Hé mở 3 bí ẩn đáng kinh ngạc tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama

Sa mạc Atacama ở Chile lại mang đến một sự ngạc nhiên cho giới khảo cổ khi có các tàn tích cho thấy nơi này từng là một địa điểm quan trọng để nghiên cứu thiên văn của người Inca.

Atacama là sa mạc khô cằn nhất trên thế giới, với lượng ở mức thấp kỷ lục. Đất đai tại vùng sa mạc này còn được so sánh tương quan với Sao Hỏa. Thực tế, NASA từng đến đây thử nghiệm các thiết bị dùng cho các sứ mệnh tiếp theo trên Sao Hỏa.

Atacama, sa mạc khô cằn nhất thế giới, được so sánh với Sao Hỏa. Ảnh: stanhouse.ml

Thế nhưng, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Atacama không chỉ là một sa mạc hoang vu, hẻo lánh, không ai dám bén mảng. Họ xác nhận rằng, vào thời cổ đại, khu vực này đã được sử dụng cho việc quan sát thiên văn. Các nhà khoa học không ngờ rằng các cột đá dùng để quan sát thiên văn của người Inca, được gọi là saywa, lại có thể được tìm thấy trong sa mạc này.

Cột đá saywa – công cụ quan sát thiên văn của người Inca. Ảnh: bayanodigital.com

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tổ tiên của chúng ta lại tìm đến vùng đất hẻo lánh không bóng người này để dựng lập những cột đá thiên văn? Tại sao đối với việc quan sát thiên văn của người Inca sa mạc này lại có tầm quan trọng đến vậy?

Đây là một trong những bí ẩn cổ xưa mà các nhà khoa học hiện nay đang cố gắng giải đáp.

Cột đá Saywa – Lịch thiên văn của người Inca cổ đại

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ nhiều chuyên ngành, bao gồm các nhà khảo cổ học, các nhà sử học, v.v.. từ một Bảo tàng Nghệ thuật thời tiền Colombo ở Chile , cùng các nhà thiên văn học tại Đài Thiên văn ALMA và một số nhà nghiên cứu bản địa đã đến nghiên cứu về các cột đá thiên văn saywa trên sa mạc Atacama .

Kết quả nghiên cứu cho thấy người Inca có thể xác định và dự đoán chính xác các điểm phân (xuân phân, thu phân) và các điểm chí (đông chí, hạ chí) cũng như các hiện tượng thiên văn khác với sự giúp đỡ của cột đá saywa.

Các nhà nghiên cứu tham quan một cột đá Saywa ở Camar. Ảnh: R. Bennett – ALMA

Theo thông tin từ Đài Thiên văn Alma

“Rạng sáng ngày 21/3/2017, tại thị trấn Vaquillas, ở độ cao 4.200 mét trên mực nước biển trong dãy núi thuộc thành phố Taltal, một nhóm các nhà khoa học, do ông Cecilia Sanhueza dẫn đầu, cùng với một nhà nghiên cứu của bảo tàng thời kỳ tiền Colombo, đã xác nhận được rằng hai cột đá saywa ở trung tâm nằm rất thẳng hàng với vị trí mặt trời mọc tại điểm thu phân.

Sau đó, vào lúc bình minh ngày 21 tháng 6, tại khu vực Ramaditas gần sông Loa, nhóm này đã chứng kiến ​​mặt trời mọc tại điểm đông chí, hoàn toàn thẳng hàng với hai cột đá saywa cao khoảng 1,2 mét.”

Saywa từng được những người chép sử mô tả trong các tài liệu từ thế kỷ 16 và 17, nhưng đây là lần đầu tiên những cấu trúc đá cổ này được tìm thấy trong sa mạc Atacama, giáp ranh với con đường mòn Inca Trail.

“Thành phố Cusco được bao phủ bởi các cột đá dùng để đo đạc thời gian, kiến tạo lịch pháp, và dự đoán các điểm phân, điểm chí, cũng như dự đoán thời gian gieo trồng và thu hoạch thích hợp. Điều thú vị ở đây là người ta đã tìm thấy các cột đá thiên văn saywa dọc theo con đường mòn Inca, nằm bên ngoài các thành phố lớn ở những khu vực dân cư thưa thớt ít ỏi”, Ông Cecilia Sanhueza, trưởng nhóm sử gia trong dự án, nhận định.

Sự thẳng hàng giữa mặt trời lúc bình minh và cột đá Saywas. Ảnh: ESO / NAOJ / NRAO

Đài thiên văn ALMA đã cử hai nhà thiên văn là ông Sergio Martin và ông Juan Cortés tham gia dự án. Họ đã xác nhận được độ chính xác đến kinh ngạc của các công cụ nguyên thủy mà người Inca sử dụng từ hơn 500 năm trước trong việc dự đoán các hiện tượng tự nhiên.

Ông Juan Cortés cho hay, “Là một nhà thiên văn, tôi cảm thấy rất phấn chấn khi nhìn thấy “những cuốn lịch mặt trời” được gọi là saywa này của người Inca, bởi chúng cho thấy cộng đồng những người từ thời tiền Colombia đã coi trọng việc quan sát thiên văn không kém gì chúng ta ngày nay, thậm chí nhiều hơn”.

“Và điều đáng kinh ngạc nhất là những cột đá này nằm không quá xa vị trí đặt dãy kính thiên văn lớn bước sóng milimet Atacama (ALMA) hiện tại, góp phần khẳng định đây là một vị trí rất then chốt cho việc quan sát thiên văn”.

Và một trong những cấu trúc saywa nổi tiếng nhất phải nhắc đến là khối đá Intihuatana tại Machu Picchu.

Khối đá Intihuatana tại di chỉ Machu Picchu, Peru. Ảnh: Peru Explorer

Xác ướp Atacama gây tranh cãi

Trong năm qua, sa mạc Atacama đã cho ra rất nhiều phát hiện thú vị. Có lẽ phát hiện nổi tiếng và gây tranh cãi nhất là xác ướp Atacama, được tìm thấy vào năm 2003 đằng sau một nhà thờ. Di thể này quá dị thường đến nỗi nó đã thu hút được sự chú ý trên toàn cầu.

Ảnh: inhabitat.com

Xác ướp này đã được đưa đến xét nghiệm tại Đại học Stanford. Kết quả rất chấn động.

Thứ nhất, kết quả chụp cộng hưởng từ CT cho thấy mẫu vật này có các cơ quan nội tạng vùng ngực (phổi và một phần quả tim), do đó loại trừ khả năng đây là vật giả.

Thứ hai, mẫu vật này chỉ có 10 xương sườn, trong khi con người bình thường có đến 12.

Thứ ba, vật thể này chỉ dài vỏn vẹn 15 cm, nhưng lại có tuổi thọ lên đến 6-8 tuổi, dựa trên việc phân tích sụn tăng trưởng ở phần đầu gối. Không một trường hợp người lùn nào từng được ghi nhận có thể sống đến 6-8 tuổi mà chỉ phát triển đến 15 cm.

Ảnh: DKN

Các nhà nghiên cứu rất thận trọng để không quy chụp xác ướp này cho người ngoài hành tinh, nhưng nhận định chung được đưa ra sau quá trình xét nghiệm sơ bộ là, đây không phải là con người.

Sa mạc Atacama từng tồn trữ nền văn minh cổ đại chưa được biết đến

Cũng có tranh luận cho rằng liệu Sa mạc Atacama có phải từng là nhà của một nền văn minh cổ xưa chưa được biết đến hay không? Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra bằng chứng về các hồ cổ trong sa mạc. Các hồ cổ này đủ lớn để duy trì những quần thể người nhỏ. Sự hiện diện của các hồ này thách thức hiểu biết hiện nay về lộ tuyến những người định cư đầu tiên đã đi qua khi khai phá Nam Mỹ.

Xác ướp Atacama được bọc trong những tấm vải liệm và thảm. Một xác ướp sở hữu một cây cung. Ảnh: Kho Lưu trữ của Dự án Tambo thuộc Đại học Wrocław.

Khám phá này rất quan trọng và thú vị bởi sự hiện diện của nước trong khu vực này cung cấp bằng chứng có thể viết lại lịch sử Nam Mỹ. Nhiều nhà khảo cổ tin rằng những người định cư đầu tiên ở Nam Mỹ đã đi từ bờ biển phía tây vào bên trong lục địa, hướng về vùng núi Andes. Họ đã tránh đi xuyên qua vùng trung tâm sa mạc khô hạn bằng cách đi bộ dọc theo phần rìa, nơi có khí hậu khá ẩm ướt.


Nhưng phát hiện mới cho thấy các hồ cổ trong sa mạc Atacama có thể cung cấp một lộ tuyến khác, thậm chí có thể là nơi cư ngụ của những người định cư ở Nam Mỹ. Nghiên cứu này cũng có thể giải thích tại sao các nhà khoa học lại phát hiện ra mộ của những người cổ đại vô danh trong sa mạc.

Còn những khám phá thú vị nào về nền văn minh cổ đại đang chờ đợi chúng ta trong sa mạc Atacama?. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời cho câu hỏi đó.

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *