Kim tự tháp có hình thù kỳ lạ, chưa từng bắt gặp ở Peru

Các nhà khảo cổ học vẫn đang đau đầu đi tìm lời giải đáp về một kim tự tháp bí ẩn có cấu trúc kỳ quái được xây dựng hàng trăm năm trước tại thung lũng Nepeña, Peru và được mô phỏng theo hình dạng núi lửa. 

Đây quả thực là một phát hiện đầy bất ngờ vì tại thung lũng Nepeña, không hề có một công trình cấu trúc hay núi lửa nào có hình thù giống như kiến trúc của kim tự tháp cổ đại này. 




Từ thập niên 60 của thế kỷ 20, người đã phát hiện ra cấu trúc này và nó trông giống như một ụ đất trồi lên giữa thung lũng. Không ai biết chính xác nó được xây dựng từ bao giờ và ai là người thiết kế, chỉ có một manh mối duy nhất là kim tự tháp nằm gần trung tâm văn hóa Late Formative (900-200 năm TCN) nên các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể liên quan đến thời kỳ văn minh đó. 

Kim tự tháp khi quan sát từ xa. (Ảnh: Daily Mail)

Kim tự tháp kỳ lạ này cao 15,5 m và trên đỉnh tháp có cấu trúc giống như miệng núi lửa được đào phía trên đỉnh. Kể từ khi phát hiện ra công trình này, các nhà khoa học thực sự ngạc nhiên và bất ngờ vì họ không thể hiểu và giải thích hình dạng kỳ quặc đó. 

Theo một báo cáo được đăng trên tạp chí Antiquity, các nhà nghiên cứu cho biết:

“Khi nhìn từ xa, kim tự tháp giống như chóp núi lửa bị cháy dở, tương tự như núi lửa ở thung lũng Andahua ở miền Nam Peru. Vì thế, chúng tôi đặt tên cho công trình là El Volcán.”

Tuy nhiên xung quanh kim tự tháp không có bất cứ núi lửa nào để đối chiếu với công trình này hay không có một ví dụ nào về cấu trúc núi lửa biết đến trước đây có thể giống như El Volcán ở Peru. Qua thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra 2 giả thuyết:

Một là cái hố trong trên đỉnh tháp là do xói mòn.
Hai là kết cấu có hình dạng miệng núi lửa này có liên quan đến sự kiện thiên văn nào đó.




El Volcan chụp từ trên cao có thể thấy rõ cấu trúc “miệng núi lửa”. (Ảnh: Ancient Pages)

Tuy nhiên, phát hiện mới nhất cho thấy quá trình hoạt động địa chất hay sự hình thành tự nhiên không hề tạo ra kim tự tháp với hình dáng như vậy.

Cụ thể, trong quá trình đào một cái rãnh trên tường phía Nam của “miệng núi lửa”, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cầu thang bị sập, một hàng gạch không nung cùng một lớp bùn-thạch cao cách bề mặt 2m. Ngoài ra, họ còn tìm thấy phần sót lại của 1 lò sưởi cổ đại tại trung tâm của tầng lõi bên trong của kim tự tháp.

Sử dụng phương pháp đo đồng vị phóng xạ Cacbon 14, các nhà nghiên cứu kết luận lò sưởi này có niên đại vào khoảng năm 1492 – 1602 SCN hoặc năm 1563. Và trong khoảng thời gian đó, họ còn phát hiện ra 1 điểm khá bất thường – một cụm dữ liệu giống như 4 lần nhật thực hiếm thấy.




Cầu thang đổ cùng lớp thach cao-bùn cách bề mặt 2m. (Ảnh: The Event Chronicle)

Họ cho rằng:

“Thông thường, mỗi lần nhật thực toàn phần xuất hiện một nơi nào đó, khoảng thời gian là 360 năm. Nhưng 4 lần nhật thực toàn phần chỉ xảy ra trong 110 năm, xác suất xảy ra sự kiện nhật thực 110 năm chỉ là 0.0003. Một con số quá nhỏ!

Những cư dân trong khu vực này sao có thể chiêm ngưỡng được nhật thực toàn phần với tần suất dày đến như vậy được. Có thể bốn nhật thực xuất hiện trong phạm vi quan sát 32 năm giữa các năm 1521 và 1543 SCN nhưng điều đó khó có thể xảy ra.”


Theo các nhà nghiên cứu, người dân sống ở khu vực ven biển Peru thời điểm đó thường chào đón nhật thực với “niềm hân hoan, không sợ hãi” giống như người Inca trước đây.

Sơ đồ kim tự tháp El Vocán. (Ảnh: Conhecimento Hoje)

Trong khi các nhà khoa học chưa có đủ bằng chứng để giải thích tại sao lại được xây theo hình dạng núi lửa, phát hiện này cho chúng ta thấy kim tự tháp này có quan hệ nào đó với nhật thực. Các nhà nghiên cứu tạm kết luận rằng: “El Volcán là nơi tổ chức nghi lễ với: biển tượng trưng cho Mặt Trăng và đất tượng cho Mặt Trời” sau khi quan sát càng rõ những nền móng thẳng hàng trong hoàng hôn tháng 12.
Nguồn: ĐKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *