Nhân sinh tại thế tựa như một giấc trường luân: ân đền oán trả, oan oan tương báo thật khó lòng mà xả nút tháo dây!… Chỉ có thiện niệm gieo duyên, tích đức buông oán mới có thể đưa chúng ta vượt qua bể nghiệp sông mê, cập đến bến bờ giải thoát…
Đại phu kê thuốc nhầm đơn hại người, phải đền mạng
Nhân sinh tại thế tựa như một giấc trường luân: ân đền oán trả, oan oan tương báo thật khó lòng mà xả nút tháo dây!… (Ảnh: Shutterstock)
Vào những năm triều đại nhà Thanh, một đại phu họ Trương ở trấn Gia Định làm nghề bốc thuốc, một lần sơ ý đã kê nhầm đơn thuốc cho bệnh nhân, trong đó có vị thạch tín khiến cho bệnh nhân uống xong thuốc thì chết. Sau khi biết sự việc, tuy rất hối hận nhưng vị đại phu này lại không nói với ai. Ngay cả vợ mình cũng giấu không nói, người nhà bệnh nhân lại càng không hay biết.
Một năm sau, Trương đại phu mắc một căn bệnh lạ, bản thân ông cũng không biết rõ là bệnh gì, sau cùng mời một thầy thuốc họ Từ đến bắt mạch kê đơn. Từ đại phu bắt mạch xong kê đơn rồi rời đi. Có được đơn thuốc, người nhà Trương đại phu theo đó mà sắc, lúc chuẩn bị đem thuốc đi sắc, Trương đại phu lại đích thân cầm bút thêm vào một vị: “Thạch cao một lượng” rồi đưa cho người nhà. Lúc đó có một y sinh đang theo nghề ở đó thấy vậy mới cản nhưng Trương đại phu dường như không nghe thấy.
Tới sáng hôm sau, khi dùng thuốc xong, Trương đại phu cầm đơn thuốc lên xem lại, thấy trong đơn thuốc ghi: “Thạch cao một lượng” liền giật mình hỏi: “Một lượng thạch cao này là ai cho vào?”, y sinh liền đáp: “Sư gia, chính ngài tự tay thêm vào, sư gia không nhớ gì sao?”. Trương đại phu nghe xong liền giật mình hoảng hốt như vừa hiểu ra chuyện gì đó. Hồi sau ông nói: “Mau chuẩn bị hậu sự cho ta, ta đã hiểu nguyên nhân tại sao rồi”.
Tiếp đó Trương đại phu lấy mảnh giấy viết:
“Thạch cao thạch cao, hai mệnh một đao
Dung y giết người, nhân quả khó tránh”…
(Dung ý: Ý nói thầy thuốc kém cỏi).
Viết xong rồi dặn dò người nhà mấy câu, tới trưa thì ông tắt thở qua đời.
Trương đại phu cầm đơn thuốc lên xem lại, thấy trong đơn thuốc ghi: “Thạch cao một lượng” liền giật mình hỏi: “Một lượng thạch cao này là ai cho vào?”, y sinh liền đáp: “Sư gia, chính ngài tự tay thêm vào, sư gia không nhớ gì sao?”. (Ảnh: Shutterstock)
Mã tú tài phá giải kỳ án
Đây là câu chuyện xảy ra tại Thường Châu vào những năm triều Thanh.
Có một vị tú tài họ Mã, hồi nhỏ thường hay đọc sách với phụ thân ở hiên nhà trên lầu phía Bắc. Trùng hợp, đối diện cửa sổ lại là lan can gác nhà họ Vương, là người buôn bán hoa cúc.
Một buổi sớm khi trời còn chưa sáng hẳn, lúc đó Mã tú tài đang ngồi đọc sách bên cửa, đột nhiên nhìn thấy lão Vương đang tưới nước cho hoa cúc trên hiên gác, lúc này có một người gánh hai thùng phân nói muốn lên trên gác giúp lão Vương tưới hoa. Lão Vương thấy vậy không vui nên không muốn cho lên, tuy nhiên người đó lại cố chấp không chịu, cứ cố tình muốn lên.
Hôm đó trời lại có chút mưa nhỏ, lan can lại vừa trơn vừa hẹp, lão Vương tiện tay đẩy người đó xuống, không may khiến người đó trượt chân ngã từ trên cao xuống đất. Lão Vương sợ quá chạy xuống xem, phát hiện người đó đã chết, run sợ không dám lên tiếng, túm hai chân người chết lôi vào trong nhà rồi luồn qua cửa sau ném cái xác xuống sông. Ném cái xác xong quay lại lấy hai chiếc thùng để bên bờ rồi về nhà đóng chặt cửa lại.
Khi ấy Mã tú tài tuy còn bé nhưng biết đây là một án mạng, nhưng lại sợ quá không dám nói ra mà chỉ để trong lòng.
Cái xác bị ném xuống sông sau đó có người phát hiện báo quan. Quan tri huyện cho người điều tra và khám nghiệm tử thi, hỏi thăm mọi người xung quanh nhưng không phát hiện được gì, cho rằng đó chỉ là tai nạn nên cho người nhà mang xác về mai táng, vụ án kể từ đó khép lại.
Chín năm sau, lúc này Mã tú tài đã 21 tuổi, thi đậu tú tài và thu nhận học trò dạy học. Một hôm Mã tú tài dậy sớm đọc kinh thư. Vừa mở cửa sổ ra liền nhìn thấy một người gánh hai thùng phân từ xa đi tới. Nhìn kỹ lại hoá ra chính là người đã chết 9 năm về trước. Mã tú tài nghĩ bụng lẽ nào người này trở về tìm lão Vương báo thù? Kỳ lạ là người này lại không đến nhà lão Vương mà đi thẳng tới cửa nhà họ Lý cách đó một đoạn. Hiếu kỳ, Mã tú tài mới chạy xuống đi xem. Vừa đến cửa nhà họ Lý thì một người hầu nhà họ Lý mở cửa chạy ra, nói đi tìm bà đỡ, Lý phu nhân sắp sinh. Mã tú tài hỏi người hầu đó: “Có thấy một người gánh hai thùng phân đi vào đây không?”. Người hầu đó nghe vậy tức giận nói không có. Nói đến đây thì trong nhà có tiếng vọng ra: “Phu nhân sinh rồi, là một bé trai”.
Nghe vậy, Mã tú tài cảm thấy khó hiểu: “Đây rõ ràng là người gánh phân năm xưa đến để đầu thai, nhưng sao không đầu thai vào nhà lão Vương lại đầu thai vào nhà Lý đại gia? Thật là khó hiểu”.
Mã tú tài cảm thấy khó hiểu: “Đây rõ ràng là người gánh phân năm xưa đến để đầu thai, nhưng sao không đầu thai vào nhà lão Vương lại đầu thai vào nhà Lý đại gia? Thật là khó hiểu”. (Ảnh: Shutterstock)
Lại 7 năm nữa qua đi, đứa bé nhà họ Lý lớn lên, tuổi còn nhỏ nhưng không chịu học lại chỉ thích nuôi gà chọi. Năm đó lão Vương cũng đã 80 tuổi, tuy cơ thể cũng đã gầy yếu nhưng vẫn thích trồng hoa cúc.
Một hôm, Mã tú tài lại dậy sớm mở cửa ra đọc sách, nhìn thấy lão Vương đang đứng bên lan can nhà tưới hoa. Lúc đó có mấy chục con gà chọi của nhà họ Lý bay sang đậu trên lan can nhà lão Vương. Số gà đó chính là của đứa trẻ nhà họ Lý, thấy gà bay cao, sợ bay xa sẽ mất nên đứa trẻ lấy đá ném đuổi xuống, không may ném trúng người lão Vương. Lão Vương giật mình quay người ngã xuống đất chết. Đứa trẻ thấy vậy sợ quá đóng cửa trốn vào trong, lúc sau người nhà lão Vương phát hiện mang về an táng.
Xem đến đây, Mã tú tài mới hiểu tất cả mọi chuyện rồi kể lại cho Lưu Thằng Am ghi chép lại đồng thời nói: “Trên đời này cát hung, họa phúc tất cả đều có nguyên do không hề sai sót, dù chỉ một chút. Đương nhiên mọi người thì không biết huyền cơ bên trong, may thay có Mã thị phá giải huyền mê”.
Trong mơ biết được huyền cơ, hoá giải cựu thù
Câu chuyện này do cư sĩ Đường Nghi Chi tận mắt chứng kiến, sau đó viết lại:
Cuối thời nhà Minh, một cư sĩ tại gia tên Trình Bá Lân đồng thời cũng là thương nhân người An Huy, nhiều năm sinh sống ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô, hết sức kiền thành tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm.
Mùa xuân năm Ất Dậu, binh lính hỗn loạn kéo đến thành Dương Châu, Trình tiên sinh trong cơn biến loạn thường cầu nguyện Bồ Tát từ bi cứu độ. Một đêm ông nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Thế Âm nói với mình rằng: “Gia đình con có cả thảy 17 người, con nên khuyên bảo mọi người hãy siêng năng niệm Phật, làm lành tránh dữ, chắc chắn sẽ được thoát nạn. Riêng con do ác nghiệp đời trước đã tạo nên, ác báo khó tránh”.
Trình tiên sinh giật mình tỉnh giấc, nhớ lại lời của Bồ Tát Quán Thế Âm trong mộng, liền tự biết là khó thoát khỏi ách nạn này. Trong lòng ông vô cùng sợ hãi nhưng vẫn cứ tiếp tục kiền thành lễ bái, cầu nguyện, lại còn ra sức cứu giúp những người khốn khổ.
Thời gian sau, Trình tiên sinh lại mộng thấy Bồ Tát báo rằng: “Ngày mai sẽ có một bọn đạo tặc kéo đến nhà con, cầm đầu bọn ấy là một người tên Vương Ma Tử. Đời trước con đã chém ông ta 26 nhát dao, đời này ắt phải trả đủ. Nhưng nếu có sự chân thành cảm hóa thì may ra mới có thể dứt được vòng oan oan tương báo”.
“Ngày mai sẽ có một bọn đạo tặc kéo đến nhà con, cầm đầu bọn ấy là một người tên Vương Ma Tử. Đời trước con đã chém ông ta 26 nhát dao, đời này ắt phải trả đủ. (Ảnh: Wikipedia)
Sáng sớm hôm sau, Trình Bá Lân bảo tất cả mọi người trong gia đình đều lánh sang nhà hàng xóm, còn lại một mình ông ngồi giữa gian nhà chính để chờ. Đồng thời ông còn cho người chuẩn bị một mâm cơm chay thịnh soạn giống như chờ tiếp đãi khách quý.
Quả nhiên, đúng giờ ngọ thì có một bọn cướp cầm khí giới hùng hổ xông vào nhà. Khi nhìn thấy người cầm đầu bọn cướp, Trình Bá Lân điềm tĩnh lên tiếng hỏi: “Ông chính là Vương Ma Tử?”.
Quả nhiên người ấy tên là Vương Ma Tử, liền ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao ông lại biết tôi?”.
Trình Bá Lân liền nói: “Tôi ở lại đây là để chờ đợi ông. Đời trước tôi có mắc nợ ông 26 nhát dao, ngày nay xin trả đủ, ông cứ tùy tiện ra tay”.
Ma Tử càng ngạc nhiên hơn, không hiểu tại sao khi vào đây ông quả thật có nảy sinh ý định chém người này 26 nhát dao, nhưng không hề nói ra với bất cứ ai, vì sao người này lại biết rõ? Hơn thế nữa, đã biết rồi mà không chịu đi tránh, lại an nhiên ngồi chờ, làm sao có thể không kinh ngạc?
Vương Ma Tử liền hỏi: “Vì sao ông biết được việc đó?”
Trình Bá Lân liền đem việc Bồ Tát Quán Thế Âm báo mộng đêm qua kể lại tường tận cho Vương Ma Tử nghe. Nghe xong, Vương Ma Tử liền nói: “Hôm nay tôi mới biết việc Bồ Tát hiển linh là thật có, chuyện nhân quả báo ứng cũng là rõ ràng. Đời trước đã có oan nghiệp với nhau như thế, nếu nay tôi lại chém ông thì chắc chắn sẽ tiếp tục vòng oan oan tương báo. Thôi thì oan nghiệp nên cởi không nên buộc, hôm nay tôi sẽ cùng ông xóa bỏ món nợ này”.
Nói xong, Vương Ma Tử liền trở sống dao và chặt lên người Trình Bá Lân 26 lần nhè nhẹ, xem như đòi lại đủ 26 nhát dao đời trước. Sau khi mọi việc giải quyết xong, hai người cùng kết nghĩa anh em và tất cả mọi người cùng ăn một bữa cơm chay thân mật.
Từ đó Vương Ma Tử bỏ nghề đạo tặc, giải tán băng cướp và hết lòng khuyên nhủ, giúp đỡ thủ hạ của mình quay trở về với cuộc sống lương thiện.
Nguồn: NTDVN
- Điểm lại các vụ “bị người ngoài hành tinh bắt cóc” trong lịch sử
- Nhà sử học Ai-len cảnh báo: Lời nguyền sẽ giáng xuống nếu phá hủy pháo đài vòng tròn cổ đại
- Lệch thời không: Phát hiện linh kiện điện tử kích thước micromet từ 100.000 năm trước