Từ hàng ngàn năm trước, con người đã sử dụng hỉ lai chi như một loại linh dược trị bách bệnh. Các bộ y điển của y học truyền thống Tây Tạng ghi rõ rằng nó là vật mà Phật Dược Sư nguyện gia trì để cứu giúp chúng sinh trong thời mạt pháp.
Các bộ y điển của y học truyền thống Tây Tạng ghi rõ rằng hỉ lai chi là vật mà Phật Dược Sư nguyện gia trì để cứu giúp chúng sinh trong thời mạt pháp. (Ảnh: Epoch Times)
Nhựa Shilajit đã tồn tại hàng ngàn năm trên dãy núi Himalaya, tiếng Phạn có nghĩa là chinh phục đá (shila = đá, jit = chiến thắng), tiếng Nepal có nghĩa là sự ban ân của thiên nhiên, tiếng Hán dịch là hỉ lai chi.
Trong kinh sách ghi lại rằng nó là hứa hẹn của Phật, là vật chất thần bí cứu giúp con người thế gian trong thời mạt pháp. Vào 1.000 năm trước, Thánh điển Phệ-đà (Veda) của Ấn Độ xem hỉ lai chi là trụ cột của trường sinh, y học truyền thống Tây Tạng càng xem nó là linh dược trị bách bệnh, rốt cuộc nó có gì thần kỳ?
Vào đầu xuân khi thực vật còn chưa sinh trưởng, ngoại ô thành phố cổ Paro thuộc Bhutan vẫn là một vùng đất vàng. Chạy xe trên vùng đất ở độ cao 2.000 – 3.000 m so với mực nước biển này, ngoại trừ cung đường uốn lượn, bạn chỉ có thể nhìn thấy một mảng cát vàng. Sau một giờ đi đường xóc nảy, bạn sẽ tới khu vực thu thập hỉ lai chi, trước mặt là dãy núi cao ngất.
Chàng trai tên Dorje trong bộ gho (trang phục truyền thống của đàn ông Bhutan) là một trong những ngươi thu thập hỉ lai chi vô cùng hiếm có ở Bhutan. Bởi độ khó của nghề này, vạn người mới có một, lại còn phải có giấy phép của chính phủ mới có thể hành nghề.
Mới 24 tuổi, Dorje đã là cha của một đứa bé, ánh mắt anh lộ ra sự linh động của tuổi trẻ, gương mặt lại bởi vì nhiều năm phơi nắng mà khắc sâu nét tang thương. Dorje cho biết, sở thích của anh là leo núi bằng tay không, và việc thu thập hỉ lai chi vừa mang lại thu nhập nuôi gia đình lại vừa thỏa mãn niềm yêu thích bản thân, đây đúng là một chuyện vô cùng hạnh phúc.
Đến nơi sản sinh hỉ lai chi, mọi người sẽ chứng kiến một vách núi cao chót vót. Trên vách đá trắng có thể thấy rõ dấu vết màu đen, giống như một bức tranh thuỷ mặc được vẽ tùy ý. Thế nhưng ít ai ngờ rằng chính những vết đen này lại là một trong những chất trân quý nhất thế giới hiện nay – hỉ lai chi, đồng thời cũng là thứ duy trì kế sinh nhai của Dorje.
Dưới chân vách núi có rất nhiều cửa động, bên ngoài mỗi cửa động đều có tường gạch vây quanh, bị bong tróc loang lổ, hiện ra vẻ lâu đời. Dorje cho hay cửa động có tường gạch đại biểu có người sống trong động, đây là vết tích cho thấy người tu hành từng bế quan ở chỗ này. Nơi đó có ít nhất mấy chục hang động từng có người bế quan, quả thực là các khu vực khác của dãy núi rất ít thấy tình huống này, khó trách người Bhutan nói, tồn tại nơi có Phật nên mới có hỉ lai chi.
Dãy núi Himalaya được xưng là Thánh sơn vì sự tinh khiết và linh tính chỉ có nơi này có nên tất cả sản vật đều là thứ tốt nhất. Hỉ lai chi chính là bảo vật bậc nhất tại dãy núi lớn này, được người đời xem là kỳ tích của Himalaya.
Từ góc độ khoa học địa lý, nguồn gốc hỉ lai chi có thể truy về hàng triệu năm trước, khi mảng Ấn Độ va chạm mảng Á-Âu hình thành dãy Himalaya. Vào thời đó rất nhiều thực vật trong biển và trên đất liền bị dồn ép vào trong sơn mạch này, sau hơn triệu năm áp súc trong núi đá lạnh giá phân giải thành một loại nhựa đen tự nhiên, đến mùa hè khi thời tiết nóng lên mới có thể chảy ra khỏi khe hẹp trên vách núi.
Hỉ lai chi chảy ra từ các khe đá trên vách núi. (Ảnh: Dakini)
Theo ghi chép trong Thánh điển Phệ-đà, con người đã sử dụng hỉ lai chi khoảng 3.000 năm, đánh giá nó cao ngang tiên đan linh dược, gọi nó là “nguồn gốc sức mạnh và thứ xua đuổi sự suy yếu”, là “căn nguyên trường thọ” của người già, hay là “mật hoa của chúng Thần”. Trong 4 bộ y điển của y học truyền thống Tây Tạng cũng ghi lại rõ ràng rằng, nó là vật mà Phật Dược Sư nguyện gia trì để cứu giúp chúng sinh trong thời mạt pháp.
Tương truyền người dân địa phương biết được tác dụng của hỉ lai chi là do có người phát hiện loại khỉ trắng thường di chuyển đến đây vào mùa hè, lúc bị thương hoặc sinh bệnh sẽ ăn chất màu đen chảy ra từ vách đá. Họ còn phát hiện những con khỉ ăn hỉ lai chi sống thọ hơn, thông minh hơn và cũng ít sinh bệnh hơn những con khỉ bình thường. Thế là mọi người cũng học theo bầy khỉ, thu thập hỉ lai chi trên vách núi dựng đứng để dưỡng sinh. Từ đó xuất hiện nghề thu thập hỉ lai chi.
Khi thu thập hỉ lai chi, Dorje cởi giày, hoàn toàn không mang trang bị bảo hộ gì, cứ thế leo lên vách núi. Đây là một vách đá gần như thẳng đứng, nhưng anh vẫn linh hoạt leo lên. Mặc dù động tác của Dorje nhìn có vẻ rất vững chắc, đơn giản, nhưng chỉ cần một chút bất cẩn liền lãnh hậu quả khôn lường.
Dorje leo lên vách đá thẳng đứng mà không cần trang bị bảo hộ nào. (Ảnh: Epoch Times)
Vì sao làm công việc nguy hiểm như thế? Dorje đáp: “Lúc nhỏ, tại quê tôi khi có người sinh bệnh, một số người sẽ leo vách núi lấy hỉ lai chi cho người đó ăn, dù là đau bụng hoặc bất cứ bệnh tật gì cũng sẽ chuyển biến tốt hơn. Bố của tôi cũng biết thu thập, tôi rất vui khi nhìn thấy mọi người khôi phục sức khỏe sau khi ăn hỉ lai chi do bố tôi lấy được, cảm thấy việc này có thể cứu giúp người khác, thế là sinh ra hứng thú với công việc này“.
Bởi vì theo đuổi hình tượng của bố, Dorje dần dần yêu thích leo núi, vô cùng yêu thích loại cảm giác này, anh có thể leo lên rất nhanh, điều này cũng khiến anh rất có cảm giác thành tựu.
Trước câu hỏi có ai giấu hỉ lai chi để trốn thuế không, Dorje cho biết: “Sẽ không đâu, chúng tôi đều mang toàn bộ thu hoạch của mình đến văn phòng chính phủ để cân. Tôi sẽ thu thập đến một số lượng nhất định rồi mới mang đi cân. Bởi vì nhà chúng tôi đã mấy đời khai thác hỉ lai chi rồi, chính phủ tin tưởng chúng tôi, chúng tôi cũng sẽ không lừa dối. Hơn nữa nếu có người trộm thu thập mà bị bắt được, sẽ bị phạt tiền rất cao đó“.
Mối quan hệ giữa chính phủ Bhutan và người dân là tín nhiệm đơn thuần, nguyên nhân chính là do dân phong của quốc gia Phật giáo này.
Vì được chính phủ bảo hộ, người dân cũng rất tiết chế, nên các vách đá ở Bhutan vẫn không ngừng chảy ra hỉ lai chi, trong khi rất nhiều nơi khác từ lâu đã khai thác gần như cạn kiệt. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến người ta cảm thấy hỉ lai chi trân quý khó có được.
Nguồn: TH