Chỉ sau 3 năm, toàn bộ hơn 100 hộ gia định người Anh di cư đến đây đều biến mất không chút dấu vết. Sau hơn 400 năm, người ta vẫn không thể tìm được nguyên nhân chính xác cho vụ mất tích hàng loạt này.
Hình minh họa. Ảnh: National Geographic
Năm 1587, nước Anh cố gắng thiết lập một thuộc địa đầu tiên tại Tân Thế giới trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Bắc Carolina. Có hơn 100 hộ dân được khuyến khích đến đây, biến nó trở thành quê hương thứ hai thực sự của họ.
Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, toàn bộ thị trấn và các cư dân trăm người đã biến mất mà không có chút dấu vết nào xót lại. Những ngôi nhà đã biến mất, những người định cư thì không thấy tăm hơi đâu, thậm chí máu cũng không được tìm thấy (điều này loại bỏ khả năng họ bị tấn công bởi một thế lực nào khác).
Vậy chuyện gì đã xảy ra với những người dân di cư này?
Bí ẩn của đảo Roanoke đã khiến các nhà sử học bối rối trong nhiều thế kỷ, và có khả năng chúng ta sẽ không bao giờ biết cái gì thực sự khiến cho ngôi làng ven biển này bị mất tích đáng sợ như thế.
Tất cả những manh mối còn xót lại chỉ là một từ “Croatoan” được khắc vào một bài gỗ duy nhất. Sự kiện này chẳng mấy chốc mà trải qua hơn 400 năm lịch sử và truyền thuyết về thuộc địa Roanoke vẫn là một dấu chấm hỏi lớn trong lịch sử nước Mỹ.
Trở lại với thời điểm bắt đầu mọi chuyện, nhà thám hiểm người Anh Sir Walter Raleigh đã thành lập khu định cư tiếng Anh đầu tiên vào năm 1585, nhưng vì một số lý do, ông buộc phải trở lại Anh vào năm sau.
Raleigh đã chọn John White để làm thống đốc của thuộc địa, đây sẽ là người có quyền hạn lớn nhất để xử lý công việc tại đây. Khi vừa tới Roanoke cùng với nhóm người định cư, White đã liên lạc với các bộ tộc người Mỹ bản địa gần đó, bao gồm cả người Croato, mặc dù vẫn còn căng thẳng.
Bản đồ. Ảnh: National Geographic
Một thời gian sau, công việc không đi đúng kế hoạch đặt ra, White phải quay trở lại Anh để xin viện trợ bổ sung nguồn hàng hóa, đồ tiếp tế…. Dù không muốn nhưng ông cũng đành về Anh một mình, để lại vợ con và cháu gái sơ sinh trong lãnh thổ Croatoan.
Nhưng điều John White không ngờ tới là đó sẽ là lần cuối cùng ông có thể nhìn mặt hoặc nghe thấy tiếng nói từ gia đình của mình hay bất kỳ thành viên di cư nào khác trong đoàn.
Sự cố bất ngờ và bí ẩn đáng sợ nơi thuộc địa
Thêm một chuyện White không thể lường trước được là Anh đang rơi vào cuộc chiến dữ dội với Tây Ban Nha. Điều này khiến ông có thể đi từ Roanoke về Anh nhưng không thể quay lại đó với vợ con. Bởi chính nữ hoàng Elizabeth đã ra lệnh rằng mỗi chiếc tàu Anh đều phải được sử dụng trong những cuộc chiến với người Tây Ban Nha.
Ảnh: National Geographic
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kỳ chiếc tàu hay thuyền nhỏ nào nhận trở White quay trở lại Roanoke và sự trì hoãn kéo dài tới ba năm.
Thực tế, John White đã cố gắng nhiều lần để vượt Đại Tây Dương trong chiến tranh nhưng không thành công cho đến khi ông lên một chuyến thám hiểm tư nhân và thuyết phục họ dừng chân khi đi ngang qua thuộc địa Roanoke trên đường đến Caribbean vào năm 1590.
Nhưng tất cả niềm vui, sự háo hức mong muốn gặp lại người thân, vợ con mình đều tan biến khi White đặt chân lên bờ biển Roanoke, ông ấy gần như suy sụp khi chứng kiến quang cảnh nơi đây. Chẳng còn lại gì ngoại trừ một hàng rào bao quanh ngôi làng – mà đáng lẽ phải có mặt ở đó.
White không tìm thấy nhiều manh mối sau vụ biến mất. Ảnh: National Geographic
Không nhà cửa, không con người, không cả gia súc. Điều đáng sợ là mọi thứ biến mất như chưa từng tồn tại vậy. Vẫn biết tại vùng đất này thời tiết vô cùng khắc nghiệt nhưng biến mất như xà phòng thì quả thật là quá bất ngờ.
White cùng người của mình tìm kiếm lùng sục khắp nơi xung quanh, tất cả những khu vực mà làng di cư có thể tìm đến nhưng đều thất bại. Họ chỉ tìm thấy duy nhất 2 chữ “CRO” và “CROATOAN” được khắc trên hai thân cây khác nhau.
Hình minh họa
Đáng tiếc là vị thống đốc không thấy có cơ may nào trong việc tiếp tục tìm kiếm, ông đành quyết định từ bỏ, quay trở lại Anh mãi mãi và không bao giờ đến Roanoke hay Tân Thế Giới một lần nào nữa.
Bí ẩn không lời giải Roanoke
Không ai có thể thực sự nói rằng có chuyện gì đã xảy ra với thuộc địa Roanoke, nhưng các giả thuyết thì liên tục được đưa ra. Có thể là những người định cư, phải đối mặt với hạn hán hoặc thời tiết đặc biệt xấu, họ hết sạch nguồn lương thực dự trữ và buộc phải tản ra rồi nhập vào các bộ tộc lân cận.
Ở khu rừng Bắc Carolinia là nơi sinh sống của một số người Mỹ bản địa, bao gồm cả người Powhatans và Chowanokes, và người ta cho rằng cả hai đều liên quan đến những người sống sót ở Roanoke.
Ảnh: National Geographic
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu lại đưa ra giả thuyết khác rằng có thể người dân Croato không ưa những thành viên trong nhóm di cư đến và rất có thể đã tàn sát họ. Nhưng điều này không có sức thuyết phục bởi không thề có chút bằng chứng nào về việc những người di cư đã bị tấn công.
Một lý thuyết phổ biến khác là những người định cư Tây Ban Nha ở vùng Florida đã tàn sát người dân Roanoke và phá hủy thuộc địa này bởi đơn giản nó thuộc về nước Anh mà giữa hai bên đang có xung đột gay gắt.
Thời đó, cuộc chạy đua giữa các quốc gia châu Âu để đánh dấu thuộc địa không phải là mới. Một là chiến thắng và có tất cả hai là chết. Tuy nhiên, các báo cáo lại chỉ ra rằng người Tây Ban Nha thậm chí còn chưa tìm ra khu vực đó cho đến tận năm 1600.
Ảnh: National Geographic
Một số nhà sử học thay vì nghi ngờ tác nhân từ con người đã đặt nghi vấn lên thời tiết, họ cho rằng một cơn bão tồi tệ đã xảy ra và quét sạch toàn bộ ngôi làng của những người di cư. Nhưng giả thuyết đó vẫn tồn tại nhiều điểm hổng khi không thể giải thích tại sao hàng rào vẫn còn đứng vững trong khi tất cả mọi thứ đều biến mất!
Cho đến tận ngày nay, đảo Roanoke vẫn là một trong những bí ẩn không lời giải đáp dù đã được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà sử học, khảo cổ học… Đó cũng là lý do khiến nơi đây trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà làm phim cũng như tác gia sau này.
Nguồn: SH
- Nghi vấn mới về “Nàng tiên cá” có thật trong lịch sử
- Sự chuyển sinh của người tình Pharaoh: Nghìn năm luân hồi không quên chốn cũ
- Phát hiện hình tròn kỳ lạ giữa đại dương trên Google Earth, làm dấy lên tranh cãi về “UFO”