Kiếp trước, ông là đại hòa thượng có công năng túc mệnh thông, báo trước chuyển sinh; tại kiếp này, ông đã thật sự thực hiện những dự ngôn của mình.
Nửa thế kỷ trước, tại trấn Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông có một vị học Phật tên Trần Hạnh Giác, cụ tổ đời thứ 11 của ông là Trần Huệ Nghiệp, tiến sĩ khoa Giáp Tuất (1634) năm Sùng Trinh cuối thời Minh.Theo ghi chép của Trần Hạnh Giác, kiếp trước của cụ tổ Trần Huệ Nghiệp là một đại hòa thượng có công năng túc mệnh thông. Chuyện luân hồi chuyển thế xảy ra với cụ, kỳ lạ ở chỗ, trước khi viên tịch, cụ đã nói rõ thời gian chuyển sinh quay lại chùa của mình. Và đời này, cụ đã thật sự thực hiện dự ngôn của mình.
Hòa thượng chuyển sinh thành Hiếu liêm Tiến sĩ.
Đó là chuyện xảy ra vào ngày 4 tháng 3 năm Vạn Lịch thứ 40 (1612 Nhâm Tý) cuối thời nhà Minh, phu nhân của Trần Tế Mỹ ở Quảng Đông trở dạ, đây là đứa con đầu của họ. Trước lúc đứa bé sinh ra, một chuyện kỳ lạ xảy ra, cả nhà đều nhìn thấy một vị lão tăng mặc áo màu lam đi từ ngoài vào buồng, trong khoảnh khắc biến mất. Dường như cùng lúc đó, đứa bé ra đời, nhũ danh gọi Huệ Nghiệp.
Trần Huệ Nghiệp thành đạt sớm. Ông hiếu thuận, liêm khiết, tài năng và chính trực, năm 16 tuổi được đề cử Hiếu liêm, năm 18 tuổi đỗ đầu khoa thi Hội (gọi là Ngũ Kinh Khôi). Cũng năm này, ông lấy vợ là con gái của Trạng nguyên Đại học sĩ triều Minh Hoàng Sĩ Tuấn. Năm ông 19 và 21 tuổi, vợ ông lần lượt sinh 2 con trai. Năm 23 tuổi, ông đậu Tiến sĩ khoa Giáp Tuất năm Sùng Trinh, sau đó ông nhậm chức Hành nhân ở Ty Hành nhân (quan thất phẩm).
Năm Bính Tý (1636), ông 25 tuổi, phụng mệnh vua đi Giang Tây phúng tế vị quan đại thần, khoa học gia Từ Quang Khải (Tự Nguyên Hỗ,1562-1633). Ngày 18 tháng 8, trên đường quay về triều, ông cảm thấy vô cùng khát nước. Dân địa phương cho biết phía trước là núi Kim Ngưu, chùa Kim Ngưu ở đó có thể nghỉ ngơi uống nước.
Trần Huệ Nghiệp cứ theo chỉ dẫn mà đi. Có ai hay, ông thực ra đang đi trên con đường “quay về” đã được an bài từ kiếp trước.
Gặp lại người, lặp lại việc của tiền kiếp
Kiếp trước ông là đại hòa thượng có công năng túc mệnh thông, dự báo tái sinh. Kiếp này ông cuối cùng đã tìm về để khai mở tiền kiếp. (Ảnh: shutterstock)
Trần Huệ Nghiệp vừa đến núi Kim Ngưu thì đã thấy nhiều tăng nhân phủ phục xuống đất nghênh đón. Ông thầm nghĩ: lúc này, ngoài mình và tùy tùng thì không có ai khác, là họ nghênh tiếp mình ư?
Đúng lúc đó, trong chùa vọng ra tiếng chuông trống rền vang, long trọng nghênh tiếp khách đến. Ông nghĩ đây chắc là nghi lễ cầu bố thí của tăng nhân, và đi thẳng đến phòng của phương trượng.
Tăng nhân phụ trách đón tiếp lập tức tới trước ông chắp tay hợp thập thi lễ rồi hỏi: “Ngài có phải là Tổ sư Huệ Nghiệp không ạ?”
Trần Huệ Nghiệp ngạc nhiên, ông nghĩ: “Tăng nhân sao biết tên mình nhỉ? Lạ nữa là kính mình là “tổ sư”!”
Ông bèn hỏi tăng nhân tiếp khách: “Ông sao biết nhũ danh (tên lúc nhỏ) của tôi? Nhũ danh của tôi đúng là Huệ Nghiệp, nay là Mi Tuyết. Sao ông gọi tôi là tổ sư?”
“Đúng tổ sư thật rồi”, tăng nhân tiếp khác bèn kể chuyện 25 năm trước tổ sư có giao lại một sự việc gọi là “Việc khóa”, nói rõ là hôm nay đúng là ngày “Mở khóa”. Ông nói với Trần Huệ Nghiệp rằng:
“Tổ sư của tiểu tăng là Huệ Nghiệp, vào lúc lúc sáng sớm ngày 4 tháng 3 năm Nhâm Tý, tức năm Vạn Lịch thứ 40, tổ sư khóa phòng ngủ rồi đi đến đại điện lễ Phật, gọi chúng tăng đến dặn dò di chúc: ‘Hôm nay ta viên tịch vào giờ Ngọ, sau 25 năm nữa, ngày 18 tháng 8 năm Bính Tý sẽ quay lại đây’. Đến chính Ngọ,tổ sư lại lần nữa dặn dò: ‘Phòng ngủ không được mở, đợi 25 năm nữa quay lại ta tự mở’. Chúng tăng thề giữ lời, sau đó tổ sư viên tịch. Lúc đó tiểu tăng mới 12 tuổi”.
Tiếp đó, tăng nhân tiếp khác nói đêm qua có sự việc phát sinh: “Đêm qua sư bá phương trượng Ngộ Chân, cũng là cháu họ của tổ sư, còn có giám tự chủ trị sự vụ trong chùa đều mộng thấy tổ sư nói: ‘Ngày mai giờ Ngọ, ta sẽ về chùa, hiện tướng là quan viên’. Phương trượng tỉnh dậy nói chuyện cùng giám tự, thấy rất phù hợp với di chúc của tổ sư về thời gian quay lại trước khi viên tịch”.
Hôm đó chính là ngày 18 tháng 8 năm Bính Tý. Trần Huệ Nghiệp nghe xong, nhất thời vẫn còn nghi vấn. Lúc sau, các tăng nhân tụ họp lại, cùng tới khấu bái ông. Ông tự nhiên dâng tràn một cảm giác rất quen thuộc với nơi này, ông vời tăng nhân tiếp khác đến và nói: “Dường như tôi đã đến chùa này rồi, nhưng tôi người Quảng Đông, trước đây chưa từng đến nơi này, sao lại cứ có cảm giác này? Ngài vừa nói rằng tổ sư Huệ Nghiệp, có khóa phòng ngủ, 25 năm sau quay lại tự mở, phòng đó đã từng bị mở chưa? Nó ở đâu? Dẫn tôi đến đó xem”.
Tăng nhân đáp: “Phòng đó chưa từng mở. Chìa khóa tổ sư cất giữ”.
Trần Huệ Nghiệp cùng tăng nhân đi đến bên ngoài phòng ngủ, thấy bụi tháng năm phủ mờ khóa cửa, không phải là thứ mới làm. Ký ức trong ông càng lúc càng rõ nét, ông ngẩng đầu nhìn lên xà nhà. Bỗng bất giác kêu “À” một tiếng!
Ông bảo người mang thang tới, sai tùy tùng leo lên thang tìm ở hàng ngói thứ 5, quả nhiên tìm thấy chìa khóa.
Trần Huệ Nghiệp tự tay mở khóa phòng ngủ của Đại hòa thượng, cửa mở ra nhẹ nhàng. Ông bước vào phòng, một ánh đèn từ đĩa đèn dầu hắt ra, dầu hết đèn phải tắt chứ. Ông thành thục khêu nhẹ bấc đèn, đèn lại sáng bừng lên.Ông đi vòng quanh phòng, nhìn thấy chiếc giường nhỏ quen thuộc, nơi bao tháng năm ông đả tọa nhập định trên đó. Trong im lặng, ông bước lên giường ngồi xếp bằng kiết già, cười lớn một tiếng rồi viên tịch.
Sau đó, thi thể ông được hỏa táng, còn áo mũ đưa về quê an táng. Phu nhân Trần Huệ Nghiệp từ đó ở góa cho đến lúc hai con trưởng thành, sau đó cho xây một tịnh xá ở bến nước Cam Trúc, Thuận Đức, mặc trang phục trắng trai giới lễ kính Quan Âm, sống tới 83 tuổi, không bệnh mà mất.
Lời cảm nghĩ
Trong lịch sử có không ít ghi chép về luân hồi chuyển sinh của những vị tu hành, hòa thượng, như cao tăng Nghiêm Bá Uy chuyển sinh thành Vương Thập Bằng, vĩ nhân thời Nam Tống, là một ví dụ. Hòa thượng có công năng túc mệnh thông Huệ Nghiệp dường như là tự mình an bài luân hồi chuyển sinh, báo trước rõ thời gian quay về chốn cũ của mình, ông còn có giao tiếp với những sinh mệnh ở không gian khác, tuy vậy mang nhục thân phàm trần như chúng ta đây thì cũng không tránh khỏi những mê chướng nhất định.
Luân hồi chuyển thế mấy độ xuân thu, rơi xuống phàm trần cũng là rơi vào mê lộ, mang tự ngã của sinh mệnh mà quay trở về quê hương đích thực của mình, đó mới là chỗ huyền vi của sinh mệnh.
Cho dù lạc vào cõi phàm trần, trong mê mà tạo ra nhiều ân oán nghiệp tích đầy, nên cần luân hồi chuyển sinh mà trả nợ, tuy nhiên, quê hương chân chính của sinh mệnh không phải ở nơi này, mà là ở Thiên Quốc nơi không có sinh lão bệnh tử. Thế nên người tu luyện thì mới có thể mỉm cười với cõi mê.
Tư liệu: “Luân hồi chuyện” của Vô Mẫu cư sĩ.
Nguồn: NTDVN
- Khám phá luân hồi nhận ra tiền kiếp
- Cô gái người Myanmar nói tiền kiếp từng là binh sĩ Nhật Bản, luân hồi thực sự tồn tại?
- “Những đứa trẻ thiên tài” có ký ức về tiền kiếp?