Kim tự tháp ban đầu có màu trắng với phần đỉnh dát vàng

Không như hình ảnh màu vàng đất cổ kính mà ta nhìn thấy ngày nay, một tài liệu mới cho thấy kim tự tháp ban đầu có màu trắng với phần đỉnh được dát vàng.

Thông tin này được công bố bởi nhà sử gia Bettany Hughes trong bộ phim tài liệu mới: “Sông Nile: dòng sông lớn nhất của Ai Cập”. Bettany chia sẻ cô đã phát hiện điều này khi tìm được cuộn giấy cói ghi chép 4.500 tuổi của một người đàn ông tên là Merer trong một hang động gần biển Đỏ. Trong đó, Merer đã mô tả và kể lại những ngày ông làm việc trong kim tự tháp bằng chữ tượng hình.




Khác với suy nghĩ của nhiều người, kim tự tháp là tên gọi chung cho dạng kiến trúc hình chóp với bốn mặt bên là hình tam giác đều, bởi thế kim tự tháp không chỉ ở Ai Cập mà còn ở những nước trên thế giới. Tuỳ vào văn hoá mỗi nơi, mà kim tự tháp lại mang những đặc điểm riêng. Dù vậy đối với người Ai Cập, kim tự tháp là công trình kiến trúc vĩ đại và quan trọng trong đời sống người dân.

Kim tự tháp được sử dụng như lăng mộ dành cho các vị vua, do vậy nên khi các Pharaoh vừa lên ngôi đã bắt đầu xây dựng kim tự tháp và tính đến nơi yên nghỉ riêng cho mình. Trong đó đại kim tử tháp Giza là một trong những công trình cổ và là nơi duy nhất còn nguyên vẹn trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại.

Kim tự tháp Giza được xây dựng vào năm 2560 TCN từ 2 triệu khối đá vôi với trọng lượng lên đến 6 triệu tấn và mất 20 năm để hoàn thành. Theo nhiều tài liệu ghi chép cho rằng vào thời điểm vừa hoàn thành, kim tự tháp được ốp bởi một lớp vỏ đá làm từ đá vôi Taru trắng được cắt chi tiết và có độ chính xác đến mức ngạc nhiên 1/100 inch. Mỗi khối đá có kích thước lần lượt là 1.5m, 1.8m với khối lượng là 15 tấn. Lớp vỏ đá có độ trơn bóng cao và có thể phản xạ lại ánh mặt trời trái ngược với vẻ ngoài gồ ghề như hiện nay. Người ta thậm chí còn dát vàng lên phần đỉnh tháp với mong muốn tạo nên một kiến trúc rực rỡ, lấp lánh giữa sa mạc.





Thật sự hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy hiện nay chính là phần lõi của kim tự tháp, vậy lớp vỏ đá đã đi đâu? Nhiều tài liệu ghi chép rằng vào năm 1356, những khối vỏ đá đã bị dở bỏ để dùng làm vật liệu cho các công trình tôn giáo và quân sự khác. Hiện nay du khách vẫn có thể tìm thấy phần đá ấy tại nhà thờ Hồi giáo ở Cairo. Ngoài ra, phần đá còn lại đã bị phá vỡ và trở thành những đống đổ nát do những trận động đất.

Theo Insider
Nguồn: Tinhte

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *