Kể từ khi quan tài của vị vua Ai Cập cổ đại được mở ra, thành viên đoàn khảo cổ lần lượt chết kỳ quái: Ám lời nguyền?

Lời nguyền có thực sự tồn tại?

Trên thực tế, những bí mật mà nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại đều có nhiều mối liên hệ trực tiếp đến các vị pharaoh. Từ những công trình kiến trúc kim tự tháp đồ sộ đến các bí ẩn xác ướp cổ đại mà chúng ta khám phá ngày nay.

Bên cạnh những điều chúng ta có thể chứng minh thì vẫn còn vô số bí ẩn không lời giải thích, một trong số đó chính là lời nguyền của các Pharaon Ai Cập và lời nguyền đáng sợ nhất đến từ Pharaoh Tutankhamun.

Tutankhamun là vị vua thứ 18, trị vì vào khoảng những năm 1332-1323 TCN, trong giai đoạn Tân Vương quốc của lịch sử Ai Cập. Ông lên ngôi báu từ năm 9 tuổi và rồi qua đời ở tuổi 19. Vị Pharaoh này nổi tiếng không phải qua những việc ông đã làm, mà vì bởi hàng loạt sự kiện không giải thích được đã xảy ra sau khi ngôi mộ của ông khai quật.

Quá trình khai quật Tutankhamun. (Ảnh: Kknews)




Vào tháng 2 năm 1923, cánh cửa thứ ba của lăng mộ Tutankhamun được mở ra, chiếc quan tài mạ vàng của ông được tìm thấy cùng rất nhiều báu vật khác. 

Phía trên quan tài đặt một tấm bia đất sét cùng dòng chữ đáng sợ: Cho dù đó là ai, nếu đã làm phiền đến giấc ngủ của vua Tutankhamun thì tất cả sẽ phải chết. Mặc dù nhận thấy có lời cảnh báo nhưng các nhà khảo cổ vẫn tiếp tục mở nắp quan tài Tutankhamun và truyền hình trực tiếp đến toàn thế giới.

Mọi người đều chỉ chăm chú nghiên cứu thi hài của Tutankhamun và bỏ qua lời nguyền trên tấm bia kia. Để rồi, những việc xảy tiếp theo mới khiến người ta phải nghi ngờ rằng:

Lời nguyền của pharaoh Ai Cập thực sự đã tồn tại?

Lời nguyền của pharaoh Ai Cập thực sự đã tồn tại? (Ảnh: Kknews)




Kể từ khi quan tài Tutankhamun được mở, liên tiếp những ai đã vào lăng mộ đó đều trải qua cái chết bí ẩn khó có thể giải thích được.

Kanafon, người đầu tiên bước vào lăng mộ của Pharaoh và cũng chính là người đầu tiên ứng nghiệm lời nguyền. Anh ta luôn cảm thấy đau nhức má trái sau khi từ lăng mộ trở về. Bác sĩ chẩn đoán Kanafon có khối u ác tính trên mặt nhưng không thể chữa khỏi, ít lâu sau anh đã qua đời trong bệnh viện.

Tiếp đến, một chuyên gia từng kiểm tra hài cốt Tutankhamun cũng phát hiện khối u giống hệt Kanafon, thậm chí với hình dạng và kích thước tương tự. Lời nguyền vị Pharaon đã từng bị mọi người quên đi, bây giờ mới thực sự trỗi dậy, bao trùm lên trái tim của mọi người. Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu cho chuỗi bi kịch sau này.


Hài cốt Tutankhamun. (Ảnh: Kknews)




Gã khổng lồ người Mỹ Jagod, giáo sư Vermeer trải qua cái chết đột tử tại nhà riêng vào đúng ngày sau khi đến thăm lăng mộ Tutankhamun. 

Nhà khảo cổ học Arthur Mays, người mở ra bức tường cuối cùng của lăng mộ cũng chết một cách kỳ lạ trong khách sạn. Và trong 10 năm tiếp theo, giới khảo cổ liên tục phải ghi nhận những cú sốc đến từ đoàn người tham gia khai quật lăng mộ của Tutankhamun, tất cả đã qua đời.

Khi cái chết liên tục ập đến, nó thực sự rất trùng hợp với lời nguyền mà vị Pharaoh để lại. Đây là do bị ám lời nguyền hay tất cả chỉ là trùng hợp?

Nguồn: SH – Theo Kknews

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *