Lăng Tần Thuỷ Hoàng ẩn chứa công nghệ bí hiểm!

Tương truyền vào khoảng hơn 5.000 năm trước, tại Cam Túc thuộc Trung Quốc ngày nay có một vùng đất ‘cực lạc’ khiến người ta khao khát. Đây là nơi cư trú của rất nhiều quái vật kỳ lạ và một nhóm người rất trường thọ.

Trong “Sơn Hải Kinh” có một đoạn viết:

“Hiên Viên quốc tại thử cùng sơn chi tế
Kỳ bất thọ giả bát bách tuế
Tại nữ tử quốc bắc
Nhân diện xà thân
Vĩ giao thủ thượng”

Ý nghĩa câu đó là, ở phía bắc của vương quốc nữ, có một nơi gọi là Hiên Viên quốc, đó là nơi sinh sống của những Thần nhân, họ có khuôn mặt giống như người thường, nhưng nửa thân dưới là đuôi rắn. Họ có thọ mệnh rất dài, người có tuổi thọ ngắn nhất cũng sống tới 800 tuổi. Họ có thể sống lâu như thế không phải bởi vì sinh ra đã như vậy, mà khi đói họ sẽ ăn trứng phượng hoàng, khát thì uống cam lộ, nên mới được vạn thọ vô cương đến thế.

Đương nhiên, ngày nay câu chuyện này chỉ được coi như chuyện thần thoại, không có căn cứ, nhưng kỳ lạ là từ xa xưa đã có rất nhiều người tin vào chuyện này, trong đó có cả những nhân vật lừng lẫy như Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông…

Họ không chỉ đã phái người đi tìm kiếm Hiên Viên quốc, thậm chí còn lệnh cho người luyện ra ‘đan dược’ trường sinh bất lão. Và đây chính là nguồn gốc của “luyện đan thuật”.

Hơn nữa, luyện đan thuật của phương Đông truyền sang phương Tây, cuối cùng lại trở thành luyện kim thuật, do thời đó họ không coi việc luyện đan dược làm chính, mà lại muốn luyện vàng kim. Nói một cách đơn giản, luyện kim thuật là lấy những thứ không phải là vàng để chế luyện thành vàng. Thoạt nghe, ý tưởng này có vẻ rất nực cười.

Nhưng hành vi tưởng như ngu ngốc này lại tạo ra thành tựu công nghệ ngày nay.

Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông… không chỉ đã phái người đi tìm kiếm Hiên Viên quốc, thậm chí còn lệnh cho người luyện ra ‘đan dược’ trường sinh bất lão (Ảnh chụp màn hình)

Vậy rốt cuộc tại sao luyện đan thuật cuối cùng lại thành tựu ra công nghệ của thế kỷ 21?

Tại sao luyện đan thuật truyền tới châu Âu không tiếp tục luyện đan mà lại biến thành luyện kim thuật?

Liệu có lẽ nào cả Đông và Tây phương từ đầu đến cuối đều theo đuổi cùng một thứ gì đó, và liệu đã có người nào thành công chưa?

Vào năm 1542, tương truyền khi đó Minh Thế Tông của Trung Quốc đã tạo ra một sự kiện chưa từng có trong thuật luyện đan.

Minh Thế Tông

Năm 1542 vào triều nhà Minh, tức năm Gia Tĩnh thứ 21 tuổi, hoàng đế Minh Thế Tông vừa mới đang nằm nghỉ, 16 cung nữ trẻ đẹp đột nhiên tiến vào phòng của Hoàng đế. Trước cảnh này, ban đầu Hoàng đế còn mừng thầm trong lòng, và nghĩ rằng những cung nữ này tới phục vụ mình. Đúng lúc Hoàng đế nở nụ cười thân thiện, 5 cung nữ lao nhanh về phía ông, Hoàng đế chợt thấy người cung nữ dẫn đầu rút từ ống tay áo ra một cuộn dây thừng, lập tức cuốn sợi dây quanh cổ Hoàng đế.

Hoàng đế ra sức chống cự nhưng bốn cung nữ kia đã đè chắc tay chân ông, nên dù có cố gắng bao nhiêu cũng không ích gì.

Thực ra những cung nữ này vốn lúc tiến cung cũng không phải là muốn sát hại Hoàng đế. Vài năm trước, họ vẫn là những cô gái thuần khiết, có điều gia cảnh khó khăn.

Đúng khi đó Minh Thế Tông hạ lệnh tuyển vài ngàn cung nữ, nên họ đã quyết định vào cung. Trong tâm họ thầm nghĩ nếu may mắn thì có thể trở thành phi tần hậu cung. Nhưng hiện thực lại tàn khốc, sau đó họ mới phát hiện ra rằng, mục đích thực sự chiêu mộ cung nữ của Minh Thế Tông là muốn kinh huyết của họ.

Hoá ra, giống như các hoàng đế trước đây, sau khi đăng cơ, Minh Thế Tông rất sợ cái chết, thậm chí còn lệnh cho các phương sĩ đi khắp nơi tìm trinh nữ và cố gắng dụ họ vào cung. Chỉ vì ông ta cho rằng, kinh huyết của trinh nữ có thể luyện chế ra đan dược, và nếu dùng đan dược này lâu dài sẽ có được sự trường sinh bất lão. Còn những cung nữ bị lừa vào cung đã phải chịu rất nhiều tủi nhục, thậm chí có hơn 200 cung nữ bị ngược đãi và mất đi tính mạng.

Vì thấy trước tình cảnh đằng nào cũng chết, cung nữ đứng đầu Dương Kim Anh nghĩ thầm chi bằng khiến kẻ làm hại mình cũng phải chết. Khi đó, nhìn Hoàng đế trong tay mình đang hấp hối, Dương Kim Anh khống chế Hoàng đế, và quyết định siết chặt sợi dây thừng.

Bất ngờ cô phát hiện không thể nào thắt chặt được. Đây là lần đầu họ ra tay ám sát, mà lại là Hoàng đế, các cung nữ rất căng thẳng, nên đã thắt nhầm nút dây thừng, lẽ ra phải là thắt nút thòng lọng lại thành nút chết, khiến cho dây thừng không thể thắt chặt được lại. Khi một số cung nữ nhận ra vụ ám sát này có thể sẽ thất bại, thì một nhóm thị vệ xông vào, và đã cứu được Hoàng đế. Và đây chính là cung biến Nhâm Dần nổi tiếng trong lịch sử.

Nhiều người cho rằng, việc luyện đan tu đạo là ngu ngốc, cổ hủ. Thế nhưng, thuật luyện đan có thực sự là việc kẻ vô tri làm không? Tuy nhiên trong lịch sự thực sự đã có người luyện đan thành công.

Tìm kiếm sự bất tử

Vào năm 221 trước Công nguyên, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc – Tần Thuỷ Hoàng, cuối cùng đã xưng đế. Lúc đó, ông đã ban bố ra rất nhiều lệnh mới, ví dụ như chế độ sử dụng cùng một loại chữ, xe dùng cùng một loại trục, thống nhất tiền tệ… Những chính sách này đều là chính sách mới góp phần phát triển đất nước. Nhưng sau làn sóng cải cách này, Tần Thuỷ Hoàng đột nhiên thi hành lệnh ‘đốt sách chôn Nho’ nổi tiếng trong lịch sử.

Sau làn sóng cải cách này, Tần Thuỷ Hoàng đột nhiên thi hành lệnh ‘đốt sách chôn Nho’ nổi tiếng trong lịch sử (Ảnh chụp màn hình)

Năm 213 trước Công nguyên, lãnh thổ nhà Tần nổi lên khói lửa khắp nơi, binh lính vác các thùng sách cổ đã lục soát được ở mọi nơi, vứt từng cái vào đống củi.

Nhìn ngọn lửa ngày càng bùng mạnh, một binh sĩ đốt sách không khỏi nghi ngờ hỏi các binh sĩ khác rằng, liệu họ làm vậy có thực sự đúng hay không, những kinh điển trước mắt họ đều là trí huệ của các cổ nhân trước triều nhà Tần để lại, lần đốt sách này không biết là sẽ đốt đi biết bao nhiêu những đoạn lịch sử. Một người lính vạm vỡ thấy vậy khoát tay phản đối: “Đây là Thánh ý của Hoàng đế, lẽ nào ngươi biết được, nếu không đốt sách là sẽ đào hố chôn ngươi xuống”.

Quả thực, sau khi đốt sách một năm, Tần Thuỷ Hoàng thực sự tiến thêm bước nữa, bắt đầu hạ lệnh “chôn Nho”.

Được biết, khi Tần Thuỷ Hoàng vừa lên tiếng ra lệnh, các học giả Nho giáo ở thủ đô Hàm Dương có tất cả hơn 460 người đều bị chôn sống. Mọi người luôn cho rằng khi đó Tần Thuỷ Hoàng làm như vậy là vì muốn kiểm soát ngôn luận của người dân. Nhưng sau khi các nhà khảo cổ học nghiên cứu và tìm hiểu kỹ thì đã phát hiện ra manh mối khác.

Trong “Sử ký Nho lâm liệt truyện” có ghi chép rằng, thời đó Tần Thuỷ Hoàng chôn không phải là các Nho sĩ, mà là các thuật sĩ luyện đan. Nếu không, làm sao chỉ có 460 người bị giết?

Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng viết Tần Thủy Hoàng “Phần thư” (đốt sách) và “Khanh sĩ” (chôn sĩ), tức chôn thuật sĩ, phương sĩ, chứ không nói là Nho sĩ, như người đời sau diễn giải.

Thời cổ đại, thuật sĩ luyện đan không phải như chúng ta ngày nay cho rằng là những kẻ chưa hề đọc sách mà đi lừa người. Thời đó, chỉ có những người đọc sách, thông thạo dược lý của các loại thuốc thảo dược và thành phần khoáng chất mới có thể trở thành thuật sĩ luyện đan. Địa vị của họ tương đương như các nhà khoa học ngày nay, và mục tiêu chung của họ là tìm ra phương pháp trường sinh bất lão. Nhưng nguồn gốc của thuật luyện đan lại không phải từ triều nhà Tần, mà thực ra từ thời kỳ Chiến Quốc, trước triều nhà Tần, đã từng có thuật luyện đan.

Nguồn gốc của thuật luyện đan lại không phải từ triều nhà Tần, mà thực ra từ thời kỳ Chiến Quốc, trước triều nhà Tần, đã từng có thuật luyện đan (Ảnh chụp màn hình)

18 hoạt động song tu bị cấm

Kể từ khi bắt đầu nền văn minh nhân loại, con người luôn theo đuổi sự trường sinh bất lão, thậm chí bản năng này tới ngày nay cũng không thay đổi. Vì thế khi tới thời Chiến Quốc, do sự tiến bộ của kỹ thuật luyện kim, con người phát hiện ra rằng, sau khi bỏ các kim loại như chì, đồng, thiếc vào nấu chảy và rèn với nhau, nó có thể chế tạo thành vũ khí sắc bén hơn vật liệu ban đầu. Do đó, một số người bắt đầu suy nghĩ, nếu một khoáng chất thông thường có thể được tinh chế thành vũ khí sắc bén, vậy liệu chúng ta có thể từ đó chiết xuất ra đan dược để tăng cường sức mạnh cơ thể và đạt được sự bất tử?

Vậy là nhiều thư sinh bắt đầu xắn tay áo lên, ngày ngày ở trong phòng luyện đan, thậm chí còn luyện ra ba phái lớn:

Phái thổ nạp đạo dẫn (dựa vào tu luyện thân thể để đạt được trạng thái thành tiên);

Phái phục thực (dựa vào luyện chế đan dược để dùng);
Phái ở trong phòng (thông qua 18 hoạt động song tu bị cấm đạt được thiên nhân hợp nhất).
Phái thổ nạp đạo dẫn còn thường được gọi là ‘nội đan’, dựa vào quá trình người tu luyện coi thân thể bản thân là lô đỉnh để tu Tiên. Phái phục thực chính là ngoại đan, người tu luyện theo phái này cho rằng con người có thể dựa vào việc uống đan dược để được trường sinh bất lão.

Nhưng đan dược không phải tồn tại không có cơ sở, nó cần dựa vào thuật sĩ để luyện ra được. Thông thường, trong quá trình luyện đan, thuật sĩ sẽ thêm vào đan sa để thành gốc của Tiên dược. Bởi vì người thời đó nhận thấy rằng, màu đỏ sẫm của đan sa rất giống với huyết dịch của con người, hơn nữa sau khi luyện, đan sa có thể phân giải ra thuỷ ngân và quặng lưu huỳnh. Nếu nung chảy thuỷ ngân và quặng lưu huỳnh trong lò, chúng liền có thể lại kết hợp thành đan sa.

Đan dược không phải tồn tại không có cơ sở, nó cần dựa vào thuật sĩ để luyện ra được (Ảnh chụp màn hình)

Sự phân ly rồi lại kết hợp giữa các vật chất này khiến rất nhiều người kinh ngạc, bởi vì trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử từng có ghi rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Nói một cách đơn giản, Lão Tử nhận định rằng vạn vật trong vũ trụ đều là bắt nguồn từ Đạo. Đạo sinh ra “nhất”, nhất sinh ra “nhị”, nhị sinh ra “tam”, tam lại sinh ra vạn vật. Mà quá trình luyện đan xem ra rất giống với điều mà Lão Tử nói là ‘nhất sinh nhị’, bởi vì sau khi đan sa được đúc luyện, thực sự phân thành thuỷ ngân, quặng lưu huỳnh.

Quan trọng là “thuỷ ngân cùng với lưu huỳnh” lại có thể một lần nữa biến thành đan sa.

Điều này có nghĩa là, nếu theo logic này, thì thuật sĩ luyện đan có cơ hội thông qua luyện đan mà tìm ra “Đạo” mà mọi thứ được sinh ra ngay từ đầu. Đạo là điều tồn tại vĩnh viễn. Vì vậy rất nhiều người cho rằng nếu có thể tìm được phương pháp quay trở về với “Đạo”, thì con người sẽ có thể bất tử. Và thuật luyện đan chính là đi tìm kiếm phương pháp này.

Trong truyền thuyết, vào thời cổ đại, thực sự đã có người tìm được, và Lão Tử là một trong số những người đó. Do đó, sau khi Tần Thuỷ Hoàng xưng đế, vị vua này cũng rất quan tâm tới việc luyện đan. Khi đó ông chủ yếu dựa vào Lư Sinh và Hầu Sinh, và đã cấp cho họ rất nhiều vàng bạc và các ưu đãi khác, nhưng không ngờ sau cùng hai người nghi ngờ việc luyện đan không thành được, lại sợ bị Tần Thuỷ Hoàng trả thù, nên họ hẹn nhau cùng bỏ trốn. Khi đó, Tần Thuỷ Hoàng vô cùng tức giận, vì cả người và đan dược đều không có được; vì vậy ông đã sát hại tất cả các thuật sĩ trong thành Hàm Dương.

Nhưng mọi người hay truyền nhau một chuyện khác. Có người cho rằng “Lư Sinh và Hầu Sinh” đã luyện thành được ‘Tiên đan’ từ lâu, nhưng họ lo lắng với tâm tính hung bạo của Tần Thuỷ Hoàng, sau khi dùng Tiên đan mà được bất tử, e rằng ông sẽ còn sát hại nhiều người hơn nữa, nên hai người mới hẹn nhau bỏ trốn.

v

Có điều, trước khi bỏ đi, họ đã nói với những thuật sĩ xung quanh rằng bí mật của bất tử chính là ở trong ‘đan sa’. Do đó, Tần Thuỷ Hoàng muốn bịt miệng các thuật sĩ của thành Hàm Dương, cho xây dựng núi sông, khe suối ở bên trong lăng mộ của mình rồi đổ rất nhiều thuỷ ngân chảy vào trong lăng.

Do đó, nghe nói, trong lăng mộ, ngoài thủy ngân ra, còn có ẩn chứa vị ‘Thần nhân’ nắm giữ sự bất tử.

Từ Phúc

Năm 219 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đăng cơ năm thứ hai, lúc đó ông tuyên bố mình sẽ bắt đầu đi tuần du thiên hạ, để thể hiện sức mạnh của nước Tần với các lực lượng còn lại của Lục Quốc. Tuy nhiên, khi đoàn binh mã tới bán đảo Sơn Đông, đã bất ngờ ở lại đây hơn 3 tháng. Vốn là từ rất xa xưa, người dân trong khu vực này đã lan truyền tin đồn rằng, trên vùng biển phía đông bán đảo Sơn Đông, có ba ngọn núi Tiên, và trên đó có ba vị Tiên nhân nắm trong tay loại thuốc trường sinh bất lão. Kỳ thực, ngay lúc đầu, Tần Thuỷ Hoàng không tin vào những lời đồn đó.

Vốn là từ rất xa xưa, người dân trong khu vực này đã lan truyền tin đồn rằng, trên vùng biển phía đông bán đảo Sơn Đông, có ba ngọn núi Tiên, và trên đó có ba vị Tiên nhân nắm trong tay loại thuốc trường sinh bất lão (Ảnh chụp màn hình)14

Nhưng theo ghi chép trong “Liệt Tiên truyện”, khi Tần Thuỷ Hoàng tới nơi này, đã gặp một vị là tiên sinh An Kỳ, bán thuốc ở dọc biển Đông. Người dân địa phương đều biết ông lão An Kỳ đã sống trên ngàn năm tuổi. Do vậy Tần Thuỷ Hoàng đã triệu kiến An Kỳ tới gặp riêng. Nghe nói, khi hai người gặp nhau, như bạn cũ lâu ngày gặp lại, đã nói chuyện ba ngày ba đêm. Cuối cùng, Tần Thuỷ Hoàng còn tặng cho ông lão ngọc bích, vàng bạc châu báu rất giá trị. Có điều sau đó An Kỳ biến mất không dấu vết, thậm chí còn gửi trả lại Tần Thuỷ Hoàng đôi giày ngọc đỏ, đồng thời trong thư còn yêu cầu Tần Thuỷ Hoàng vài năm sau hãy tới lại “núi Bồng Lai” tìm ông.

Như lời hẹn, vài năm sau, Tần Thuỷ Hoàng trở lại nơi cũ, nhưng không cách nào tìm được “núi Bồng Lai” mà ông lão An Kỳ nói. Do đó, Tần Thuỳ Hoàng đã phái một người tên là Từ Phúc ở lại vùng đất này để tìm kiếm Tiên nhân. Từ Phúc cũng không phải là một người bình thường, ông là môn sinh của bậc kỳ tài nổi tiếng Quỷ Cốc Tử. Từ Phúc từ rất sớm đã lãnh ngộ được đại Đạo vũ trụ và có được thuật trường sinh bất lão. Nên ngay cả Tần Huệ Văn Vương – ông cố của Tần Thuỷ Hoàng, người đã phá vỡ liên minh của Lục quốc vì ông đã sử dụng sách lược liên hoành của Trương Nghi – vốn là một học trò của Quỷ Cốc Tử. Cuối cùng nước Tần giành được cơ hội thống nhất Trung Nguyên. Vì vậy Tần Thuỷ Hoàng đặc biệt tín nhiệm Từ Phúc, thậm chí đã gửi cho Từ Phúc hàng ngàn chàng trai và cô gái, chuẩn bị mọi vật dụng cho họ, cùng với lương thực đủ ăn cho cả 3 năm. Nhưng điều khiến Tần Thuỷ Hoàng thất vọng là cuối cùng Từ Phúc biến mất cùng hàng ngàn người này.

Khi biết mình rất có thể đã bị Từ Phúc quay lưng phản bội, Tần Thuỷ Hoàng rất tức giận, nhưng thay vì ngồi đó và nhìn bản thân già đi, ông quyết định biến nỗi đau của mình thành sức mạnh. Ông lại tiếp tục tìm kiếm phương pháp để được trở nên trường sinh bất lão, vậy là mới tìm được Lư Sinh- thủ phạm của vụ việc ‘chôn Nho’ sau này. Trước khi lừa dối Tần Thủy Hoàng, ông ta đã từng được Tần Thuỷ Hoàng phái đi tìm Tiên dược nhiều lần, nhưng vài năm trôi qua, Lư Sinh chỉ mang về một cuốn sách tiên tri với tựa đề “Lục Đồ Thư”, trong đó có ghi một câu: “Vong Tần giả, Hồ dã”.

Khi nghe câu này, Tần Thuỷ Hoàng cho rằng câu nói này chính là tiên tri về việc đế quốc mà ông kiến lập rất có thể bị huỷ trong tay của người Hồ ngoại tộc nơi phương bắc. Do vậy ông đã lập tức phái đại tướng quân Mông Điềm dẫn đầu 300 ngàn đại quân tới tấn công Hung Nô, thậm chí sau chiến tranh còn dùng 700 ngàn người để xây Vạn Lý Trường Thành, ngăn chặn khả năng nhà Tần bị người Hồ diệt vong, nhưng không ngờ được rằng cuối cùng triều Tần lại bị hủy trong tay Tần Nhị Thế Hồ Hợi.

“Hồ dã” mà lời tiên tri đó nói không phải là chỉ người Hồ ở phương Bắc, mà là con trai ruột Hồ Hợi của Tần Thuỷ Hoàng. Có người nói rằng cả đời Tần Thuỷ Hoàng anh dũng quả cảm, nhưng cuối cùng do dùng đan dược có chứa quá nhiều kim loại nên mới chết yểu. Người như thế cực kỳ ngu ngốc, không đáng ngưỡng mộ.

Nhưng điều trông giống như là truy cầu ngu ngốc này lại đã ảnh hưởng đến lịch sử. Ngoài việc Tần Thuỷ Hoàng xây trường thành và ‘đốt sách chôn Nho’, người ta còn nhận ra rằng, ngay cả thuốc súng cần thiết cho các cuộc chiến sau này cũng đã được các thuật sĩ tình cờ phát hiện ra khi chế luyện đan dược. Bởi vì trong đan sa cần thiết trong luyện đan, chính là có lưu huỳnh. Mà trong quá trình luyện đan nhất định phải có lửa. Do đó, sau một số tai nạn, người Trung Quốc trở thành dân tộc đầu tiên phát hiện ra thuốc súng. Quan trọng hơn là, thuật luyện đan không chỉ luyện ra được thuốc súng, thậm chí còn luyện ra được vàng.

Bí mật của vàng

Vào lúc thuật luyện đan thịnh hành, có nhiều thuật sĩ đã phát hiện ra rằng đôi khi dùng đan sa – vốn là mẹ của Tiên dược, lại bất ngờ có thể luyện ra được vàng.

Sau này, các nhà khoa học quả thực đã chứng thực rằng, sau khi được nung luyện, đan sa không chỉ sản sinh ra lưu huỳnh và thuỷ ngân, mà thỉnh thoảng còn trộn một ít vàng. Bởi vì đan sa thực ra là một loại bột làm từ quặng. Khi loại quặng này được tạo ra, đôi khi có hòa trộn với vàng.

Vào lúc thuật luyện đan thịnh hành, có nhiều thuật sĩ đã phát hiện ra rằng đôi khi dùng đan sa lại bất ngờ có thể luyện ra được vàng (Ảnh chụp màn hình)

Khi đó, rất nhiều người cho rằng vàng được sinh ra bằng thuật luyện đan khác với vàng thông thường. Bởi vì đan sa có màu đỏ, dường như giống với kết tinh của khí huyết thiên địa. Vàng được tạo ra từ kết tinh này, tự nhiên sẽ là sự hợp nhất tinh hoa của trời, đất, mặt trời và mặt trăng. Sau này, người ta còn gọi nó là ‘kim đan’. Vì vậy, thuật luyện đan dần dần biến thành thuật luyện vàng. Nhưng người thời đó không nghĩ đến việc dựa vào thuật luyện vàng để làm giàu; mà mong muốn ăn ‘kim đan’ để đạt được cảnh giới trường sinh bất lão.

Căn cứ theo nghiên cứu khảo cổ, người Ai Cập cổ tin rằng, miếu thờ là nơi Thần cư trú. Khi người Ai Cập xây dựng miếu, thậm chí đã thiết kế nó thành hình ảnh thu nhỏ của thế giới, trong đó các cột trụ là thực vật, trần nhà là bầu trời cao, sàn nhà là thổ nhưỡng. Mỗi ngày các tư tế đều đến miếu Thần, diễn lại nghi thức sáng tạo vũ trụ. Nghi thức này chính là thuật luyện đan. Bởi vì quá trình này cũng sẽ sinh ra vàng, hơn nữa giống với thuật luyện đan của Trung Quốc, các tư tế Ai Cập cũng cho rằng vàng được sinh ra trong trạng thái này có tác dụng trị bách bệnh, thậm chí có khả năng giúp con người bất tử.

Nói cách khác, dù là ở Trung Quốc hay Ai Cập, con người đều từng cho rằng vàng có thể là vật chất trường tồn, chứ không phải là tượng trưng của “tài phú”.

Dường như tình yêu của con người đối với vàng không phải là tâm lý phô trương hời hợt, mà nó bắt nguồn từ khát vọng cơ bản nhất đối với sinh mệnh. Đây cũng là lý do thực sự vì sao Pharaoh lại có mặt nạ vàng. Bởi vì người Ai Cập cổ đại tin rằng, con người sẽ trở nên bất diệt nhờ sử dụng vàng. Nói cách khác, mục tiêu thực sự của người xưa không phải là vàng, mà là họ tin bên trong vàng có năng lượng của sự bất tử.

Người Ai Cập cổ đại tin rằng, con người sẽ trở nên bất diệt nhờ sử dụng vàng. Nói cách khác, mục tiêu thực sự của người xưa không phải là vàng, mà là họ tin bên trong vàng có năng lượng của sự bất tử (Ảnh chụp màn hình)

Điều này khiến có người liên tưởng tới truyền thuyết Sumer, đã từng mô tả rằng, nguyên nhân Anunnaki tới trái đất là vì có một lỗ hổng lớn trong bầu khí quyển của họ. Họ cần lượng lớn vàng để lấp cái lỗ này, nên họ mới tới trái đất để đào vàng. Điều này có nghĩa là, vàng thực sự có thể có một số loại năng lượng. Nó không chỉ có thể khiến con người bất tử, mà còn có thể ổn định bầu không khí.

Nếu thực sự đúng như vậy, sau khi phần lớn vàng của chúng ta bị lấy đi, liệu có gây ra lỗ hổng trong bầu khí quyển của trái đất không? Vì trong truyền thuyết Trung Quốc, bà Nữ Oa đã từng vá trời, hơn nữa thứ bà dùng để vá trời khi đó, không phải là vật chất thông thường, mà là đá ngũ sắc đã từng được chế luyện. Lẽ nào bà Nữ Oa là thuật sĩ luyện đan đầu tiên?

Điều rất trùng hợp là, dung mạo của bà Nữ Oa có mặt người, thân rắn. Phải chăng bà vốn là người dân của nước Hiên Viên, nơi mà Tần Thuỷ Hoàng và các hoàng đế sau này đều tìm kiếm. Không chỉ các vị hoàng đế của phương Đông, ngay cả các thuật sĩ luyện vàng, hội Rosicrucian của phương Tây sau này đều tìm kiếm rắn đôi.

Nếu như thực sự có thể dựa vào thuật luyện đan hoặc luyện vàng để thay đổi những hạn chế ban đầu của sinh mệnh, thì con người đã có thể làm từ lâu, nhưng hiện nay như chúng ta đều biết, con người vẫn không thể bất tử.

Thuật luyện kim hiện đại

Vào năm 332 trước Công nguyên, Alexander Đại Đế cuối cùng đã chinh phục được Ai Cập, vì vậy luyện kim thuật của Ai Cập bắt đầu truyền tới châu Âu. Khi đó, Alexander Đại Đế đã phát hiện ra phiến ngọc lục bảo huyền thoại Emerald Tablet. Trên phiến đá này có ghi chép về đạo lý hình thành vạn vật trong vũ trụ, trên đó còn ghi về phương pháp tạo ra đá tạo vàng (philosopher’s stone). Nó có thể trị được bách bệnh, giúp con người trường sinh bất lão. Điều này rất giống với kim đan mà phương Đông nói tới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là, nó còn có thể sáng tạo ra sinh mệnh, và đây chính là nguồn gốc của truyền thuyết “Người tí hon trong chai”.

Trên phiến ngọc lục bảo huyền thoại Emerald Tablet có ghi chép về đạo lý hình thành vạn vật trong vũ trụ, trên đó còn ghi về phương pháp tạo ra đá tạo vàng (philosopher’s stone) (Ảnh chụp màn hình)

Vào khoảng thời trung cổ, giới khoa học rất thịnh hành thuật luyện kim. Nhiều nhà khoa học đều ở trong phòng thí nghiệm luyện kim. Vì thế, thời đó có thể trở thành nhà luyện kim thuật không phải là việc xấu hổ.

Đây là hình thức phôi thai sớm nhất của hóa học hiện đại. Nếu không có luyện kim thuật giúp chúng ta phân giải khoáng chất, con người sẽ rất lâu mới phát hiện ra các nguyên tố của bảng tuần hoàn nguyên tố.

Tới thế kỷ 19, luyện kim thuật – hành động ủng hộ chủ nghĩa thần bí này lại dần dần bị giới khoa học phủ nhận. Nhưng điều khiến mọi người kinh ngạc là, nhà bác học Newton, người đã phát hiện ra trọng lực vào năm 1669, đã phớt lờ những ánh mắt dò xét bên ngoài để bắt đầu nghiên cứu luyện kim thuật. Thậm chí có người còn hình dung Newton đã dành cả đời tìm kiếm Thượng Đế, liệu Thượng Đế ở đây có phải là “Đạo” không?

Năm 1837, nhà khoa học Andrew Crosse làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, các tinh thể silicon dioxide được hình thành bằng cách sử dụng các điện cực được ngâm trong oxit sắt trong dung dịch silicat. Nhưng khi thí nghiệm kết thúc, Andrew lại không thấy các tinh thể silicon dioxide, mà thay vào đó là một con côn trùng được bao phủ bởi những chiếc râu dài.

Nhà khoa học Andrew Crosse (Ảnh chụp màn hình)

Theo ghi chép thí nghiệm của Andrew, vào ngày thứ 26 sau khi ngâm trong oxit sắt, một con côn trung chui ra khỏi dung dịch. Lúc đó Andrew vô cùng ngạc nhiên bởi vì sinh mệnh đều do chất hữu cơ tổ thành, mà dung dịch oxit sắt và silicat đều là chất vô cơ, và giữa chúng không thể sản sinh ra sinh mệnh. Do vậy, Andrew cho rằng chắc chắn thí nghiệm bị sai ở đâu đó và ông lập tức làm lại thí nghiệm, nhưng rồi ông lại nhìn thấy con côn trùng kỳ lạ. Vì thí nghiệm này đã phá vỡ nhận thức của con người về khoa học sự sống. Ông cho rằng, nếu vội vàng công bố thí nghiệm này, sẽ có thể gây ra những tranh luận không đáng có nên đã quyết định không công bố nó.

Thực ra, ngày nay chúng ta biết được câu chuyện này là vì vợ của Andrew đã xuất bản sách và công bố sự việc sau khi ông qua đời. Khi đó, rất nhiều người đã cố gắng sao chép lại thí nghiệm của ông, nhưng không ai nhìn thấy côn trùng kỳ lạ. Do vậy, từ đó trở đi, thí nghiệm của Andrew trở thành một bí ẩn trong lịch sử khoa học vẫn chưa tìm được lời giải. Tuy nhiên, thí nghiệm này lại mang tới một chút hy vọng cho các thuật sĩ luyện kim hiện đại, bởi vì nếu thí nghiệm này thực sự thành công, điều đó có nghĩa là chúng ta đang tiến một bước gần hơn đến Đạo. Và nó cũng khiến nhiều người tự hỏi liệu chúng ta có cơ hội tìm thấy Đạo sau khi con người tiếp tục truy tìm cội nguồn của mình hay không. Đây là mục tiêu chung của thuật luyện đan và thuật luyện kim, hy vọng tìm được Thần và đạt được mục đích của sự bất tử.


Nguồn: NTD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *