Hé lộ bí mật về nguồn gốc các kim tự tháp Ai Cập

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ nói về ba kim tự tháp lớn nhất và lâu đời nhất ở Ai Cập, kim tự tháp Khufu, kim tự tháp Kafra và kim tự tháp Menkala để lý giải bí ẩn về thân thế của chúng.

Ảnh: Freepik.

Hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy: những người kiến tạo nên ba kim tự tháp này có thể không phải là người Ai Cập cổ đại, mà là những nhân vật khác…

Các nhà Ai Cập học phổ biến nhìn nhận rằng ba kim tự tháp này được xây dựng trong vương triều thứ tư của Ai Cập, khoảng năm 2600 trước Công nguyên. Các kim tự tháp khác được kiến tạo bởi vương triều thứ năm và các vương triều tiếp theo. Giữa hai vương triều là kế thừa nhau, không có sự đứt đoạn về kinh tế và văn hóa. Đặc biệt, 200 năm của vương triều thứ năm là một giai đoạn hòa bình, kinh tế phồn vinh, văn hóa phát đạt. Vì vậy, chiểu theo lý mà nói, cùng với sự thúc đẩy của thời gian, kỹ thuật công nghệ sẽ phải ngày càng thành thục, các kim tự tháp của vương triều thứ năm trở đi nên phải được xây dựng càng hoành tráng hơn, đúng không? Nhưng trên thực tế, các kim tự tháp được xây dựng sau này, bất luận là về quy mô hay phẩm chất kiến trúc, đều kém xa so với ba kim tự tháp ban đầu. Tựa hồ như đã xuất hiện một sự thụt lùi, đứt gãy về kỹ thuật công nghệ, vô cùng kỳ quái…

Kim tự tháp không được xây dựng bởi các pha-ra-ông?
Trước tiên hãy xem xét về mặt nhân lực cần thiết để xây dựng kim tự tháp. Lấy kim tự tháp Khufu làm ví dụ. Nó cao 146,5 mét, cao gần bằng một tòa nhà 50 tầng với chiều dài cạnh gần 230 mét, được lắp ghép từ 2,3 triệu khối cự thạch (khối đá lớn) mà thành; mỗi khối đá nặng nhất khoảng 50 tấn và nhẹ nhất khoảng 1,5 tấn, với tổng trọng lượng 6,5 triệu tấn, tương đương một ngọn núi nhỏ. Làm thế nào mà nó được xây dựng?

Giả thuyết có uy thế nhất hiện nay đến từ cuốn sách “Lịch sử” của Herodotus, một nhà sử học Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Pha-ra-ông Khufu chỉ tại vị được 23 năm, do đó Herodotus tin rằng, tòa đại kim tự tháp này được hoàn thành với “10 vạn lao động làm luân phiên mỗi năm một lần trong 3 tháng”, và mất 20 năm để hoàn thành. Nói cách khác, phải sử dụng ít nhất 20 vạn lao động, và một nhóm 10 vạn người sẽ xoay vòng mỗi quý một lần để xây dựng.




Bản đồ khu Kim tự tháp Khufu (Nguồn: Wikipedia)

Vậy Ai Cập thời đó có nhiều lao động như vậy không? Bản đồ lãnh thổ của vương triều thứ tư cho thấy người Ai Cập về cơ bản sinh sống ở đồng bằng sông Nile vào thời điểm đó, với diện tích khoảng 24 ngàn km vuông, rộng bằng bốn lần Thượng Hải, có thể nói là một vùng đất nhỏ, tổng nhân khẩu không thể vượt quá một triệu người, nếu cần huy động tới 20 vạn lao động, thì có thể nói đây là lực lượng lao động của toàn quốc.




Tần Thủy Hoàng đã sử dụng 30 vạn dân phu để xây dựng Vạn Lý Trường Thành, và ông đã mất 10 năm để hoàn thành nó, điều này đã khiến chúng dân oán thán, tổn hại tới căn cơ của vương triều, cuối cùng dẫn đến sự diệt vong của nhà Tần. So với lãnh thổ của nhà Tần, bản đồ Ai Cập cổ đại chỉ chút xíu, làm sao có thể huy động tới 20 vạn tráng niên để tu sửa lăng mộ của một hoàng đế, ngày ngày vận chuyển những khối đá vừa to vừa nặng và lao động với cường độ cao trong liên tục 20 năm? Và trong 60 năm tiếp theo, [họ] vẫn có thể tiếp tục nô dịch bách tính để xây dựng thêm hai tòa đại kim tự tháp có quy mô tương đương như vậy, mà vương vị của các pha-ra-ông vẫn vững ổn như Thái Sơn hơn 80 năm sau, dân chúng không ai oán thán, càng không ai nổi dậy? Điều này chỉ đơn giản là không thể tin được. Liệu các pha-ra-ông có phương cách gì để chế ngự dân chúng, hay những đại kim tự tháp này thực sự là không phải được xây dựng vào thời đại đó?

Điều khiến người ta khó hiểu hơn nữa, là những kim tự tháp nhỏ được xây dựng sau này bên trong đều có đầy những văn tự tán dương pha-ra-ông, một số còn có những bức bích họa tinh xảo. Nhưng những ai đã đến thăm Kim tự tháp Khufu có thể đều biết rằng, bên trong không có văn bia hay triện khắc nào, cũng không có bích họa, nó trống không. Hai tòa đại kim tự tháp còn lại cũng trong tình trạng tương tự. Có điểm gì quá bất thường không khi xây một lăng mộ với sự phô trương như vậy mà không lập bia đá, truyền tụng công tích của pha-ra-ông?

Sau khi vào kim tự tháp Khufu, trước tiên bạn phải qua một đường hầm đi xuống dài 28 mét, và sau đó lại qua một đường hầm đi lên dài 39 mét, mà cao độ của hai đường hầm này chỉ là 1,2 mét. Người ta đi trong đó phải khom lưng, đối với người cao lớn, chắc chỉ có thể bò, rất bất tiện. Tuy nhiên, khi vào đến hành lang lớn sau đó, cao độ đạt tới 8,7 mét, tạo thành một sự tương phản khó lý giải với những đường hầm thấp vừa rồi.




Nếu những đường hầm này được dành để vận chuyển xác ướp của các pha-ra-ông, thì với cao độ 1,2 mét, nó rất khó đi qua, trong khi hành lang cao 8,7 mét thì quá cao, và sự thay đổi quá đột ngột, thiết kế này thực sự phi quy chuẩn. Ngoài ra, cũng phát hiện có một số phòng trống, không biết dùng để làm gì, phương vị cổ quái, hoàn toàn bất đồng với kết cấu của những lăng mộ thông thường, khiến các nhà khảo cổ học không khỏi bối rối. Liệu có khả năng nào, mục đích ban đầu của việc xây kim tự tháp căn bản không phải để dùng làm lăng mộ? Tất cả các manh mối đều hướng đến một giả thuyết rằng, ba đại kim tự tháp được đặt theo tên của các pha-ra-ông này rất có khả năng không phải do những vị pha-ra-ông xây dựng nên.

Mối liên hệ bí ẩn giữa kim tự tháp và chòm sao Orion
Kiến trúc sư người Bỉ Robert Bauval tin rằng: ba đại kim tự tháp này có lẽ được xây dựng vào khoảng năm 10.450 trước Công nguyên. Ông đã tính toán nó như thế nào?

Năm 1982, khi quan sát toàn cảnh các kim tự tháp ở Bảo tàng Cairo qua điểu khám đồ (bản đồ chụp từ trên cao), ông phát hiện ba tòa kim tự tháp, hai lớn và một nhỏ, không được xây theo đường thẳng mà hơi cong. Bạn phải biết rằng, độ tinh chuẩn trong phương diện kiến ​​trúc của kim tự tháp khó có thể bị đánh bại ngay cả với công nghệ hiện đại. Ví như, những khối đá được sử dụng trong kim tự tháp có kích thước to nhỏ và hình dạng bất quy tắc, điều này đảm bảo rằng toàn bộ kết cấu không có liên kết yếu. Tuy nhiên, các khối đá bất luận có kích thước to nhỏ và hình dạng khác biệt đến đâu thì chúng vẫn xếp chồng khít lên nhau, thậm chí một lưỡi dao mỏng nhất cũng không thể nhét vào. Bạn biết đấy, chúng là những khối đá lớn nặng hàng tấn. Với năng lực kỹ thuật như vậy, làm sao tháp có thể bị méo, lệch hay cong được? Chắc chắn là có chủ ý.




Bauval cũng cảm thấy như vậy. Nhưng tại sao cổ nhân lại xây dựng nó như thế? Ông nghĩ mãi vẫn chưa ra. Bí ẩn này mãi đến tháng 11 năm sau mới được giải khai. Hôm đó ông đã đi cắm trại với gia đình và bạn bè và ngắm sao vào ban đêm. Một người bạn đồng hành đam mê thiên văn học đã giới thiệu cho ông về chòm sao Orion, nơi tọa lạc của sao Thiên Lang. Ông ấy nói rằng vành đai của chòm sao Orion có 3 ngôi sao, không nằm trên một đường thẳng mà hơi cong. Câu nói này khiến trái tim Bauval chấn động. Sau khi trở về nhà, ông tức khắc so sánh điểu khám đồ của ba đại kim tự tháp với ba ngôi sao của chòm sao Orion, và phát hiện rằng chúng có thể khớp với nhau, và ba ngôi sao này cũng có hai sao sáng và một sao tối, có thể đối ứng với ba tòa kim tự tháp, hai lớn và một nhỏ.

Tuy nhiên, góc độ của vành đai chòm sao Orion và góc độ của ba kim tự tháp này không trùng khớp. Nguyên lai là do trục quay của Địa cầu từ ​​từ tự chuyển sau mỗi 26 ngàn năm. Bằng cách này, khi bạn từ Địa cầu nhìn về các ngôi sao, thì vị trí của các chòm sao bạn nhìn thấy cũng sẽ từ từ biến hóa theo thời gian. Sau đó, Bauval đã tìm ra một phần mềm máy tính để suy ra những thay đổi lịch sử của bản đồ sao. Ông đã tua lại thời gian mãi đến năm 10.450 trước Công nguyên, góc độ của ba ngôi sao cuối cùng cũng đã trùng hợp với góc độ của ba kim tự tháp. Và ông cũng phát hiện ra rằng: trong thời đại này, khi sao Thiên Lang ở vị trí cao nhất, một trục nhỏ ở phía nam của kim tự tháp Khufu đã chỉ thẳng vào sao Thiên Lang.




Những phát hiện này đã khiến ông vô cùng kinh ngạc. Bởi vì các nhà sử học tin rằng Ai Cập không có người sinh sống cho đến năm 6000 trước Công nguyên, và nền văn minh chỉ xuất hiện vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên, tức là Ai Cập vào năm 10000 trước Công nguyên vẫn là một thời kỳ man rợ, làm sao người nguyên thủy thời đó vừa có kiến ​​thức thiên văn, vừa có thể kiến tạo những kiến trúc hoành vĩ như vậy dựa trên bản đồ sao và quan sát các vì sao? Nếu đúng như vậy, lịch sử có nên được viết lại? Năm 1994, Bauval là đồng tác giả cuốn sách “Bí ẩn Orion” với tác giả Adrian Gilbert, đã công bố những phát hiện của mình. Sau khi cuốn sách được xuất bản, nó là cuốn sách bán chạy trên khắp thế giới và gây ra nhiều cuộc thảo luận sôi nổi. Đài BBC cũng quay bộ phim tài liệu “The Great Pyramid: Gateway to the Stars” (Kim tự tháp vĩ đại: Cổng tới các vì sao).

Cuốn sách “Bí ẩn Orion”.

Kim tự tháp và truyền thuyết về người khổng lồ
Trong giới khoa học, các nhà khoa học chủ lưu không đồng ý duy hộ quan điểm của Bauval. Tuy nhiên, kể từ khi cánh cửa này được mở ra, nhiều giả thiết khác nhau về cách các kim tự tháp được xây dựng nối tiếp nhau xuất hiện. Vào tháng 8 năm 2012, tờ “Thư tín hàng ngày” (Daily Mail) của Anh đã đăng một tin tức, nói rằng: một đoàn chuyên gia khảo cổ học do Manfred Bietak dẫn đầu đã tìm thấy hài cốt của 16 bàn tay phải trong di chỉ cung điện Ai Cập cổ đại vào 3600 năm trước, mà “hầu hết các bàn tay đều rất lớn, trong số đó có một số bàn tay lớn phi thường”.

Mặc dù Bietak không đưa ra kết luận những bàn tay này thuộc về ai, và không cung cấp kích thước cụ thể, nhưng các phương tiện truyền thông đã nhanh chóng đăng lại tin tức với tiêu đề “Bàn tay người khổng lồ được phát hiện tại Ai Cập”, bản tin được đưa lên tiêu đề trang nhất. Mọi người nhanh chóng liên tưởng đến ba đại kim tự tháp gần đó, phải chăng chúng được kiến tạo bởi những người khổng lồ thời tiền sử? Sau đó, một người nào đó đã lật lại những bức bích họa ở các kim tự tháp khác để làm chứng, nói rằng trong các bức bích họa đó cũng có những người khổng lồ, cao gấp 2-3 lần chúng ta. Một số người còn đăng ảnh một bộ xương người khổng lồ cao 7,5m được tìm thấy ở Ecuador làm bằng chứng. Việc những người khổng lồ cao lớn như vậy xây dựng kim tự tháp là điều hoàn toàn hợp lý. Kể từ đó, người khổng lồ đã được liên hệ với kim tự tháp.

Mặc dù không có nhiều bằng chứng trong giới khảo cổ học ủng hộ quan điểm này, nhưng điều này không hề là trở ngại cho cuộc thảo luận sôi nổi giữa đại chúng. Bởi vì với hàng loạt những đặc điểm thần kỳ của các kim tự tháp và sự liên hệ đối ứng xảo diệu giữa mặt trời, mặt trăng, các vì sao và trái đất của chúng ta, thì thật khó tin rằng chúng có thể được kiến tạo bởi cổ nhân của nền văn minh của chúng ta 4000 năm trước.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng tham gia đưa ra giả thuyết nhé. Giả định rằng ba đại kim tự tháp thực sự là kiệt tác của nền văn minh thời tiền sử, nhưng rồi nền văn minh đó đã bị tuyệt diệt, chỉ còn lưu lại những tòa tháp. Người Ai Cập cổ đại không biết dùng chúng để làm gì, vì vậy họ đã không động đến chúng. Tuy nhiên, đến thời của những người Ai Cập thuộc Vương triều thứ tư, họ đã tìm ra biện pháp để mở một lối vào, và sau khi đào sâu vào nghiên cứu, họ phát hiện những thứ đặt bên trong kim tự tháp không dễ bị hư hỏng biến chất, vì vậy, họ đã lợi dụng những kim tự tháp này để làm lăng mộ của pha-ra-ông. Các pha-ra-ông của Vương triều thứ năm cảm thấy nó khá tốt, liền nghĩ đến sống trong đó, nhưng các kim tự tháp không đủ nhiều. Làm thế nào đây? Có một mỏ đá gần đó, vì vậy họ liền bắt chước xây dựng. Bằng cách này, những kim tự tháp nhỏ cũng xuất hiện… Bạn nghĩ giả thiết này có hợp lý không?
Nguồn: NS


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *