Hẻm núi Yarlung Zangbo ở Tây Tạng là một trong những hẻm núi sâu nhất trên thế giới, trải dài hơn 504km và điểm sâu nhất được xác nhận là 6.009m. Nơi đây ẩn chứa rất nhiều điều huyền bí mà các nhà khoa học vẫn chưa thể phá giải.
Hẻm núi Yarlung Zangbo hùng vĩ ở Tây Tạng. (Ảnh qua Wikipedia)
Hẻm núi có 9 vành đai tự nhiên thẳng đứng, từ vành đai núi cao băng tuyết đến các khu rừng nhiệt đới gió mùa trong các thung lũng thấp, nơi đây có loài nai sừng tấm và hội tụ nhiều loại tài nguyên sinh vật, có thể gọi là tốt nhất thế giới.
Sau đây chúng ta cùng đến với bốn ẩn đố về địa khu này mà các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Ẩn đố thứ nhất: Truyền thuyết về Dã Nhân
Hẻm núi Yarlung Zangbo và các khu vực lân cận từ xa xưa đã có truyền thuyết về “Dã nhân”, cũng tức là “người hoang dã”. Theo mô tả của người dân địa phương, từng có nhiều người nhìn thấy một sinh vật bí ẩn, đó rất có thể là dã nhân. Toàn thân sinh vật ấy mọc đầy lông màu nâu đỏ và đen, miệng lồi, mắt trũng sâu, dáng đi thẳng, cao khoảng 2m.
Dã nhân theo mô tả của những người nhìn thấy. (Ảnh minh họa qua Pinterest)
Điều đáng kinh ngạc là loài sinh vật này có thể phát ra được những âm tiết đơn giản, và dấu tích của nó ở khắp mọi nơi, từ vùng núi tuyết với độ cao lên tới 6.000m so với mực nước biển, cho đến những khu rừng nguyên sinh rậm rạp bên dưới hẻm núi.
Ẩn đố thứ hai: Cây ăn thịt người
Người ta nói rằng có một loại cây giết người mọc trong khu rừng nguyên sinh ở hẻm núi Yarlung Zangbo. Giống như những cây yêu tinh mà chúng ta thường thấy trong phim Thần thoại hoặc Tiên hiệp, nó có cành dài và dây leo, khi có sinh vật đến gần sẽ bị nó cuốn vào, sau đó, thông qua các xúc tu này từ từ hấp thụ máu thịt của sinh vật ấy để lấy chất dinh dưỡng, cho đến khi sinh vật xấu số mất đi tri giác và cuối cùng là tử vong. Nghe có vẻ khó tin, nhưng điều này vẫn luôn được lưu truyền lại.
Ẩn đố thứ ba: Hồng đậu sam và hóa thạch Pterodactylus
Hồng đậu sam (Taxus chinensis) là loài thực vật quý hiếm, có giá trị y học cực kỳ cao. Theo truyền thuyết, một con chim nhỏ tên là “Tình Yêu” đã dùng nước mắt có ma lực của mình để tạo ra loài cây này. Vào năm 1998, các nhà khoa học đã phát hiện ra một diện tích Hồng đậu sam tự nhiên rộng lớn ở hẻm núi Yarlung Zangbo, nơi đây đã bảo tồn rất tốt loài thực vật này.
Hồng đậu sam. (Ảnh qua Qstheory)
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nhiều hóa thạch sống của côn trùng Pterodactylus, người ta cho rằng loài côn trùng này ban đầu sống ở Châu Phi, và chúng đến hẻm núi Yarlung Zangbo theo sự thay đổi của các bản khối đại lục. Khám phá này có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu sự phân bố và thay đổi của các hình thái địa lý sinh vật.
Ẩn đố thứ tư: Thác cầu vồng
Một nhà thám hiểm người Anh là Ward từng vào khu vực hẻm núi Yarlung Zangbo vào đầu những năm 1920 và tuyên bố rằng có một thác nước trong hẻm núi, hùng vĩ không kém gì ba thác nước hùng vĩ nhất trên thế giới, vì lúc đó bên cạnh thác xuất hiện cầu vồng nên Ward đặt tên nó là “Thác Cầu Vồng”.
Mười năm sau, một người Mỹ tên là Pele cũng nhìn thấy thác nước này, nhưng sau đó nó đột nhiên biến mất như chưa từng tồn tại. Mãi đến năm 1998, các nhà khoa học mới tìm thấy một vách đá khô trong hẻm núi, họ cho rằng đây có thể là Thác Cầu Vồng, nhưng họ không biết tại sao nó lại trở thành như vậy.
Sau khi nghiên cứu và thảo luận, các chuyên gia cho rằng đã xảy ra một trận động đất lớn ở Medog vào năm 1950, và rất có thể trận động đất lớn là nguyên nhân dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của Thác Cầu Vồng.
Hẻm núi Yarlung Zangbo vẫn còn nhiều bí ẩn đang đợi nhân loại khám phá. (Ảnh qua Trithucvn)
Ngoài ra, hẻm núi Yarlung Zangbo cũng là quê hương của người Monba, và nguồn gốc của họ cũng là một câu chuyện không thể xác nhận bằng tư liệu lịch sử. Nhiều phát hiện khác cho thấy còn có rất nhiều bí mật ẩn trong hẻm núi Yarlung Zangbo đang chờ đợi nhân loại từng bước tiến hành khám phá.
Nguồn: TH – Theo soundofhope.org