Kiệt tác của tạo hóa: Khi những ngọn núi lớn mang hình dáng con người

Tại một vùng núi ở Canada, người ta đã phát hiện được một vùng núi khổng lồ mang hình dáng khuôn mặt người. Ngạc nhiên hơn, vùng núi này hoàn toàn là kiệt tác của tạo hóa.

“Những người đàn ông treo biển hiệu tượng trưng cho các món đồ buôn của họ; những anh thợ đóng giày thì treo một chiếc giày khổng lồ; những người thợ kim hoàn thì treo một chiếc đồng hồ ngoại cỡ, và những nha sĩ thì treo một chiếc răng vàng; nhưng tại vùng núi ở New Hampshire, Thượng đế Toàn năng đã để lại một dấu hiệu cho thấy rằng ở đây, Ngài đã tạo ra con người”, Daniel Webster (1782 – 1852), một chính khách người Mỹ cho hay.

(Ảnh: Ancient Origins)

Theo truyền thống ngàn xưa của Trung Quốc cổ đại, các vị thần trên Thiên Thượng không hoàn toàn hiện hữu ở một không gian thực tại độc lập, riêng biệt, cách ly xa khỏi nơi con người chúng ta – họ cũng có sự đối ứng vật chất (“xác phàm”) trên thế gian này. Người xưa tin rằng những tảng đá lớn, những ngọn núi kỳ vĩ hay những vùng đất kỳ dị trên đất liền là một bộ phận của một vòng tuần hoàn chuyển động mà nhờ đó các vị Thần cư ngụ và được nuôi dưỡng. Vì vậy, mỗi khi một trong những hình tượng đó sụp đổ, điều đó đồng nghĩa với việc vòng đời của vị Thần đó đã đi đến hồi kết.




Bên cạnh những huyền thoại hay sự thật về số phận của vũ trụ, những kỳ quan thiên nhiên như thế này có mặt trên khắp hành tinh – và thậm chí còn xa hơn nữa. Tuy rằng nền văn minh hiện tại của chúng ta không đưa ra bất kỳ lời giải thích siêu nhiên nào cho các cấu trúc đá tự nhiên, nhưng những món đồ tạo tác kỳ dị này vẫn thu hút trí tưởng tượng của chúng ta, và thường trở thành những kỳ quan trọng tâm đặc sắc trong các công viên và khu bảo tồn thiên nhiên.

Người bảo vệ vùng đất cằn (The Badlands Guardian)

Nằm ở phía đông nam tỉnh Alberta, Canada, kỳ quan địa lý hùng vĩ này chỉ có thể được quan sát từ một vị trí ở rất cao rất cao ở bên trên xuống, ví như từ vệ tinh ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, các chi tiết “mang dáng dấp con người” của nó quả thật rất đáng kinh ngạc, khi người ta biết rằng bàn tay con người không góp phần tạo nên những hình khối đá lớn này. Được nhiều người cho là một khuôn mặt người đang đội mũ trùm đầu của thổ dân châu Mỹ bản địa, tai thì đeo một chiếc tai nghe iPod, khuôn mặt nhìn nghiêng bên trên được hình thành do sự xói mòn của nước mưa trên tầng tầng các lớp đất giàu đất sét.




Được nhiều người cho là một khuôn mặt người đang đội mũ trùm đầu của thổ dân châu Mỹ bản địa, tai thì đeo một chiếc tai nghe iPod, khuôn mặt nhìn nghiêng bên trên được hình thành do sự xói mòn của nước mưa trên tầng tầng các lớp đất giàu đất sét. (Ảnh: Google Earth)


Các dây tai nghe được hình thành bởi một con đường đất, và phần tai nghe được hình thành bởi một giếng dầu tại nút kết của con đường. Tuy nhiên, các chi tiết nhân tạo bổ sung này chỉ bổ sung thêm một chi tiết thú vị mà thôi, chứ thực ra chúng hoàn toàn không cần thiết để định hình nên danh tính cho tạo hình này.

(Ảnh: Google Earth)

Trên thực tế, chúng đã mang đến một bầu không khí hiện đại cho gương mặt này vốn dường như khá lạc lõng so với phong cách bản địa của tạo hình ban đầu. Có thể kể đến những cái tên khác được đặt cho “Người bảo vệ” trong thời kỳ phổ biến của nó như “Bà lão” (Super Granny), Vách đá (Cliff), “Cái đầu của Hickox” (Hickox’s Head), “Quang cảnh đồng bằng” (In Plains view), “Tảng đá biết lắng nghe” (The Listening Rock) và “Napi” (Napi).

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *