Tần Thủy Hoàng, vua Đường Thái Tông và nhiều bậc quyền quý, phương sĩ trong lịch sử đã dày công tìm tòi đan dược với ước mong cải lão hoàn đồng, kéo dài tuổi thọ nhưng đều thất bại, thậm chí còn giảm thọ do nhiều viên đan họ uống có chứa độc tố. Vậy rốt cuộc, đan dược chân chính kì thực là thứ gì?
Luyện đan là một bí thuật cổ xưa gắn liền với các câu chuyện đầy thần bí và mê hoặc trong lịch sử văn minh Hoa Hạ như tu luyện, cải lão hoàn đồng, trường sinh bất lão hay luyện đá hóa vàng. Theo quan niệm của Đạo giáo, một khi đan được hình thành, nó có khả năng thay đổi bất kỳ chất hữu hình nào thành vàng và bạc. Đan cũng có thể chuyển hóa cơ thể vật chất này và các cơ thể ở không gian khác, từ đó đưa người tu luyện đột phá thời gian, không gian cũng như cơ thể con người và tiến nhập vào những tầng thứ tu luyện cao hơn.
Rất khó để xác định thời gian mà thuật luyện đan được khai sáng ở Trung Quốc nếu chỉ thông qua các tài liệu lịch sử. Theo các ghi chép của Đạo giáo cổ, luyện đan thuật lần đầu tiên được ghi nhận từ thời Hoàng Đế và Lão Tử. Tuy nhiên, Hoàng Đế và Lão Tử sống trong các thời kỳ lịch sử khác nhau và cách nhau hàng trăm năm. Cách giải thích hợp lý nhất có lẽ là luyện đan thuật được phát triển song song với nền văn hóa Trung Quốc và do đó trở thành một phần của nó.
Hoàng Đế bên lò luyện đan (Ảnh minh họa)
Hoàng Đế và Lão Tử là những bậc thầy vĩ đại của thuật luyện đan, họ chính là đại diện của luyện đan thuật ở Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế đã được ban tặng chín viên đan làm quà khi đến thăm Thái Quốc. Sau khi một người nuốt một viên đan, tay của người đó trở nên đỏ như viên đan ấy. Khi người đó rửa tay trên một dòng sông, dòng sông cũng sẽ chuyển sang màu đỏ. Về sau, Hoàng Đế đắc được những bí mật của thuật luyện đan và lập lò luyện đan. Sau khi tất cả đan đã được luyện thành Hoàng Đế đạt được năng lực siêu việt và đã cưỡi rồng bay lên trời.
Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, chương “Phong Thiền Thư” có ghi chép, bắt đầu từ triều đại Tề Uy Tuyên thời Chiến Quốc, đã có các phương sĩ (người luyện đan dược) khích lệ các chư hầu đi tìm đan để được trường sinh bất lão, đến thời Tần Thủy Hoàng, phương sĩ Từ Phúc dâng thư bày tỏ muốn ra nước ngoài tìm đan. Đây là những ghi chép chính thống đầu tiên về khởi thủy của đan thuật. Đến triều Hán, đan thuật càng hưng thịnh hơn. Hán Vũ Đế là Lưu Triệt rất đam mê đan thuật. Hoài Nam Vương cùng thời với Hán Vũ Đế cũng đã nuôi một nhóm lớn các Đạo sĩ trong nhà, họ đã viết không ít đan thư (sách về đan thuật), đáng tiếc là đa số đã thất truyền, ngoại trừ 21 cuốn sách của Hoài Nam Tử vẫn còn tồn giữ. Cuối đời Tây Hán, Vương Mãng cướp ngôi, ông cũng là người ủng hộ đan thuật. Thời kỳ Tam Quốc, cha con Tào Tháo cũng rất thích tiếp xúc với các phương sĩ, những người nổi tiếng nhất trong đó có Tả Từ, Cam Thủy, Vương Hòa Bình v.v.
Đọc đến đây chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đan thuật là việc các phương sĩ, đạo sĩ đi tìm các loại khoáng chất, thảo mộc về nghiên cứu công thức, bắc lò nấu luyện để tạo ra các viên đan dược. Kỳ thực, chiêu thuật kiểu này chỉ được xem là thứ nông cạn, thường được gọi là luyện “ngoại đan”, vô hình chung giống như nấu thuốc. Về cơ bản chỉ có tác dụng kiện thân, bồi bổ thân thể chứ tuyệt nhiên không có khả năng cải lão hoàn đồng hay đạt tới trường sinh bất lão. Chưa kể đến tình huống, nhiều viên đan được các phương sĩ luyện ra có chứa một hàm lượng lớn lưu huỳnh, chì, thủy ngân và nhiều độc tố khác có tác dụng hủy hoại nghiêm trọng đối với thân thể.
Luyện đan không đơn giản là việc nhóm lửa nấu luyện các khoáng thạch và thảo dược (Ảnh: Ynet.com)
Thứ đan dược thực sự có thể đem lại những khả năng thần kỳ, kỳ thực chính là nội đan. Các sách về y học cổ truyền và tu luyện đều cho thấy sự đề cao huyệt Khí Hải (nằm ở phần bụng dưới). Nó được cho là trung tâm năng lượng của cơ thể. Vì thế mà vùng này còn được gọi là Đan Điền, tức ruộng đan. Người tu luyện thông qua các phép điều tức hô hấp, tu dưỡng đạo đức dần dần sẽ đả thông được tiểu đại chu thiên, khai mở tất cả khiếu huyệt, đưa các vật chất cao năng lượng từ không gian khác vào thân thể, thay thế các tế bào xác thịt, làm cho bệnh tật tiêu tan, đảo ngược quá trình lão hóa. Lý giải việc này như thế nào?
Vật lý học hiện đại ngày nay đã xác thực một vấn đề. Nếu vũ trụ hình thành tự vụ nổ BigBang, nó nhất định không chỉ nổ ra một chiều không thời gian. Nghiên cứu của một nhà vật lý Xô Viết chỉ ra rằng, có ít nhất 24 chiều không thời gian với kích cỡ khác nhau đồng thời tồn tại và con số thực có thể còn nhiều hơn thế nữa. Nếu bạn cảm thấy huyền hoặc, khó tin, chúng ta có thể lấy một ví dụ thế này. Hiện tại chúng ta đang đứng trên địa cầu, với không gian sống được tạo thành giữa trái đất và các vì sao, vậy nếu chúng ta đang đứng trên bề mặt một hạt electron thì chẳng phải giữa các hạt electron và hạt nhân nguyên tử cũng là một không gian?, tương tự xuống tiếp nữa cho các hạt bé hơn như quark, neutrino…do đó, có rất nhiều thời không gian tồn tại.
Không gian tạo thành giữa các electron và hạt nhân nguyên tử hay giữa các nguyên tử với nhau cũng là các không gian rất rộng lớn (Ảnh: aztecaamerica.com)
Mặt khác, theo thuyết tương đối của Einstein, mọi vật chất nếu không thuộc về một chiều không thời gian thì nó sẽ không chịu sự ước chế của trường không-thời gian đó. Đây chính là lý do những người luyện khí công thường trẻ lâu hơn hay thân thể của rất nhiều vị cao tăng đã không bị mục nát sau khi viên tịch hàng trăm năm. Vật chất trong thân thể họ về cơ bản đã không còn thuộc về thời không này, không chịu ước chế bởi các quy luật ở đây.
Đó cũng là lý do tại sao người luyện đan thuật thường là các đạo sĩ và người tu hành. Do vậy, có thể thấy cái yếu lĩnh quan trọng nhất của luyện đan là tu dưỡng tâm tính chứ không phải bắc lò nấu thuốc. Chỉ những tĩnh tâm tu hành, đề cao tâm tính, thấu triệt Pháp lý, hòa hợp với tự nhiên mới có thể rời xa sinh tử, còn 1 viên thuốc uống vào có thể giúp người ta trường sinh thì thực sự không tồn tại trong cõi người. Điều này thể hiện rõ trong nhiều câu chuyện cổ về tu luyện dưới đây.
Luyện đan chân chính kì thực là luyện nội đan, tu tâm tính, chuyển hóa bản thể, đạt tới các cảnh giới cao hơn (Ảnh: trithucvn)
Vào những năm cuối triều Hán (khoảng thế kỷ thứ 2 SCN), Ngụy Bá Dương, người nước Ngô (Thượng Ngu, Triết Giang ngày nay), đã viết một cuốn sách có tên Châu Dịch Tham Đồng Khiết, đây là cuốn sách dạy luyện đan cổ xưa nhất. Bởi vì cuốn sách có cả lý luận lẫn thực nghiệm, đương nhiên đối với hậu nhân nó rất có giá trị tham khảo. Tương truyền Ngụy Bá Dương đã từng dẫn ba đồ đệ vào núi luyện đan, sau khi luyện thành đan, đầu tiên ông cho con chó ăn thử, chó uống xong không lâu sau thì chết, Bá Dương ăn vào cũng chết, trong đó có một đồ đệ thấy sư phụ chết, cũng nuốt đan, lập tức ngã xuống đất. Hai đệ tử còn lại than thở với nhau: “Luyện đan là cầu trường sinh, mà uống xong lại chết thế này thì có tác dụng gì chứ?” Hai người liền nhanh chóng xuống núi, lúc sau Bá Dương đứng dậy, bỏ đan thật vào miệng người đồ đệ và chó đang nằm trên mặt đất, thoáng chốc người và chó tỉnh lại, thế là đắc được Tiên thể bất tử và bắt đầu tu Đạo.
Từ câu chuyện này có thể thấy được rằng khoa học Trung Quốc cổ đại yêu cầu đối với tâm tính, đạo đức người đệ tử cao hơn nhiều so với yêu cầu thông minh và hiểu biết. Xem chăng người đệ tử có thật sự tin lời thầy, tín vào Pháp môn hay không? nếu không đủ tín tâm lĩnh ngộ thì tuyệt nhiên không thể truyền bí thuật. Điểm này tuyệt nhiên khác hẳn so với khoa học hiện đại.
Sự triển hiện của chân lý vũ trụ chính là những hiện tượng tự nhiên ở các tầng thứ khác nhau. Không thể dùng phương pháp tầng thấp để nhận thức được chân lý của vũ trụ. Cho nên “tin trước rồi ngộ sau” là một điểm trọng yếu đặc sắc khác của khoa học Trung Quốc cổ đại. “Tin trước rồi ngộ sau” nghĩa là người nào muốn biết được chân lý của vũ trụ, đầu tiên là phải hoàn toàn vứt bỏ nhận thức khái niệm ban đầu, chân lý của vũ trụ tự nhiên triển hiện, cơ bản là không cần truy cầu.
Một phát biểu của Albert Einstein cho thấy niềm tin của ông với quyền năng của Chúa
Đến triều Tấn, Cát Hồng viết cuốn Bao Phác Tử gồm hai tập: nội và ngoại, bàn luận về công dụng của thuốc, luyện đan và những câu chuyện về thần tiên và tu luyện, thuật lại lý biến hóa của vạn vật. Cát Hồng nói: Tổ phụ Cát Tiên Ông của ông là học trò của Tả Tư, Tả Tư truyền thụ lại cho tổ phụ mấy cuốn đan kinh. Về sau Trịnh Tư Viễn, đồ đệ của Cát Tiên Ông, lại đem đan thuật truyền cho cháu của Tiên Ông là Cát Hồng. Cát Hồng, tự hiệu là Bao Phác Tử, không màng danh lợi, nhà nghèo nhưng hiếu học, đọc nhiều sách. Là đồ đệ của Trịnh Tư Viễn, ông đắc được bí mật của thuật trường sinh, lui về ở ẩn tại La Phù Sơn tỉnh Quảng Đông, tu Đạo thuật, không ngừng viết sách Đạo. Khi qua đời, ông ngồi trong tư thế thiền định, vẻ mặt cùng màu da giống như người còn sống, cơ thể mềm mại, khi đặt thi thể vào quan tài, lại nhẹ bâng như một mảnh lụa, đây chính là điều con người thế gian gọi là “thi giải đắc Tiên” (thi thể được giải phóng và thành Tiên).
Chương “Hoàng Tự Biên” trong Bao Phác Tử nhắc đến: “Biến hóa là lẽ tự nhiên của trời đất, vì sao phải ngại vàng bạc không thành thứ khác chứ.” Ở đây, các nhà đan thuật Trung Quốc cổ đại bảo lưu quan điểm rằng vàng bạc có thể do vật chất khác biến đổi thành, đây chính là điều gọi là chuyển đổi nguyên tố trong vật lý cao năng lượng. Tuy nhiên, ngay cả với máy gia tốc hiện đại to lớn tinh xảo có khả năng chuyển đổi một số hợp chất hóa học đi nữa, người ta vẫn coi việc chuyển hóa những nguyên tố hóa học cơ bản thành vàng, bạc là chuyện thần thoại “1001 đêm”. Đó là hiện tượng vượt xa trình độ công nghệ ngày nay. Cho nên thuật luyện đan bị khoa học hiện đại coi như là chuyện hoang đường, là cổ nhân ngu muội không hiểu gì về khoa học.
Thực ra rất nhiều thực nghiệm khoa học hiện đại đã phát hiện nhiều sinh vật có loại siêu năng lực tương tự luyện đan thuật này, ví như, cho gà mẹ ăn thức ăn không chứa Canxi, vẫn có thể đẻ ra trứng mà vỏ trứng có chứa Canxi. Cây non nảy mầm trong nước cất, có chứa các nguyên tố Kali, Phốt-pho, Magiê, Canxi, Lưu huỳnh nhiều hơn so với hàm lượng vốn có trong hạt đó, thực nghiệm chỉ ra vốn dĩ sinh vật đã tồn tại năng lực ‘tái cấu trúc nguyên tố’. Từ những hiện tượng này mà xét, các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại rất có thể đã nắm được cái lý biến hóa cao thâm hơn của vũ trụ, thuật biến đá hóa vàng hiển nhiên đã vượt qua nhận thức ở tầng vật chất bề mặt này, họ đã chân chính tìm ra sức mạnh của sinh mệnh.
Cây cối và nhiều loài động vật có khả năng tự tổng hợp ra các nguyên tố hóa học là điều khoa học ngày nay không giải thích được (Ảnh: Pngtree)
Khoa học thực chứng hiện đại và khoa học cổ xưa của Trung Hoa là hai con đường khác biệt, chúng đem lại cho xã hội các trạng thái và nhận thức khác nhau. Kỳ thực sau nhiều năm nghiên cứu, đạt đến đỉnh cao trong khoa học thực chứng, về cuối đời nhiều khoa học gia nổi tiếng như Newton, Eistein… đều tiến vào tôn giáo.
Nhiều người không hiểu cho rằng các ông là ấu trĩ, mê muội, phủ định lại khoa học nhưng kỳ thực, những năm cuối đời, họ đã nhận ra rằng, càng nghiên cứu lên cao, thì những gì phát hiện ra đều là những thứ mà các Giác giả và nhiều nhà hiền triết Đông Tây từng giảng trước đó hàng ngàn năm. Chúng cho phép con người thoát khỏi cái khung khoa học thực chứng, tiến nhập và nghiên cứu những không gian con người không nhìn thấy, không chạm tới được, đó mới thực sự là khoa học chân chính, khoa học cao hơn. Chẳng thế mà Louis Pasteur – Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học hiện đại từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”.
Từ quan điểm của khoa học hiện đại, rất khó để con người hiện nay có thể hiểu được những thành tựu khoa học của Trung Quốc cổ đại. Con người ngày nay nếu mãi dùng phương thức tư duy và kiến thức khoa học hiện đại thì rất khó lý giải được những điều chân chính, những khả năng thần kỳ mà người xưa từng đạt được.
Nguồn: ĐKN