốc tâm linh của trung tâm Phật giáo mới ở Cao nguyên Scotland, Lạt Ma Gelongmo Zangmo, lại có cách giải thích khác:

loc2

Hình ảnh mô phỏng một con xà đầu long plesiosaurus. (Ảnh qua ExtraStory)




“Nessie chính là loài rắn thần naga. Chúng ta hãy xây dựng mối quan hệ với rắn thần naga, cố gắng làm hài lòng chúng và không lạm dụng thái quá môi trường”, Lạt ma Zangmo nói. “Nếu Nessie được đối xử tốt, nó sẽ mang đến sự trù phú”.

Naga là một loài sinh vật hình rắn sống dưới nước trong huyền thoại, cư trú ở các đại dương, sông, hồ và thác nước. Hình tượng loài naga được miêu tả với vảy đen và có thể phát triển chiều dài đến hàng chục mét. Theo truyền thống loài naga được thờ phụng như hiện thân của các vị Thần nước và được cho là người mang đến mây mưa. Chúng là những linh vật canh gác chùa chiền và thánh địa.


Hầu hết người Kaliyatran tin tưởng rằng vị Thần ở cao hơn chỉ huy các hành động của naga, và loài rắn biển này được gọi tôn kính bằng các danh hiệu như “Maharaja Sarpa” hay “Rắn thần Naga”. Người ta tin rằng rắn thần naga sống trong các thành phố ngầm, có khả năng giao tiếp và sử dụng huyền năng để điều khiển thời tiết, cũng như biến hóa thành hình người theo ý muốn.

loc3

Hình miêu tả một naga trong Phật giáo Tây Tạng (Ảnh: Digital Tibetan Buddhist Altar)

Các bức tượng đã được tạc tại tu viện Samye Ling ở hạt Dumfries, Scotland, và một nơi trú ẩn đã được xây dựng ở gần Hồ Esk, nơi các cống vật được dâng lên. Tiến sĩ William Tuladhar-Douglas, một giảng viên Phật giáo từ trường Đại học Aberdeen, đã nói rằng: “Có khoảng 2.500 năm lịch sử đằng sau một phong tục như vậy”.
Nguồn: DKN/The Scotsman

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *