Khoa học của Ai Cập cổ đại được thừa hưởng từ nền văn minh Atlantis bị mất tích?

Người Ai Cập cổ đại được biết đến với trình độ khoa học và công nghệ rất phát triển. Tuy nhiên, liệu tất cả những phát minh đó thực sự là của họ hay được thừa hưởng từ nền văn minh tiên tiến bị thất lạc Atlantis?

co16

Khoa học Ai Cập cổ đại được thừa hưởng từ nền văn minh tiên tiến bị mất tích? (Ảnh: ancientpages.com)

Theo Sonchis thành Sais, vị tư tế Ai Cập được ghi chép trong các văn bản Hy Lạp cổ, thì một nền văn minh tiên tiến bị thất lạc đến từ lục địa Atlantis đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử Ai Cập.

Việc Sonchis thành Sais có phải là một nhân vật lịch sử có thật hay không chưa bao giờ được xác nhận và các nhà sử học có nhiều ý kiến về chủ đề này.

Vị tư tế Ai Cập cổ đại bí ẩn này được nhắc đến trong cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Plato, Timaeus và Critias, được ghi chép lại vào khoảng năm 360 TCN.Trong một chuyến đi đến Ai Cập, một chính khách, nhà lập pháp và nhà thơ tên là Solon (635-558 TCN) đã gặp một vị tư tế rất già và được ông kể một câu chuyện kì lạ.




Solon đến thăm thành phố cổ Sais, nơi ông gặp các tư tế của nữ thần Neith – vị thần giữ vai trò quan trọng trong thần thoại Ai Cập.
Tại thành phố Sais, Solon trò chuyện với một vị tư tế Ai Cập đã nhiều tuổi, người sau này được các nhà lịch sử học Hy Lạp cổ đại gọi là Sonchis thành Sais.

Sonchis thành Sais nói rằng 9.000 năm trước đây, Athen đã từng chiến tranh với một thế lực hùng mạnh từ Atlantis. Nền văn minh huy hoàng sau đó bị hủy diệt bởi một thảm họa khủng khiếp. Vị tư tế Ai Cập cũng nói rằng câu chuyện về thảm họa được ghi lại trong thánh đường Ai Cập.

Danh tín của Sonchis thành Sais vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, nếu ông thực sự tồn tại, thì ông có thể liên quan đến Shemsu Hor. Shemsu Hor là từ dùng để chỉ các vị vua nửa người nửa Thần, các vị tư tế và những người gìn giữ tri thức thiêng liêng. Họ có mặt ở Ai Cập trong thời đại Hoàng Kim của các vị vua Thần nguyên thủy và họ vẫn ở lại đó một thời gian lâu sau khi những vị vua này quay trở về Thiên quốc.

co17

Các vị Thần và Shemsu Hor của Ai Cập cổ đại có phải đến từ Atlantis?




Làm cách nào và từ ai ông biết được những điều về Atlantis? Phải chăng ông là một trong số Shemsu Hor, những người sống sót sau thảm họa hủy diệt cuối Kỷ Băng hà? Và Shemsu Hor chính là những người đến từ nền văn minh Atlantis?

Theo John Anthony West, học giả, giảng viên và là người đề xướng giả thuyết xói mòn do nước trên tượng Nhân Sư: “Khoa học, y học, toán học và thiên văn học Ai Cập tất cả đều đạt được sự tinh tế và phức tạp hơn rất nhiều lần so với những gì các học giả hiện nay nhìn nhận”.

Toàn bộ nền văn minh Ai Cập đều dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về quy luật của vũ trụ. Sự hiểu biết uyên thâm này rõ ràng đã đến từ một hệ thống nhất quán, mạch lạc và có liên hệ với nhau. Đây là sự kết hợp của khoa học, nghệ thuật và tôn giáo vào một hệ thống tập trung duy nhất.

Nói cách khác, điều này hoàn toàn đi ngược lại với những gì chúng ta tìm thấy trên thế giới hiện nay. Hơn nữa, mọi khía cạnh của tri ​​thức Ai Cập dường như đã được hoàn thiện ngay từ ban đầu.

Khoa học, nghệ thuật, kiến ​​trúc và hệ thống chữ tượng hình cho thấy hầu như Ai Cập không có dấu hiệu của các giai đoạn ‘phát triển’; quả đúng vậy, nhiều thành tựu của các triều đại đầu tiên đã không bao giờ bị vượt qua, hoặc thậm chí là đạt được thành quả tương đương. Thực tế đáng kinh ngạc này được các nhà Ai Cập học chính thống thừa nhận.





Làm thế nào để một nền văn minh đã có thể thăng hoa ngay từ khi bắt đầu? Hãy nhìn chiếc ô tô năm 1905 và so sánh ô tô hiện đại. Bạn sẽ thấy quá trình “phát triển” ở Ai Cập rất lạ thường. Mọi thứ của họ dường như đã hoàn thiện ngay từ lúc bắt đầu.

Câu trả lời cho bí ẩn này chỉ có thể là, nền văn minh Ai Cập không phải là quá trình phát triển mà là một di sản.

John Anthony West là một trong những nhà sử học đồng ý với ý kiến cho khoa học và tri thức của người Ai Cập cổ đại là dựa trên một nền văn minh tồn tại trước họ rất lâu. Và người ta có thể dựa trên lý thuyết này để giải thích các thành tựu tiên tiến của văn minh Ai Cập cổ đại.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *