Lăng mộ hơn 2.000 năm tuổi này được mệnh danh là ‘kỳ quan thứ 8’ của thế giới.
Hiện trường khu xây dựng (Ảnh: QQ)
LỜI CẢNH BÁO VỀ “GẠCH TẦN NGÓI HÁN”
Năm 2018, Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc đã tuyên dương một cụ ông tám mươi tuổi tên là Vương Gia Quý.
Khi còn trẻ, ông Vương theo học ngành kiến trúc và được biết về “gạch Tần ngói Hán”. Sau này trong quá trình làm việc, ông được phân công đến một công trường xây dựng ở phía bắc Hồ Bắc.
Một ngày nọ, khi tòa tháp bỏ hoang bị phá bỏ, Vương Gia Quý nhận thấy một số điểm khác biệt khi dọn đất nền: Tầng đế là một lớp đất nâu trải rộng nhưng xung quanh nó là đất đỏ. Lớp đất kỳ lạ này gợi cho ông Vương nhớ lại về chất liệu đặc biệt đã được học qua.
Việc phát hiện “gạch Tần ngói Hán” là dấu hiệu của các ngôi mộ cổ và các di tích dưới lòng đất. Lúc này, các công nhân chuẩn bị cho nổ lớp đất màu, ông Vương vội vàng ngăn mọi người dừng lại.
Ông cảnh báo rất có thể dưới lòng đất là những kho báu lớn. Người phụ trách chính ngay lập tức cử người từ đến phòng văn hóa địa phương để báo cáo.
Trong thời gian chờ đợi, một số người vẫn kiên quyết cho nổ lớp đất để không bị gián đoạn tiến độ. Không còn cách nào khác, ông Vương đành chọn cách an toàn nhất: Mỗi lỗ nổ chỉ có thể được đặt ở độ sâu từ 40 đến 50 cm, và thuốc súng chỉ được 100 gram ở mỗi mắt. Quả nhiên, sau đó một phiến đá khổng lồ lộ ra.
NGÔI MỘ NGẬP NƯỚC KHIẾN CHUYÊN GIA CHẾT LẶNG
Đến ngày thứ hai, đoàn khảo cổ đến và xác định đây thực sự là một ngôi mộ cổ lớn và hiếm có.
Sau khi sử dụng máy móc thiết bị quy mô lớn, cuối cùng lăng mộ cũng được mở ra, mọi người chết lặng khi chứng kiến cung điện nghĩa trang cổ đại: Toàn bộ ngôi mộ ngập trong nước với 21 chiếc quan tài nổi lên trong!
Những chiếc quan tài ngâm trong nước khiến các chuyên gia lo lắng. Họ sợ rằng những thứ ở bên trong đã bị nước phá hủy.
Ngôi mộ ngập trong nước (Ảnh: QQ)
Các nhà khảo cổ nhận định, rất có thể các bảo vật được cất giấu trong lăng mộ chứa đầy nước dưới những chiếc quan tài nổi. Vì không phát hiện ra dấu hiệu trộm mộ nên các chuyên gia cho rằng vốn dĩ ngôi mộ này đã được đổ đầy nước từ đầu.
Sau hơn 60 ngày khai quật, và rút cạn nước bên trong, cuối cùng ngôi mộ bị nhấn chìm hàng nghìn năm đã lộ diện. Cách bài trí của lăng mộ này giống như một ngôi nhà ba gian hiện đại.
Ngôi mộ cổ chìm đã được các bằng chứng khảo cổ học chứng minh là lăng mộ của thủ lĩnh nhà Tùy hơn 2.400 năm trước. Chủ nhân của ngôi mộ là Tăng Hầu Ất. Ngôi mộ này được mệnh danh là kỳ quan thứ tám của thế giới.
Qua quá trình khai quật, nhóm khảo cổ đã mở ra các kho báu và nhiều di vật văn hóa cùng bảo vật nghệ thuật. Tổng cộng số di vật thu được được chất đầy bởi 21 chiếc xe.
Bảo vật cực “độc” trong ngôi mộ cổ (Ảnh: QQ)
Trong đó nổi bật nhất là chiếc chuông nổi tiếng thời Chiến Quốc. Chiếc chuông nặng 2,5 tấn vẫn được treo ngay ngắn trong ngôi mộ ngập nước hàng ngàn năm. Ngoài ra, còn có một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có tên là “tôn bàn”. Bảo vật bằng đồng này dùng để đựng rượu và nước trong các cuộc tế lễ của người xưa.
Tôn bàn ra đời vào thời Chiến Quốc. Vật phẩm này được đúc bằng phương pháp đúc khuôn sáp đã bị thất truyền. Tôn bàn có hoa văn tinh xảo, phức tạp, không có dấu vết rèn. Tượng đồng được làm từ 34 bộ phận qua 56 lần đúc và hàn.
Toàn bộ thân tôn bàn được đúc nguyên khối, các phụ kiện như chân được đúc riêng sau đó hàn vào thân. Ngày nay dù khoa học có hiện đại song vẫn không thể tái hiện kỹ thuật đúc nên sản phẩm tương tự.
Nguồn: DV
- Bí ẩn những ánh sáng kỳ lạ đánh đố con người
- Hé lộ bí mật sửng sốt về người ngoài hành tinh
- 5 trường hợp con người nhớ được tiền kiếp của mình