Khí hậu Trái Đất có thể nóng hơn chục độ trong thập kỷ tới, giống hoàn cảnh 3 triệu năm trước

Theo dự đoán của các nhà khoa học, tương lai gần của Trái đất có vẻ không mấy sáng sủa.

Ảnh: ĐKN

Trên thực tế, theo một nghiên cứu gần đây, khí hậu Trái đất tương lai có thể giống với thời kỳ cổ đại. Và đó không hẳn là điều tốt.

Các nhà khoa học Anh và Mỹ cảnh báo rằng trong khoảng 10 đến 12 năm nữa, khí hậu hành tinh chúng ta có thể giống với thời kỳ Pliocene, một thời kỳ bắt đầu từ hơn 3 triệu năm trước.

Nghiên cứu này được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, cảnh báo thêm rằng nếu nhân loại không giảm lượng khí thải nhà kính thì đến năm 2150 khí hậu trên Trái đất có thể giống với thời kỳ Eocene vào 50 triệu năm trước, khi nhiệt độ cao hơn 13 độ so với nhiệt độ hiện nay và hầu như không có băng ở bất cứ nơi nào trên Trái đất.

Biểu đồ khí hậu tương lai cho các năm 2020, 2050, 2100 và 2200. Ảnh: Đại học Wisconsin-Madison.

Giáo sư địa lý Kevin Burke, tác giả của nghiên cứu trên giải thích: “Nếu chúng ta nghĩ về tương lai trong mối tương quan với quá khứ thì Trái đất tương lai sẽ là một mảnh đất chưa được ghi tên trên bản đồ cho xã hội nhân loại”.

Còn ông John “Jack” Muff Williams, giáo sư địa lý tại Đại học Wisconsin-Madison thì cho rằng: “Chúng ta đang tiến tới những thay đổi rất to lớn trong khung thời gian cực nhanh, đảo ngược một chu kỳ làm mát của Trái đất chỉ trong vòng vài thế kỷ”.

Và tuy rằng 3 đến 50 triệu năm trước, sự sống đã phát triển mạnh trên Trái đất, nhưng vẫn chưa biết được con người hiện đại, cũng như vô số các loài động vật khác, sẽ ứng phó với một khí hậu khác biệt này như thế nào.

Ảnh minh họa Thế Eocene. Ảnh: Smithsonian Institution

Đến năm 2150, nhiệt độ có thể tăng 13 độ C, sẽ không có băng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Ảnh: rfi.ro

Trên thực tế, các nhà khoa học cảnh báo rằng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng đang diễn ra nhanh hơn bất kỳ sinh vật nào trên Trái đất từng trải qua trước đó.

Các nhà khoa học giải thích rằng trong 4 tỷ năm, khí hậu của hành tinh chúng ta được định hình bởi những chu kỳ tuần hoàn ấm lên và mát dịu đi. Những chu kỳ này thường diễn ra trong quá trình hàng chục triệu năm.

Nhưng theo báo cáo của ông Burke và các đồng nghiệp, thì nhân loại hôm nay rất có thể đang đảo ngược chu kỳ làm mát trong 50 triệu năm chỉ trong vòng vài thế kỷ. Tất nhiên, đây chỉ là những phỏng đoán và chúng ta phải chờ xem thế nào.

Nhưng nghiên cứu của họ được dựa trên hai kịch bản khí hậu khác nhau, với ba mô hình khí hậu tương lai. Kịch bản đầu tiên được gọi là RCP8.5.

Đây là trường hợp xấu nhất cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm gì và giữ nguyên hiện trạng phát thải khí nhà kính như hiện nay.

Ảnh: Ancient Code

Kịch bản thứ hai, được gọi là RCP4.5 minh họa một tương lai trong đó chúng ta giảm vừa phải lượng khí thải nhà kính.

Kết quả của hai kịch bản trên là gì? Không mấy khả quan. Trong cả hai kịch bản này, cả ba mô hình đều cho thấy khí hậu của hành tinh chúng ta có thể gần giống với khí hậu Trái đất đã trải qua khoảng 3 triệu năm trước vào năm 2030 (kịch bản RCP8.5) hoặc năm 2040 (kịch bản RCP4.5.)


Với kịch bản RCP4.5, khí hậu trái đất ổn định nhưng có nhiệt độ cao hơn từ 1,6 đến 3,3 độ C so với nhiệt độ hiện nay.

Còn kịch bản RCP8.5 lại cho thấy khí hậu Trái đất tương lai giống với điều kiện tồn tại trên Trái đất vào 50 triệu năm trước, và chúng ta có thể trải nghiệm điều này vào năm 2100 hoặc 2150.

Dựa trên bằng chứng hóa thạch được thu thập trên thế giới, nhiệt độ trên Trái đất sẽ ấm hơn trung bình khoảng 12,7 độ C trong thế Eocene (thế Thủy Tân).

“Nhiều loài sinh vật trên thế giới sẽ biến mất, và chúng ta đang sống trên hành tinh này”, Williams cảnh báo.

“Đây là những điều chúng ta cần quan tâm, và chúng ta cần học cách áp dụng lịch sử Trái đất để hiểu được những thay đổi đang diễn ra và đưa ra các biện pháp ứng phó tốt nhất”.

Nguồn: DKN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *