Khi những người già bước qua tuổi 60, họ được đưa đến ngôi mộ xây sẵn và chôn sống một cách từ từ.
“Trăm việc lấy hiếu thuận làm đầu”, trong quan niệm đạo đức truyền thống của Trung Quốc, đạo hiếu luôn chiếm vị trí chủ đạo. Nếu con cái trong gia đình không hiếu thảo, đối xử thô bạo với bố mẹ, họ sẽ bị người đời chỉ trích. Ở thời cổ đại, không vâng lời bố mẹ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Họ không những bị sỉ vả mà ngay cả sự nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Những người bất hiếu với bố mẹ sẽ không đủ tư cách để dấn thân chốn quan trường.
Dù đạo hiếu của Trung Quốc được lưu truyền hàng nghìn năm thì vẫn có một phong tục độc ác mà thời hiện đại chúng ta không thể tưởng tượng được. Đó là tục “Ngõa Quán táng”. Thời nay, tài liệu về “Ngõa Quán táng” có rất nhiều. Chính xác thì đó là gì? Là một hủ tục thời phong kiến? Liệu rằng phong tục này có thực sự tồn tại? Những người già 60 tuổi thời cổ đại có thực sự bị chôn sống?
Hủ tục dã man thời cổ đại
Ngõa Quán táng là một phương thức tang lễ rất đặc biệt trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Đó là một trong những hủ tục xấu xa của xã hội phong kiến nước này. Theo đó, người ta sẽ xây một ngôi mộ như nồi đất rồi đẩy bố mẹ già vào đó ngay từ khi họ còn sống. Lấy danh nghĩa là báo hiếu nhưng hủ tục này thực sự rất rùng rợn.
Khi bố mẹ già khoảng 60 tuổi, họ sẽ được con cháu tiễn lên núi rồi đưa vào ngôi mộ đào sẵn. Mộ được xây bằng đá, chừa một cửa sổ để người nhà giao đồ ăn. Mỗi lần đi đưa cơm như vậy, con cháu sẽ lấy một viên gạch bít dần cửa lại. Ngày này qua ngày khác, sau khoảng 1 năm thì khu mộ sẽ hoàn toàn bị bít kín. Lúc này, con cháu sẽ không cần mang cơm đến cho bố mẹ già và người trong mộ sẽ bị bỏ đói đến chết. Phong tục này tương tự như chôn sống.
Có thể thấy “Ngõa Quán táng” thực sự rùng rợn. Tuy nhiên, liệu hủ tục này có thực sự tồn tại thì vẫn là một nghi vấn. Người Trung Quốc xưa rất coi trọng đạo hiếu vậy làm sao có thể có thứ “tà đạo” vi phạm chữ “hiếu” như vậy? Ngay từ thời cổ đại, đã có người thà giết con để giảm gánh nặng cho gia đình thay vì làm tổn thương phụ mẫu. Có thể thấy chữ “hiếu” ở Trung Quốc cổ đại có tầm quan trọng như thế nào.
Dù không có ghi chép về “Ngõa Quán táng” trong các sử liệu nhưng nhiều cuộc khảo cổ thời hiện đại lại vô tình khám phá ra nhiều điều thú vị. Các chuyên gia đã tìm thấy một số di tích của mộ Ngõa Quán đúng như lời đồn dân gian. Điều này minh chứng phong tục đã tồn tại trên đất Trung Quốc trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Nhiều chuyên gia cho rằng những di vật khảo cổ học được phát hiện trong mộ Ngõa Quán là tương đối xưa cũ. Ngay cả khi “Ngõa Quán táng” xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại thì đó cũng là từ thời kỳ tiền sử xa xôi, từ trước khi khái niệm đạo đức hình thành một nền văn minh.
Ngoài ra, ngay cả khi quan niệm đạo đức đã hình thành hay văn hóa Nho giáo đã ăn sâu thì đất đai cằn cỗi, văn minh kém, năng suất lao động thấp cũng khiến một số nơi xuất hiện hủ tục. Thậm chí, Luận Ngữ của Khổng Tử còn viết: “Người già mà không chết chẳng khác nào kẻ trộm”. Có thể thấy thời xa xưa, người cổ đại coi người già là vô dụng.
Nhưng điều khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ đó là cả chính sử lẫn dã sử đều không ghi chép gì về “Ngõa Quán táng”. Tại sao hủ tục này chỉ được truyền miệng? Đã có một số giả thuyết được đưa ra để trả lời cho câu hỏi này:
Thứ nhất là do ảnh hưởng văn hóa. Vào thời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng đã cho đốt sách Nho để thống nhất đất nước. Một số lượng lớn các tài liệu kinh điển về văn hóa Nho giáo bị đốt sạch. Có thể những tài liệu về “Ngõa Quán táng” thời điểm ấy đã bị tiêu hủy, biến mất trong dòng lịch sử.
Ngoài ra, đến thời Vũ Hán đế, để thống nhất tư tưởng, hoàng đế cũng đã phá trường học, Nho học thống trị. Một số lượng lớn tài liệu của các trường phái khác lúc bấy giờ đã biến mất và Nho giáo chiếm địa vị thống lĩnh. Sau đó, việc hiếu kính với bố mẹ già trở thành lẽ dĩ nhiên. Những câu chuyện về “Ngõa Quán táng” không được phép tồn tại. Vì vậy, các tài liệu lịch sử liên quan cũng biến mất từ thời điểm đó.
Các chuyên gia sử học tin rằng “Ngõa Quán táng” thực sự có thật. Nó có thể tồn tại từ thời xa xưa hoặc ở một vùng xa xôi, lạc hậu nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Có văn tự ghi lại hiện tượng này nhưng trong dòng sông lịch sử, nhiều tai nạn, biến cố xảy ra khiến giai đoạn này mãi bị chôn vùi.
Nguồn gốc của hủ tục
Hủ tục “Ngõa Quán táng” thực sự tồn tại, vậy thì nó bắt nguồn từ đâu? Theo một số tài liệu, phong tục này có lẽ thuộc về vương quốc Nam Chiếu, nay là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Không giống như những ngôi mộ khác, Ngõa Quán không dùng để chôn người chết. Những người già trên 60 tuổi sẽ được con cháu đắp mộ giống như hình cái chum và để họ chết dần trong đó.
Ngoài ra, theo tài liệu của người dân triều Thanh, từ thời Bắc Tống đã có lệnh xóa bỏ hủ tục “Ngõa Quán táng”. Sau khi bước sang thế kỷ 21, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số lượng lớn những “ngôi mộ nồi đất” ở khu vực giao giữa Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Hà Nam. Điều này càng cho thấy “Ngõa Quán táng” có tồn tại chứ không phải tin đồn.
Tương truyền, vào thời cổ đại có một nước nhỏ, người cai trị quy định người dân phải nhập mộ khi đến 60 tuổi. Có một người đàn ông tên Yang San nổi tiếng hiếu thảo. Anh không muốn đưa bố mẹ già vào mộ nên đã bí mật giấu họ ở nhà.
Lúc này, một loại chuột tê giác khổng lồ xuất hiện phá hoại mùa màng, làm hại người dân. Cả nước không ai chống lại được loại vật độc hại này khiến kế sinh nhai ngày càng tàn lụi, người dân điêu đứng.
Sau khi Yang San biết chuyện, anh đã dùng thiên địch của chuột là một con mèo lớn để đối phó. Chuột tê giác nhanh chóng bị xóa sổ. Khi nhà vua biết chuyện, ông triệu Yang San đến hỏi chuyện. Lúc này, chàng trai trẻ mới tâu chính bố mẹ già chỉ cách cho anh. Nghe xong, vua mới nghĩ người già tuy sức yếu nhưng lại có kinh nghiệm, trí tuệ rất lớn. Vì vậy, ông cho bãi bỏ tập tục “Ngõa Quán táng”. Câu chuyện dân gian này chưa được xác thực nhưng có thể thấy từ xa xưa con người đã dần nhận thức được tác hại của hủ tục này.
Nguyên nhân thực sự khiến con cái chôn sống bố mẹ
Trên thực tế, có 2 lý do chính khiến hủ tục “Ngõa Quán táng” xuất hiện tại Trung Quốc cổ đại.
Thứ nhất là do năng suất lao động thấp. Sử sách ghi lại trong xã hội phong kiến cổ đại, dân cư ban đầu thưa thớt, chiến tranh loạn lạc khiến một phần lực lượng lao động trẻ khỏe bị giảm. Vì vậy, thời này năng suất lao động thấp là điều tương đối bình thường. Nhiều người còn không đủ ăn, cuộc sống rất khó khăn.
Thời xưa, một gia đình có thịnh vượng hay không phụ thuộc vào số lượng lao động. Với điều kiện kinh tế lạc hậu, tuổi thọ con người tương đối ngắn, sống đến 60 tuổi đã được coi là trường thọ.
Sau khi bước qua tuổi 60, sức lao động của con người tương đối thấp, trở thành gánh nặng của gia đình. Vì vậy, để giải tỏa áp lực miếng ăn và sức ép sinh tồn, mặt tối của con người được hình thành. Phong tục “Ngõa Quán táng” bất thành văn bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi.
Nguyên nhân thứ hai là do sự mê tín thời phong kiến. Người xưa tin rằng một người già sống quá lâu không phải là điều tốt. Khi người già sống đến 60 tuổi mà vẫn còn khỏe thì đó là “đánh cắp tuổi thọ, làm giảm phúc khí của con cháu”.
Quan niệm trên không chỉ có ở thời cổ đại mà ngay cả thời nay, nhiều vùng nông thôn Trung Quốc vẫn tồn tại. Chính vì vậy mà nhiều người già Trung Quốc cổ đại đã chuẩn bị tâm lý bị con cháu bỏ rơi khi bước qua tuổi 60.
Nguồn: Eva
- Phát hiện quả cầu kim loại 2,5 tỷ năm tuổi, đến từ nền văn minh ngoài Trái Đất?
- “Tứ đại xú nữ” xấu nhất lịch sử Trung Quốc gồm những ai?
- Vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử chết vì UFO? Người ngoài hành tinh can thiệp vào việc thay thế triều đại?