Khổng Minh để lại di thư, Tư Mã Viêm đọc xong toát mồ hôi thả hậu duệ Gia Cát Lượng

Quân lính trở về trình thư lên, Tư Mã Viêm bóc thư ra xem thử, thấy ghi mấy chữ “Lùi lại ba bước”. Viêm nghi hoặc làm theo. Vừa hay lúc đó xà nhà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi làm ghế bàn gãy tan tành…

Chúng ta cũng biết Khổng Minh có thể nhìn thấu lòng người, từ đó sắp xếp vị trí trong quân Thục hoặc cử tướng ứng đối khi lưỡng đầu thọ địch.

Không chỉ là nhìn biết lòng người hiện tại, Khổng Minh Gia Cát Hầu còn nhìn được lòng người tương lai, tính trước được rằng kẻ xưng vương đời sau sẽ hại con cháu mình, từ đó mà để lại di thư và dặn dò cẩn mật.

Gia Cát Lượng để lại di thư
Cuốn “Gia Cát Lượng dã sử” có chép một câu chuyện cho thấy tài thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng:

Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng nhắn gửi lời dặn dò đến con cháu:

“Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.

Gia Cát Hầu đoán được cát hung, biết trước sau này Gia Cát Viêm muốn diệt con cháu mình…




Sau khi ông qua đời, cháu của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm nhất thống thiên hạ, phá thế tam phân Ngụy – Thục – Ngô, lên ngôi hoàng đế, kiến lập ra triều Tấn.

Tư Mã Viêm nghe nói trong đám quan quân có người là hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh nên muốn mang ra trừng trị, hòng làm tuyệt tự dòng họ Gia Cát, trừ hậu họa về sau.

Tư mã viêm muốn tuyệt tự dòng họ Gia Cát
Một hôm, đương buổi thiết triều, Viêm cất tiếng hỏi: “Trong các ngươi ai là hậu duệ Gia Cát Khổng Minh?”.

Một người bước ra sụp lạy. Viêm hỏi tiếp: “Trước khi chết, tổ phụ của nhà ngươi căn dặn những gì mau nói ra?”.

Người kia bèn kể lại chuyện Gia Cát Lượng dặn dò trước lúc lâm chung. Nghe lời đó, Tư Mã Viêm liền phái giáp sĩ tới nhà dỡ tường, lấy giấy ra xem. Bên trong có một phong thư đề mấy chữ “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là nếu đúng là vua thì mới được mở ra).

Thấy vậy, tướng lĩnh cũng không dám tự ý bóc thư, mà giữ nguyên như vậy về trình tận tay Tư Mã Viêm.

Đọc di thư toát mồ hôi lạnh tha cho hậu duệ Khổng Minh
Quân lính trở về trình thư lên, Viêm bóc thư ra xem thử, thấy ghi mấy chữ “Lùi lại ba bước”. Viêm nghi hoặc nhưng rồi cũng làm theo.

Vừa hay lúc đó xà nhà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi làm ghế bàn gãy tan tành.

Lật mặt sau thư còn có dòng chữ viết tiếp: “Ta đã cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng cho con cháu ta”.




Tư Mã Viêm đọc xong di thư toát mồ hôi lạnh lập tức thả hậu duệ Khổng Minh

Viêm xem xong thì toát mồ hôi lạnh, nhưng vô cùng cảm kích, khâm phục tài trí của Gia Cát Khổng Minh, nhân đó mà tha cho người hậu duệ của ông, từ đó không dám có ý hại đời sau của dòng họ Gia Cát nữa.

Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu lòng người
Không chỉ là một quân sư lỗi lạc, Gia Cát Lượng còn có tài tiên tri, nhìn sao đoán mệnh, quả thực là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu lòng người”.

Chúng ta đều biết Khổng Minh dùng Dịch Lý để giải thích và quan sát thiên tượng, và đoán biết trước hung cát sắp xảy ra.

Lại cũng biết Gia Cát Hầu nhìn địa thế, núi sông, phong thủy mà lựa chọn nơi dừng quân hạ trại, đặt đất xây thành, vừa có thể thủ, vừa có thể công, giúp cho quân Lưu Bị.

Qua câu chuyện này ta còn thấy Gia Cát Lượng không những có khả năng nhìn thấu lòng người hiện tại, lòng người và thế sự tương lai, lưu lại cho con cháu và hậu nhân ứng đối trước thế cục xoay vần.

Mạn đàm
Những lời tiên tri của Gia Cát Lượng được tập hợp trong một bộ sách có tên “Mã tiền khóa” (quẻ gieo trước ngựa). Ở đó, ông đã đưa ra nhiều dự liệu cực kỳ chuẩn xác về những sự kiện trọng đại như: nhà Thục Hán diệt vong, nhà Tấn thống nhất thiên hạ, thời loạn ly sau thời Tấn, những việc đại sự thời nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…


Thậm chí sự ra đời của Trung Hoa dân quốc vào năm 1912 cũng không nằm ngoài dự liệu của Gia Cát Khổng Minh.

Những tiên đoán của các bậc tiền nhân đến tận hôm nay vẫn chuẩn xác phi thường. Trong lịch sử không chỉ có Gia Cát Lượng mà còn có Lưu Bá Ôn, Nostradamus, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là những nhà tiên tri danh thế.

Họ để lại những lời “sấm truyền” để cảnh tỉnh hậu thế phải luôn biết mình đang ở đâu, tôn kính Thần Phật, tuân theo theo Đạo lý, hành xử đức độ thiện lương,…

Nguồn: VDH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *