“Linh đồng chuyển thế” là một hiện tượng bí ẩn trong Phật giáo Tây Tạng. Khi một người tu luyện Mật Tông đạt được thành tựu qua đời, sẽ có thể chọn nơi mình sẽ chuyển sinh đầu thai trong kiếp sau và tiếp tục tu hành, để quá trình tích lũy tu hành không bị gián đoạn cho đến khi họ trở thành Phật.
Lạt Ma Yeshe chuyển sinh thành cậu bé Tây Ban Nha (Ảnh chụp màn hình)
Khi vị “tu hành” này qua đời, tu viện sẽ sử dụng các nghi thức khác nhau để tìm em bé sinh ra sau khi vị “Phật sống” viên tịch. Sau đó, sẽ chọn xác định một em bé là “linh đồng chuyển sinh” của “Phật sống đời trước”.
Tất nhiên, có những tiêu chuẩn lựa chọn linh đồng, bao gồm lời tiên tri, di chúc, chỉ dẫn hoặc dấu hiệu đặc biệt, cũng như “cảm ứng đặc biệt” của những người tu hành khác, hoặc một số dấu hiệu tốt lành, đặc biệt là những dấu hiệu xuất hiện trong các ngôi đền, những dấu hiệu đặc biệt quan trọng…
Sau khi Phật sống kiếp trước viên tịch, các đệ tử của ngài sẽ tìm kiếm “linh đồng” theo những phương pháp trên. Sau khi tìm được, các đệ tử sẽ tiến hành một số kiểm tra và huấn luyện cho “linh đồng”. Cuối cùng, “linh đồng” sẽ được đón vào chùa. Khi trưởng thành, cậu bé sẽ chính thức kế thừa vị trí tôn giáo của “vị Phật sống đời trước” thông qua một buổi lễ “tọa sàng”.
Như vậy, có thể nói “linh đồng chuyển sinh” nhất định khác người bình thường, và vận mệnh của họ cũng không phải giống nhau, bởi vì nó cũng sẽ liên quan đến người nhà trong “gia đình họ sinh ra” trong kiếp này. Không phải tất cả các linh đồng đều đạt được điều họ muốn. Trong bài viết này, xin được kể lại cùng đọc giả về hai “linh đồng chuyển sinh” với hai kết cục khác nhau.
Phật sống Tây Tạng chuyển sinh tới phương Tây
Vào những năm 1960, một nhà sư Tây Tạng là Lạt Ma Yeshe bắt đầu quảng bá Phật giáo Tây Tạng tới phương Tây. Các đệ tử của Lạt Ma Yeshe đã thành lập gần 100 trung tâm Phật giáo, trung tâm thiền định, tu viện và nhà xuất bản Phật giáo ở hơn 20 quốc gia phương Tây, ngoài ra còn có các chi nhánh ở Hong Kong và Đài Loan. Hơn nữa, trong nhóm này còn có hàng trăm tăng ni xuất gia ở nước ngoài. Tới năm 1984, Lạt Ma Yeshe viên tịch.
Năm 1985, trong một gia đình thường dân Tây Ban Nha tín phụng Phật giáo Tây Tạng, một em bé đã được sinh ra trong khi ngoài trời xảy ra sấm sét. Khi đứa trẻ này được sinh ra, người mẹ không cảm thấy một chút đau đớn khi sinh nở, và đứa trẻ chưa bao giờ khóc từ khi chào đời. Có lần mẹ quên không cho cậu bé bú cả ngày, em bé mới sinh không khóc mà vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Đứa trẻ này lớn hơn một chút, nó cũng không thích chơi với anh chị em của mình mà chỉ thích ở một mình yên lặng một chỗ, trầm ngâm nhìn về nơi xa xăm, giống như đang suy nghĩ điều gì.
Một lần, mẹ cậu đưa cậu đến một trung tâm Phật giáo, cậu bé bất ngờ chủ động chạy đến chỗ các nhà sư Tây Tạng, tỏ vẻ rất gần gũi, sau đó cậu còn chưa xin phép đã tự ý lấy những pháp khí của các tăng nhân để chơi, hơn nữa còn sử dụng chúng rất thuần thục khiến các nhà sư phải sửng sốt.
Vào lúc này, đệ tử của Lạt Ma Yeshe đời trước là Zopa Rinpoche bắt đầu để ý đến cậu bé. Ngay sau khi Lạt Ma Yeshe qua đời, Zopa Rinpoche đã liên tục hỏi những người thực sự có năng lực thần thông để tìm ra nơi sư phụ của mình sẽ chuyển sinh. Những người này đều dự đoán rằng sau khi Lạt Ma Yeshe được đầu thai, cha của ông có tên là “Bago” và mẹ của ông tên là “Maria”. Cả hai tên này rõ ràng là tên phương Tây. Trong giấc mơ của mình, Zopa Rinpoche cũng mơ thấy Lạt Ma Yeshe tái sinh thành một đứa trẻ phương Tây có đôi mắt sáng.
Lạt Ma Yeshe (Ảnh chụp màn hình)
Khi nhìn thấy cậu bé người Tây Ban Nha này, Zopa Rinpoche ngay lập tức nhận ra cậu chính là đứa trẻ mà ông đã thấy trong giấc mơ. Vì vậy, Zopa Rinpoche đã mời cha mẹ của cậu bé và hỏi tên của họ. Quả nhiên, tên của cha cậu là “Bago” và tên của mẹ cậu là “Maria”!
Vào lúc này, Zopa Rinpoche vội hỏi họ liệu có điều gì bất thường xảy ra trước khi đứa con trai của họ chào đời hay không. Hóa ra cô Maria đã từng bái kiến Lạt Ma Yeshe từ nhiều năm trước. Cô cũng mơ thấy Lạt Ma Yeshe ôm đứa bé trên tay đưa cho cô. Khi cô Maria xem qua một số đoạn băng quay lại trong cuộc gặp gỡ với Lạt Ma, họ phát hiện ra rằng Lạt Ma Yeshe đã nói một số điều kỳ lạ mà không ai lúc đó suy nghĩ sâu thêm. Ví dụ, ông từng nói: “Tây Ban Nha là một nơi rất tốt. Tôi muốn đến sống ở đây một thời gian dài!”. Ông cũng từng nói với Bago: “Tôi và anh có một mối quan hệ rất đặc biệt. Tôi sẽ không bao giờ quên anh, kể cả sau khi chết cũng sẽ không quên anh!”
Vào một dịp khác, khi Maria mời Lạt Ma Yeshe đến thăm nhà lần nữa, Lạt Ma đã sờ vào bụng của cô ấy. Đối với một tăng nhân, hành động này thật không thể tưởng tượng, và ông còn nói: “Đến! Sẽ lại đến!”.
Zopa Rinpoche (Ảnh chụp màn hình)
Về phần tăng nhân Zopa Rinpoche, ông nhận thấy rằng cậu bé có những cử chỉ rất giống với Lạt Ma Yeshe khi còn sống. Ngoài ra, khi nhìn thấy bức chân dung của Lạt Ma Yeshe, đứa trẻ đã quỳ lạy nhiều lần, trong mắt ánh lên những giọt nước mắt. Sau đó, Zopa Rinpoche và những người khác trộn lẫn các pháp khí và đồ dùng cá nhân mà Lạt Ma Yeshe từng sử dụng với đồ dùng của người khác để đứa trẻ phân biệt. Cậu bé không chút do dự đã nhận rõ ra món đồ nào là từ kiếp trước của mình. Vì vậy, cậu được xác định là Lạt Ma Yeshe tái sinh, được đặt tên là “Osser Rinpoche”.
Khi đứa trẻ được các cao tăng tu viện Phật giáo Tây Tạng chính thức công nhận, nhiều đệ tử ngoại quốc cũ của Lạt Ma Yeshe đã rất nghi ngờ. Sau đó, tất cả họ đều nói: “Phải tin vào sự luân hồi đã là một cuộc đấu tranh nội tâm đối với người nước ngoài chúng tôi. Chúng tôi lại còn phải thừa nhận rằng đứa trẻ Tây Ban Nha trước mặt đây là sư phụ của chúng tôi chuyển sinh. Thật khó để chúng tôi thực sự tin điều đó!”.
Sau đó những đệ tử người phương Tây này đã tìm cơ hội tự mình kiểm tra cậu bé này, cuối cùng cũng đành phải tin đó là sư phụ của họ.
Một người nước ngoài từng làm tài xế cho Lạt Ma Yeshe. Lạt Ma Yeshe đã nhiều lần yêu cầu ông sửa biển số xe bị hỏng, nhưng ông chưa bao giờ làm điều đó. Một lần nọ, Osser Rinpoche còn rất trẻ nhìn thấy người lái xe và chiếc xe cũ trong kiếp trước của Lạt Ma Yeshe, Osser nói nhẹ: “Anh vẫn chưa sửa biển số à?”. Người lái xe vô cùng sửng sốt, nước mắt không ngừng rơi.
Cả đời Lạt Ma Yeshe đã nỗ lực truyền bá Phật giáo đến phương Tây. Khi lâm trọng bệnh, ông đã cố tình chọn cách qua đời tại một bệnh viện tân tiến nhất của California, để các phóng viên phương Tây chứng kiến cái chết của ông. Sau khi chết, vị lạt ma tái sinh trong một gia đình ngoại quốc, từ khi bị chú ý, ông luôn phải đối diện với những cuộc theo đuổi phỏng vấn của truyền thông phương Tây và những ánh mắt nghi ngờ. Hollywood cũng đã lấy cảm hứng từ câu chuyện này và thực hiện bộ phim “Little Buddha” (Tiểu Phật sống).
Không tin vào luân hồi, cảnh báo của Lạt Ma ứng nghiệm
Vậy nếu như sau khi linh đồng chuyển sinh lớn lên, dù được xác nhận, nhưng không thể quay trở lại tu viện thì kết quả sẽ ra sao?
Trên thực tế, tình huống này đã thực sự xảy ra. Câu chuyện này được ghi lại trong cuốn sách “Bất khả tư nghị lục” của Quách Hòa Khanh, là trải nghiệm thật của ông. Vì người nhà của linh đồng chuyển sinh không thể xả bỏ và cũng không tin vào luân hồi, cuối cùng cảnh báo của Lạt Ma đã thực sự ứng nghiệm.
Quách Hòa Khanh sinh năm 1907 và mất năm 1986. Ông là một học giả hiện đại nổi tiếng, một nhà Tây Tạng học và một dịch giả, ông đã theo học với các cao tăng Aung Wang Langga, Chong Geshe. Các cuốn sách của ông như “Bất khả tư nghị lục” đều là những điều mà bản thân ông đã trải qua. Sau đây là câu chuyện về cậu bé linh đồng đầu thai được cư dân mạng trích lại.
Một ngày nọ, khi thượng sư Chong Geshe đang giảng kinh ở Nhã An, các đệ tử Phật giáo nơi đây dẫn một cậu bé khoảng 10 tuổi đến chỗ của thượng sư và giới thiệu rằng đứa trẻ này rất thần bí, mong thượng sư xem một chút.
Mọi người kể: “Đứa trẻ này được sinh ra trong một gia đình làm về thuốc, có họ là Trương, ở đường Bồ Đề, thành phố Nhã An. Khi nó được hai tuổi, một số Lạt ma từ một chùa Lạt Ma, ở Ba Đường, Tây Khang tìm đến Nhã An. Họ đi theo bản đồ chỉ vẽ và đặc trưng ngày sinh để tìm kiếm linh đồng chuyển thế. Cuối cùng họ tìm ra nhà thuốc của cậu bé họ Trương. Các Lạt Ma xin phép nhà họ Trương mang đứa trẻ ra, mong được nhìn xem đứa trẻ có đặc điểm của đầu thai hay không – đỉnh đầu có vết chấm đỏ. Khi đứa trẻ được đưa ra, các Lạt Ma quan sát cẩn thận, quả nhiên trên đỉnh đầu đứa trẻ có vết chấm đỏ, các Lạt ma ngay lập tức khẳng định rằng cậu bé là linh đồng tái sinh của vị Phật sống trong chùa của họ. Họ nhờ vợ của Trung đoàn trưởng Trương Tu Đình, viên chỉ huy trung đoàn đóng quân ở Nhã An, làm thông dịch viên, nói với gia đình họ Trương về quá trình tìm kiếm linh đồng. Dựa trên những cơ sở có được, họ xác định đứa trẻ này là linh đồng của Phật sống trong chùa của mình, và sẵn sàng đổi tất cả tiền bạc để đón đứa trẻ trở lại chùa”.
Khi đó, nhà họ Trương mở tiệm thuốc, gia đình rất giàu có. Cha đứa trẻ nói: “Tôi không tin cái gì mà luân hồi. Con tôi làm sao có thể dùng tiền bạc mà đổi được. Các ông dù có cho vạn tiền, tôi cũng không bán con”.
Nhà họ Trương kiên quyết từ chối các Lạt Ma. Các vị Lạt Ma không chịu rời đi nên họ sống ở Nhã An, hàng ngày họ đến nhà họ họ Trương để thăm đứa bé và rời đi trong nước mắt. Mặc dù vợ của Trung đoàn trưởng Trương Tu Đình là người Tây Tạng nhưng cũng thể làm được gì.
Nói xong, các vị Lạt Ma rời đi. (Ảnh: Shutterstock)
Cuối cùng, các Lạt Ma đành miễn cưỡng quyết định quay trở lại tu viện, và lần cuối cùng họ mời vợ của Trung đoàn trưởng Trương cùng tới gia đình nhà họ Trương, dự định cáo biệt linh đồng. Khi tới nhà họ Trương, Lạt Ma nói với cha của đứa bé rằng: “Chúng tôi từ ngàn dặm xa tới đây chính là vì linh đồng này. Hiện giờ, ông không chịu giao đứa bé này cho chúng tôi, đương nhiên chúng tôi không thể cưỡng cầu. Tuy nhiên, ông cần biết rằng, theo như Mật Tông, nếu như linh đồng tái sinh không thể kế tục Phật Pháp, cậu bé sẽ từ bỏ thân xác tạm thời của mình và đầu thai sang một gia đình khác. Con ông vẫn có thể ở trong một gia đình bình thường trước năm 12 tuổi. Nếu như sắp đến thời hạn đó, gia đình ông có ý định giao cháu bé cho chúng tôi, chỉ cần nhờ vợ của Trung đoàn trưởng Trương viết thư cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ chuẩn bị lễ long trọng để đón tiếp linh đồng trở về tu viện. Nếu lúc đó ông vẫn cứ muốn giữ đứa bé, sợ rằng cậu bé sẽ chết yểu khi không quá 12 tuổi”.
Nói xong, các vị Lạt Ma rời đi.
Sau đó, công việc kinh doanh cửa hàng thuốc của nhà họ Trương dần sa sút, đến mức gia đình họ khó kiếm đủ tiền sống qua ngày. Lúc này, gia đình họ Trương đã nghĩ đến việc bỏ đứa trẻ để đổi lấy tiền nuôi cả gia đình, nhưng vì khi đó vợ của Trung đoàn trưởng Trương đã qua đời, nên không thể liên lạc được với các vị Lạt Ma trước đây.
Việc các Lạt Ma tìm kiếm linh đồng nhà họ Trương đã lan rộng khắp thành phố. Những người hàng xóm của gia đình họ Trương quan sát hành vi của cậu bé này hàng ngày và phát hiện ra hai đặc điểm:
Một là đứa trẻ này từ khi biết nói chưa bao giờ gọi bố mà chỉ gọi mẹ. Thứ hai là gia đình đứa trẻ bàn bạc chuyện gả con, hay đùa rằng một cô gái nào đó sẽ là hôn phu của con trong tương lai, nghe xong đứa trẻ sẽ sinh bệnh, không chịu ăn, không nói, cả ngày chỉ uống nước và ho, cũng không chịu uống thuốc.
Sau khi mọi người kể lại câu chuyện xong, Quách Hòa Khanh cẩn thận quan sát đứa trẻ trước mặt mình, thấy cậu mặt mũi đoan chính thanh tú. Thượng sư nhìn xong nói: “Đây thực sự là một linh đồng. Chỉ là sống trong gia tộc người Hán lâu, bị ô nhiễm quá nhiều, làm sao có thể sống lâu được?”.
Nói xong ông không khỏi thở dài thương xót cho cậu bé.
Thoáng chốc hai năm đã trôi qua. Một ngày nọ, Kiều Quân, một người hàng xóm của gia đình họ Trương và là bạn học của Quách Hòa Khanh, đột nhiên đến nhà và nói:
“Sáng nay cậu bé linh đồng nhà họ Trương đã chết, cậu ấy mới 12 tuổi. Đứa trẻ bị cảm, nhưng không chịu uống thuốc, đôi lúc mồm lẩm bẩm nhưng không hiểu là tiếng gì, mà chỉ gọi mẹ dùng khay đèn đổ dầu thắp đèn.
Cậu nói với mẹ: ‘Con đi đây, con phải lập tức trở về tu viện’.
Mẹ cậu lấy tay che miệng con, để cậu đừng nói những điều như vậy. Một lúc sau đứa trẻ nói: ‘Căn phòng này không sạch sẽ, con không muốn ngồi trên giường này’.
Sau đó cậu xin mẹ trải đệm ngoài cửa và dìu cậu ra cửa nhà, cậu bé ngồi ngay ngắn ở ngoài cửa và ra đi”.
Có những câu chuyện mà thuyết vô Thần hiện đại thực sự không thể giải thích, nhưng chúng thực sự có thật và tồn tại, vì thế có rất nhiều sự việc cần chính bản thân chúng ta suy ngẫm.
Nguồn: NTDVN – Theo Epoch Times
- Luân hồi theo quan điểm của người Hy Lạp cổ đại
- Khám phá luân hồi dưới góc nhìn của người Hy Lạp cổ đại
- Bảo Tàng Kinh Thánh thừa nhận đã mua nhầm bảo vật Cuộn Sách Biển Chết giả