Từ câu nói của cổ nhân Trung Quốc: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh lục tứ quái, khả diễn sinh vạn vật”, học giả người Đức Schönberger đột nhiên nghĩ: giữa tứ tượng và bốn kiểm cơ của DNA có quan hệ gì?
Nền văn hóa cổ đại Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm sớm đã biết bí ẩn về mã gen di truyền? Sáu mươi bốn quẻ của “Kinh Dịch” và mật mã tử di truyền có sự trùng khớp một cách đáng kinh ngạc. Lẽ nào hết thảy đều là định số? (Được cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)
Nếu dùng tứ tượng để biểu thị mật mã tử (genetic codon) thì sẽ như thế nào?
Xin chào quý vị, chào mừng các bạn đến tham khám những Bí ẩn chưa được giải đáp cùng chúng tôi!
Mô thức kết cấu chuỗi xoắn kép DNA. (Ảnh: Freepik)
DNA, viết tắt của DeoxyriboNucleic Acid, là kết cấu phân tử của gen di truyền, có thể hiển thị mật mã di truyền gen tiếp tục truyền thừa của sinh mệnh con người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng gen di truyền của DNA có thể quyết định diện mạo, thể hình, màu da và tình trạng sức khỏe. Thông qua so sánh trình tự DNA trong tế bào nhân thể, có thể xác định các bệnh di truyền, phán đoán các bệnh chứng di truyền, thậm chí có thể biết trước thời gian tử vong. Đồng thời người ta còn phát hiện, chỉ một chút dị biệt trong trình tự gen DNA, sẽ quyết định sự tồn tại khác nhau của các loài khác nhau.
Mô thức kết cấu chuỗi xoắn kép DNA được phát hiện bởi James Watson và Francis Crick, được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 4 năm 1953. Phát hiện này đã được ca ngợi là phát hiện vĩ đại nhất trong sinh học của thế kỷ 20, từ đó đã khai mở cánh cổng cho sinh học phân tử. Như chúng tôi đã giới thiệu trong chuyên mục “Phát hiện dấu ấn của Thần trong bộ gen người” trước đây, ba tỷ cặp kiểm cơ trong tổ gen xoắn kép DNA cho đến nay vẫn chưa được con người giải mã hoàn toàn.
Năm 1973, một học giả người Đức tên là Martin Schönberger đã xuất bản cuốn sách nhỏ “Chìa khóa bí ảo của sinh mệnh: Công thức vũ trụ của Kinh Dịch và mật mã di truyền” (The I Ching and the Genetic Code: The hidden key to life), mô tả những bí ẩn mà ông đã phát hiện.
Tranh vẽ Phục Hy. (Ảnh: Wiki)
Trước khi nói về Kinh Dịch, chúng ta cần phải nói về Phục Hy. Phục Hy là thiên thần trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, và là thủy tổ nhân văn của nền văn minh lần này của dân tộc Trung Hoa. Phục Hy thụ mệnh Trời, trên thì ngưỡng vọng thiên không quan sát nhật nguyệt tinh thần, dưới thì cúi xuống quan sát địa hình địa lý, nghiên cứu dấu chân và hoa văn trên thân của chim bay thú chạy, lại thấu suốt quy luật của vạn vật tự nhiên, lấy hình tượng của thiên địa vạn vật mà chế tác bát quái.
Trong bát quái này, sự tổ hợp của hai quẻ (quái) thượng hạ còn có thể suy diễn ra sáu mươi tư quẻ. Cổ nhân cho rằng, tận cùng của bát quái là lý âm dương thái cực, thể hiện đại đạo tiên thiên, đầy đủ thần thông kỳ diệu của thiên địa tự nhiên, là công cụ để người và Thần câu thông (thông linh) với nhau.
Schönberger phát hiện, giữa 64 quẻ của Kinh Dịch và 64 mật mã tử di truyền mà các nhà khoa học phát hiện cận đại có sự trùng hợp đáng kinh ngạc.
Mật mã tử di truyền
Hiện tại giới khoa học kỹ thuật đã biết DNA chứa 4 kiểm cơ (nucleotide) là A-adenin, T-thymine, G-guanin, C-cytosine, và trong RNA cũng có 4 kiểm cơ, chỉ là thay T-thymine bằng U – Uracil, 3 kiểm cơ còn lại giống như của DNA.
Vậy làm thế nào để các kiểm cơ này chỉ đạo cơ thể cuối cùng hợp thành protein? Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, trình tự DNA và RNA lấy 3 kiểm cơ làm thành 1 tổ, tổ thành “mật mã tử”, tiếng Anh gọi là genetic codon. Mật mã di truyền, còn được gọi là biên mã di truyền, chính là quy tắc truyền đạt của tín tức di truyền, và các mật mã tử này được chuyển dịch thành trình tự axit amin của protein, dùng để hợp thành protein. Tựa hồ tất cả mọi sinh vật đều sử dụng mật mã di truyền đồng dạng, được gọi là “mật mã di truyền tiêu chuẩn”.
Theo cách này, cứ 3 trong số 4 kiểm cơ sẽ tổ hợp thành một mật mã tử, căn cứ trình tự tổ hợp mọi người có thể tính toán ra, DNA và RNA đều có 64 mật mã tử. Mà 64 mật mã tử đều có các công năng riêng của chúng.
Mật mã di truyền của RNA cũng tương tự, chỉ là dùng U-uracil thay thế cho T-thymine.
Vậy toàn bộ quá trình tạo ra protein như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về nó ở đây.
Các gen đầu tiên từ DNA được sao chuyển thành các bản mẫu RNA đối ứng, tức RNA tin nhắn (mRNA). Tiếp theo, dưới tác dụng của hạch đường thể (ribosome) và RNA chuyển vận (tRNA) cũng như dưới tác dụng của một số enzym, từ bản mẫu RNA chuyển dịch thành các chuỗi axit amin (polipeptit) căn cứ theo mật mã di truyền, cuối cùng sau khi trải qua chuyển dịch, tu sửa hình thành protein.
Mọi người có thể phát hiện, các chuỗi kiểm cơ dài trong gen, bắt đầu từ các vị trí khác nhau, cứ 3 cái thành 1 tổ, có thể có rất nhiều cách giải đọc khác nhau. Ví dụ, nếu trình tự kiểm cơ là GGGAAAACCC, có thể từ kiểm cơ G đầu tiên bắt đầu đọc, sẽ có 3 mật mã tử: GGG, AAA và CCC. Nếu từ kiểm cơ G ở vị trí thứ hai bắt đầu đọc, thì chuỗi sẽ có hai mật mã tử: GGA và AAC. Nếu từ kiểm cơ G ở vị trí thứ ba bắt đầu đọc, thì lại sẽ sinh ra 2 mật mã tử: GAA và ACC. Vậy thì rốt cuộc các mật mã tử nên được đọc theo phương thức nào đây?
Chỗ này cần đề cập đến 2 khái niệm “mật mã tử khởi đầu” và “mật mã tử kết thúc”.
Mật mã tử khởi đầu và mật mã tử kết thúc
Như tên của nó, mật mã tử khởi đầu chính là mật mã tử đầu tiên được RNA tin nhắn (mRNA) tiến hành phiên dịch. AUG là mật mã tử khởi đầu thường thấy nhất. Nó biên mã axit amin methionine (Met) trong sinh vật chân hạch và methionine (fMet) trong sinh vật nguyên hạch. Trong quá trình hợp thành protein, RNA chuyển vận (tRNA), dưới sự giúp đỡ của nhân tử khởi thủy, sẽ nhận định ra mật mã tử khởi đầu AUG, mới bắt đầu phiên dịch đối với RNA tin nhắn (mRNA).
Ngoài ra còn có ba mật mã tử đặc biệt trong mật mã di truyền, đó chính là các mật mã tử kết thúc – UAG, UAA và UGA. Các mật mã tử này không biên mã axit amin, trong quá trình phiên dịch phát xuất rất nhiều tín hiệu kết thúc polipeptit. Trong quá trình hợp thành protein, mật mã tử kết thúc sẽ dẫn đến việc giải phóng rất nhiều polipeptit mới từ trong hạch đường thể (ribosome).
Ba mật mã tử kết thúc được mệnh danh là “hổ phách” (amber – UAG), “đá trắng” (opal hoặc umbe-UGA) và “đá đỏ” (ochre – UAA). Tại sao nó lại được gọi với cái tên như vậy? Mật mã tử kết thúc đầu tiên, Amber, là do Charles Steinberg và Richard Epstein phát hiện, họ không dùng tên mình để mệnh danh mật mã tử đó, mà nghĩ đến người bạn của họ là Harris Bernstein, dùng cái tên Bernstein để đặt tên cho UAG, và Bernstein có nghĩa là hổ phách trong tiếng Đức. Khi hai mật mã tử kết thúc còn lại được tìm thấy, để bảo trì tính nhất quán trong việc mệnh danh, chúng đã được đặt tên theo đá quặng.
Đến đây, mọi người có thể hỏi, vậy thì giữa mật mã di truyền và 64 quẻ Kinh Dịch có mối liên hệ gì?
Phát hiện của các học giả Đức
Khải phát từ học giả người Đức Schönberger, từ câu nói của cổ nhân Trung Quốc: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh lục tứ quái, khả diễn sinh vạn vật”, ông đột nhiên nghĩ đến, giữa tứ tượng và bốn kiểm cơ có quan hệ gì? Nếu dùng tứ tượng để biểu thị mật mã tử thì sẽ như thế nào?
Do đó, Schönberger đã đem bốn kiểm cơ UCAG của RNA phân biệt đối ứng với tứ tượng Thái Âm, Thiếu Âm, Thiếu Dương và Thái Dương. Mọi người đoán xem, 64 mật mã tử và 64 quẻ Kinh Dịch hoàn toàn có thể đối ứng: 1 đối 1.
Sau Schönberger, ngày càng có nhiều học giả phương Đông và phương Tây bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa “Kinh Dịch” và di truyền học. Tạ Văn Vĩ, một giáo sư chuyên khoa ung bướu Trung Y nổi tiếng thế giới, là một trong số họ. Giáo sư Tạ đã học tập và nghiên cứu về phân tử học tế bào tại Hoa Kỳ, đồng thời rất quen thuộc với những thành tựu tối tân nhất của ngành di truyền học hiện đại. Đồng thời, ông đã nghiên cứu chuyên sâu đối với Kinh Dịch, ông tương liên cả hai để tiến hành nghiên cứu so sánh, và trong cuốn sách “Đối thoại hai bộ thiên thư – Kinh Dịch và DNA” ông đã chỉ ra: “Nếu muốn đọc hiểu bộ thiên thư DNA khó hiểu và thâm ảo này, hãy trước tiên đọc hiểu bộ thiên thư Kinh Dịch trông có vẻ cực đơn giản, đó có thể là một con đường tắt, đúng như một triết gia đã nói, hãy dùng Kinh Dịch như chiếc chìa khóa trong tay để mở ra cánh cửa sinh mệnh của DNA.”
Các nhà nghiên cứu phát hiện, dùng 64 quẻ Kinh Dịch suy diễn ra mật mã di truyền, không chỉ trật tự chỉnh tề, mà còn khám phá ra những khiếm khuyết biểu thị mật mã gốc, cũng như tình huống biến dị mật mã sinh vật cao đẳng đều có thể giải dịch ra được. Họ cho rằng, tính nhất quán cố hữu của hai hệ thống ký hiệu của 64 quẻ Kinh Dịch và mật mã di truyền có thể mang đến một giả thiết hợp lý, tức tồn tại một thể hệ mật mã mà tín tức được biểu hiện ra thông qua một chủng vật chất và phi vật chất, tất cả các sinh mệnh trong vũ trụ đều có thể thông qua thể hệ 64 ký hiệu này mà biểu thị ra.
Trong văn hóa cổ xưa của phương Đông, thể hệ mật mã này chính là Kinh Dịch, còn trong khoa học hiện đại của phương Tây, thể hệ mật mã này là mật mã di truyền DNA. Có học giả cảm thán, âm dương lưỡng cực thông qua DNA được thể hiện xuất lai trong mỗi một tế bào của nhân thể chúng ta, phải chăng đó chính là một loại thể hiện của cái mà Đạo gia thường nói: “Nhân thể tự có âm dương”?
Trên thực tế, Kinh Dịch có ý nghĩa sâu xa không chỉ đối với di truyền học hiện đại, mà còn có tương quan với việc phát hiện ra hệ nhị phân mà công nghệ máy tính hiện đại dựa vào.
Kinh Dịch và hệ nhị phân
Ở đây chúng ta cần nhắc đến nhà toán học và triết học nổi tiếng người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz, ông là một học giả có nhiều hứng thú cực kỳ rộng, được gọi là Aristotle của thế kỷ XVII.
Gottfried Leibniz. (Ảnh: Wiki)
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1679, Leibniz đã phát minh ra một phương pháp tính toán, tiến hành thay thế hệ thập phân 0-9 trước đó bằng hệ nhị phân 0 và 1. Vì vậy, ông đã viết thư cho các linh mục Grimaldi và Bouvet, đương thời đang ở Bắc Kinh, về phát minh mới của mình, hy vọng sẽ khơi dậy sự quan tâm của Hoàng đế Khang Hy, người mà trong tâm, ông coi là “một người yêu số học”.
Bouvet ngạc nhiên khi thấy lá thư của Leibniz. Bởi vì ông phát hiện, khái niệm hệ nhị phân này phi thường tương tự với các ký hiệu cơ bản âm dương trong Kinh Dịch cổ đại của Trung Quốc. Vì vậy, ông đã viết lại một lá thư cho Leibniz, nói rằng: “Ngài không nên coi hệ nhị phân là một môn khoa học mới, bởi vì Phục Hy của Trung Quốc sớm đã phát minh.” Bouvet kiến nghị Leibniz sử dụng 6 hào (là vạch bát quái trong Kinh Dịch, 3 hào hợp thành một quẻ) của Trung Quốc để thuyết minh hệ nhị phân, và đính kèm biểu đồ 6 hào của Phục Hy. Sau khi Leibniz nhận được bức thư, ông cũng rất ngạc nhiên, và rất tin tưởng ý nghĩa toán học của Kinh Dịch, tin rằng người Trung Quốc cổ đại đã nắm vững hệ nhị phân, và về phương diện khoa học đã vượt xa rất xa người Trung Quốc đương đại. Ông đã viết thư lại cho Bouvet, nói ông tin rằng Phục Hy là người sáng lập ra khoa học Trung Quốc, và rằng đồ hình quái hào là một trong những cột mốc cổ xưa nhất trong lịch sử khoa học.
Hệ nhị phân này đã trở thành nền tảng cho sự ra đời và phát triển của công nghệ máy tính sau hàng trăm năm hậu Leibniz. Có thể nói hệ nhị phân không thể tách rời với cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Nói đến đây, thật sự rất cảm động. Văn hóa Trung Hoa uyên viễn lưu trường, bác đại tinh thâm, nhưng nhiều điều tinh hoa đã dần bị lãng quên trong quá trình phát triển của lịch sử. Ngay cả khi đó, một số trí huệ viễn cổ còn may mắn tồn tại như “Kinh Dịch”, thì hiện tại có mấy ai có thể chân chính lý giải được ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong nó? Rất nhiều người, được giáo dục bởi khoa học thực chứng, thậm chí còn coi đó là mê tín dị đoan. Nhưng điều thú vị là, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học đã phát hiện và chứng thực sự trác việt phi phàm của trí huệ văn hóa Trung Hoa cổ xưa từ một con đường khác. Đó thực sự là một cảm giác mò mẫm kiếm tìm, xoay xoay chuyển chuyển, rồi cuối cùng quy hồi trở lại chính điểm ban đầu.
Nguồn: DKN – Theo Epoch Times
- 2 lời tiên tri đúng đến “lạnh gáy” của Baba Vanga trong năm 2022
- Chiếc bao cao su của Pharaoh Ai Cập khiến nhân loại sửng sốt
- Người ngoài hành tinh đang ẩn nấp dưới đáy đại dương?