Kỳ Lân thường được nhắc đến trong rất nhiều huyền thoại và truyền thuyết phương Đông. Chúng được xem là những thần thú quý hiếm được con người cực kỳ coi trọng. Kỳ Lân thường sống ẩn nấp không cho con người biết đến, chỉ khi đạo đức con người thăng hoa và thuần khiết trở lại mới có thể thấy được loại thần thú này.
Hình tượng kỳ lân trong thần thoại và truyền thuyết Á Đông. (Ảnh từ chinalati)
Những câu chuyện về kỳ lân có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sinh vật huyền thoại này có hình dáng giống như loài hươu với một chiếc sừng ở giữa trán. Trong nhiều câu chuyện thần thoại châu Á, Kỳ Lân được mô tả là một trong những sinh vật đầu tiên được [Đức sáng thế] tạo ra và là loài sinh vật thuần khiết nhất trên Trái Đất.
Người Á Đông xem đây là loài linh thú hiền lành. Thậm chí nó không hề làm hại bất kỳ sinh vật nào dù là nhỏ nhất. Trong quá trình di chuyển, kỳ lân luôn cẩn thận để không dẫm lên côn trùng. Ngay cả móng chân của kỳ lân dường như cũng không chạm vào cả ngọn cỏ khi chúng chạy.
Điều này dường như có thể có mối liên hệ chặt chẽ với quan điểm cấm sát sinh trong một số tín ngưỡng như Ấn Độ giáo, Phật giáo và tôn giáo Jaina. Những tôn giáo này đều có chung 1 nguyên lý đó là: mọi sinh mệnh đều quý giá và đáng được trân trọng.
Theo truyền thuyết Phương Đông, Kỳ Lân tự do, hoang dã đồng thời cũng là những sinh vật cao quý nhất. Kỳ Lân thường ẩn mình vào những thế giới huyền bí cho đến khi đạo đức nhân loại được thăng hoa trở lại. Khi đó thần thú này sẽ xuất hiện trước mặt con người và đồng ý cho con người thuần hóa nó.
Trung Hoa
Kỳ lân Trung Hoa. (Ảnh từ deviantart)
Trong thần thoại Trung Hoa, Kỳ Lân được mô tả là sinh vật mình hổ hoặc hươu, móng ngựa, đuôi bò, đầu Rồng và toàn thân được bao phủ bởi những chiếc vảy cá màu sáng bóng. Có nhiều thuyết nói rằng Kỳ Lân có cánh hoặc ít nhất là nó có khả năng bay lượn nhờ đám mây dưới chân và có thể băng qua vô số vùng trời rộng lớn. Theo đó, kỳ lân cũng là linh vật trong tứ đại thần thú long – lân – quy -phụng.
Ngoài ra Kỳ Lân Trung Hoa còn có một chiếc sừng ở giữa trán nhưng không có dáng thẳng và xoắn ốc [như Kỳ Lân tây phương] mà hướng đầu nhọn ngược vào trong. Kỳ Lân luôn được coi là loài linh vật của chính nghĩa. Chúng bảo vệ, mang đến bình yên, tri thức và cả sự thịnh vượng đến cho con người.
Nhật Bản (Kirin)
Kirin. (Ảnh từ rattatattoo)
Trong thần thoại Nhật Bản người ta thường nhắc đến 2 linh vật có hình dáng giống Kỳ Lân được gọi là: Kirin và Sin-you. Trong đó Kirin là một sinh vật hiền lành và có phần nhút nhát. Còn Sin-you lại có đủ uy nghiêm để đóng vai trò một linh vật phán xử.
Sin-you. (Ảnh từ tumblr)
Truyền thuyết kể rằng kỳ lân Sin-you có khả năng phát hiện ra những người nói dối và nó cũng có thể phân biệt được những lời nói đúng hoặc sai. Nếu Sin-you phát hiện những kẻ dối trá phạm tội tày đình, nó sẽ không ngần ngại xử tử họ bằng chiếc sừng trước trán.
Việt Nam
Kỳ lân ở Việt Nam. (Ảnh từ wordpress)
Trong các câu chuyện dân gian của Việt Nam, Kỳ Lân được gọi là Lân. Những mô tả đầu tiên về loài vật này có từ 2.700 năm trước. Và con Lân luôn được tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Với người Việt thì Lân là một trong những loài động vật linh thiêng, vì vậy hình tượng của chúng luôn được sử dụng để trang trí cho đền chùa.
Lân được cũng được miêu tả là có đầu rồng, thân ngựa. Thậm chí trong một số tài liệu còn cho thấy Lân sở hữu miệng cá sấu, tai chó, mũi sư tử và sừng hươu. Giống như Kỳ Lân Trung Hoa, toàn thân của Lân Việt Nam được bao phủ bằng lớp vảy bên ngoài và ria mép giống như cá trê.
Đặc biệt Lân Việt Nam có thể thay đổi nhiều hình dạng khác nhau. Đối với dân tộc Việt Nam, kỳ lân là một biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và sự trường thọ.
Hàn Quốc (Kiringul)
Kỳ lân Hàn Quốc. (Ảnh từtumblr)
Câu chuyện về kỳ lân ở Hàn Quốc được gắn liền với vương quốc cổ đại Kogyryo.
Theo truyền thuyết thì thú cưỡi của đức vua Tongmyong, người sáng lập vương quốc này chính là Kỳ lân.
Người Việt Nam và Hàn Quốc đều tin rằng Kỳ Lân thường sống trong các hang động hoặc trên một số vùng núi cao. Những huyền thoại này có thể có liên quan đến quá khứ của hai quốc gia này, nơi có một số nền văn minh cổ đại từng sống trong hang động. Do vậy, nhiều hang động tại đây thường có đầy đủ các hệ sinh thái với những hồ nước và dòng suối bên trong. Đây được xem là nơi yên bình dành cho những sinh vật huyền bí này trú ngụ.
Kỳ lân Ba Tư. (Ảnh từ owlcation)
Vương quốc Ba Tư cổ xưa trước đây cũng từng có câu chuyện về kỳ lân của riêng mình. Nhưng không giống như các quốc gia láng giềng Châu Á khác, Kỳ Lân Kardakann của Ba Tư là một chiến binh hung tợn và đáng sợ.
Theo một số mô tả nó có 6 mắt, 9 miệng. Kỳ lân Ba Tư cũng có khả năng thay đổi hình dạng theo ý muốn. Điểm ấn tượng nhất về loài vật này chính là chiếc sừng bằng vàng tinh khiết.
Kardakann cũng được coi là một con thú hung hăng, thường xuyên đe dọa tất cả các loài động vật khác như chim và bồ câu.
Nhưng theo những câu chuyện huyền thoại, kỳ lân Ba Tư có niềm say mê bất tận với tiếng hót lảnh lót của những chú chim và đó là thứ duy nhất có thể chế ngự con thú hoang dã này. Rất có thể một số câu chuyện về sinh vật hoang dã Kardakann được lấy cảm hứng từ nhân vật Rhinos và sự hung hăng của nó đơn giản là phản ánh sức mạnh của quân đội Ba Tư.
Ngoài ra còn có những phiên bản thần thoại nhẹ nhàng hơn nói về Kardakann. Trong những câu chuyện này, kỳ lân được mô tả giống như một con nai, hươu, ngựa hoặc linh dương một sừng.
Nó là một linh thú hiền lành và giống như những con kỳ lân phương Tây khác, nó có khả năng làm sạch nước bằng cách nhúng sừng của mình vào suối, hồ, hoặc ao. Tuy nhiên khi phụ nữ uống loại nước này, họ sẽ lập tức mang thai.
Ấn Độ
Kỳ lân Ấn Độ. (Ảnh từ es.aliexpress)
Có rất nhiều sinh vật giống Kỳ Lân được đề cập bên trong những câu truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian Ấn Độ. Nổi tiếng nhất trong số đó là linh vật Rsya. Đây là sinh vật trong giống như một con linh dương hay một con trâu nước có sừng nhỏ mọc trên trán. Trong bộ sử thi Mahabharata viết bằng tiếng Phạn cổ đại thậm chí còn đề cập đến một sinh vật giống người được gọi là Rsyasrnga cũng có một cái sừng trên trán.
Ngày nay Kỳ Lân được cho là một sinh vật chỉ có trong huyền thoại, tuy nhiên chúng lại được miêu tả khá chi tiết trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc trên khắp thế giới, hơn nữa còn có đặc điểm khá tương đồng, đặc biệt là đều có chiếc sừng trên trán. Đây phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay trong thời quá khứ xa xưa linh thú này đã thực sự tồn tại?
Nguồn: TH – Theo owlcation
- Tiết lộ kiệt tác Phật giáo Tây Tạng trải dài hàng nghìn năm
- Phát hiện sách cổ niên đại 2.000 năm đưa con người đến gần hơn với Đức Phật
- Quả cầu ngà voi Trung Hoa – Đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ đại