Cả gan xâm nhập mộ cổ hơn 2000 năm tuổi, nhưng tại sao “mộ tặc nhất quyết không lấy kho báu đáng giá ngàn vàng ?” Câu hỏi làm đau đầu các nhà khảo cổ học .
Vào thời cổ đại ở Trung Quốc, không chỉ có đời sống hàng ngày mà ngay cả “thế giới bên kia” cũng được nhiều cư dân rất quan tâm. Họ chăm chút cho mộ phần của người quá cố và cả cuộc sống của người ấy sau khi trút bỏ hơi thở cuối cùng.
Thế giới lăng mộ, cổ mộ vào thời cổ đại rất bí ẩn và phản ánh rõ nét những đặc điểm văn hóa vô cùng thú vị của mỗi triều đại, thời kỳ lịch sử.
Nhà Hán là một trong những triều đại thịnh trị trong lịch sử của đất nước tỷ dân. Do vậy, không quá ngạc nhiên khi các chuyên gia khảo cổ, nhà nghiên cứu từng phát hiện ra không ít ngôi mộ xa hoa cùng nhiều đồ bồi táng độc đáo hàng nghìn năm tuổi có liên quan tới triều đại này.
Bộ áo liệm bằng ngọc bích xa hoa được chế tác vô cùng tinh xảo là một trong những bảo vật mà mộ tặc không dám lấy trong ngôi mộ hơn 2.000 năm tuổi ở Trung Quốc.
Một trong những ngôi mộ từng bị mộ tặc xâm phạm khiến cho các nhà khoa học cùng nhiều chuyên gia khảo cổ phải ngỡ ngàng chính là nơi yên nghỉ của Sở vương, vị vua của tiểu quốc Sở, một trong những chư hầu của nhà Hán (206 TCN – 220).
Theo đó, những kẻ trộm mộ chỉ lấy đi những chiếc đinh vàng và bỏ lại một kho báu vô giá. Đó chính là một cỗ quan tài làm bằng ngọc bích. Nhưng nguyên nhân đằng sau thực sự là gì vẫn là câu hỏi bí ẩn
Vị vua được an táng trong quan tài ngọc bích xa hoa
Lưu Mậu (mất năm 154 TCN) là con trai của Sở Di vương Lưu Dĩnh, một trong những chư hầu vương của hoàng tộc nhà Hán. Lưu Dĩnh cũng chính là cháu gọi Hán Cao Tổ Lưu Bang là bác ruột.
Sở vương Lưu Mậu phải chịu kết cục bi thảm vì tham gia tạo phản cùng với 6 nước chư hầu thời nhà Tây Hán. Ảnh minh họa
Theo “Sở Nguyên vương thế gia” thuộc Sử ký của Tư Mã Thiên, sau khi ở ngôi Sở vương được 4 năm, Sở Di vương qua đời vào năm 174 TCN. Sau đó, con trai của ông là Lưu Mậu được kế thừa tước vị Sở Vương, sử gọi là Sở vương Mậu.
Tuy nhiên, vị sở vương trẻ tuổi này lại phải chịu một kết cục bi thảm. Theo đó, do tham gia tạo phản vào thời trị vì của Hán Cảnh Đế Lưu Khải (vị hoàng đế thứ 6 của nhà Hán) cùng với 6 nước chư hầu khác và bị đánh bại nên Sở vương Lưu Mậu đã quyết định tự sát vào năm 154 TCN.
Đây là một sự kiện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử và để lại hậu quả đau thương là khiến cho 7 vị vua chư hầu của nhà Hán đều mất mạng. Sử sách gọi đây là Thất quốc chi loạn, hay Loạn bảy nước, một cuộc nổi loạn của 7 chư hầu thời nhà Tây Hán, nhưng cuối cùng lại nhanh chóng hứng chịu thất bại.
Nguồn: Soha, Thevintagenews, Smithsonianmag, Baidu