Gobekli Tepe – Quần thể đá cổ nhất thế giới và có thể là đền thờ đầu tiên trên thế giới

Göbekli Tepe được coi là địa điểm quan trọng đối với các nhà khảo cổ, khi họ khám phá ra những cột trụ lớn bằng đá sa thạch nguyên khối hình chữ T cao từ 3 đên 6m và hầm chứa di vật của người cổ đại. Tuy nhiên nguồn gốc của Göbekli Tepe vẫn là lời thách đố đối với con người.

Nằm ở phía Đông Nam Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, Göbekli Tepe được các nhà khoa học tại Đại học Istanbul và Đại học Chicago phát hiện lần đầu tiên vào năm 1963 và việc khai quật được tiến hành vào năm 1996 bởi nhà khảo cổ người Đức Klaus Schmidt.

Được làm từ những khối đá khổng lồ, Göbekli Tepe  là kiệt tác kỳ diệu và là lời thách đố với các nhà khoa học, là làm thế nào trước thời đại gốm, luyện kim, hay phát minh cơ khí, người cổ đại lại có thể xây dựng được một quần thể hoành tráng thế này.




Vị trí phát hiện và khai quật đền thờ Gobekli Tepe. (Ảnh: Jegulo.com)

Các nhà khảo cổ học cho rằng, Göbekli Tepe đã xuất hiện trước quần thể đá nổi tiếng Stonehenge tới 6.000 năm tuổi, và xuất hiện trước nền văn minh Lưỡng Hà khoảng 5.500 năm. Nên có thể coi Göbekli Tepe là ngôi đền đầu tiên trên thế giới và là cự thạch lâu đời nhất được biết đến.

Gobekli Tepe hay còn gọi là “Potbelly Hill” có cấu trúc khác thường về địa lý, cùng việc phát hiện một lượng lớn đá lửa và các phiến đá vôi tập trung ở khu vực, đã khiến các nhà nghiên cứu đưa ra phỏng đoán dưới những ngọn đồi là một nghĩa trang của người cổ Byzantine.

Các nhà khoa học cho rằng, quần thể này được người cổ đại xây dựng vào khoảng 9.000 năm TCN với mục đích làm nơi cử hành các nghi lễ. Công trình này bao gồm 200 cột đá hình chữ T lớn, mỗi cột cao khoảng 6 mét, nặng tới 7 tấn được dựng lên bao quanh thành 20 vòng tròn. 




Những khối đá lớn hơn, nặng tới 20 tấn, có lẽ được dựng trong giai đoạn đầu tiên- giai đoạn tiền đồ đá. Các nhà khảo cổ ước tính rằng, các phiến đá vôi được khai thác từ các mỏ đá nằm cách đó khoảng 100-500 mét từ đỉnh đồi và những người thợ thời ấy có lẽ đã dùng các công cụ đá lửa để khai thác đá. Và để vận chuyển những khối đá này từ mỏ đá đến công trình, phải cần tới 500 nhân công.

Một góc của di tích đền thờ Gobekli Tepe. (Ảnh: History Daily)

Tuy nhiên, việc người cổ đại thuộc thời kỳ đồ đá với những công cụ thô sơ làm sao có thể khai thác, điêu khắc, vận chuyển lên đồi và dựng những cột đá lớn như vậy? Gobekli Tepe cũng khiến giới khảo cổ ngạc nhiên, bởi ngoài lượng nhân công rất lớn, nó còn đòi hỏi một trình độ tư duy rất cao, vượt quá tầm hiểu biết của thời “con người chỉ biết săn bắn hái lượm”.




Các cuộc khảo sát địa vật lý được thực hiện cho đến nay mới chỉ khai quật 4 trong 20 vòng tròn. Trong giai đoạn thứ hai, các trụ cột dựng lên nhỏ hơn, đứng trong các phòng hình chữ nhật với sàn làm bằng đá vôi đánh bóng. Các cấu trúc được xây dựng trong giai đoạn đầu tiên được ghi nhận là từ 10.000 năm trước. Trong khi đó, quần thể đá Stonehenge được xây dựng khoảng 5.000 năm.

Một số cột trụ cũng có chạm khắc hình tượng động vật, chữ tượng hình và các biểu tượng trừu tượng khác. Một số các cột trụ ở Gobekli Tepe có những hình chạm khắc miêu tả vụ va chạm giữa sao chổi với Trái Đất. Các nhà khoa học đã phân tích các biểu tượng trên cột đá, các ký tự thiên văn và liên kết với bản đồ sao, cho phép họ xác định một vụ va chạm thiên thể cách đây cả vạn năm.

Sau khi kiểm tra chéo sự kiện với mô hình máy tính của Hệ Mặt Trời trong khoảng thời gian này, các nhà nghiên cứu cho rằng những ký hiệu được khắc trên đá có thể là dùng để miêu tả một vụ va chạm của sao chổi diễn ra vào khoảng 10.950 năm TCN – cùng thời gian một kỷ băng hà nhỏ bắt đầu và thay đổi nền văn minh mãi mãi.




Những tảng đá với hình tượng điêu khắc là những loài động vật khác nhau. (Ảnh: Wacky News Cast)

Sự kiện này đã dẫn tới nạn tuyệt chủng của nhiều giống loài trên Trái Đất nhưng cũng khởi nguồn cho nền văn minh thời kỳ đồ đá mới. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thiết về việc Gobekli Tepe là một đài thiên văn và những cột đá là để tưởng niệm vụ va chạm giữa sao chổi và Trái Đất.

Thông qua bản dịch các biểu tượng trong ngôi đền, có vẻ như Gobekli Tepe không đơn thuần chỉ là một ngôi đền, nó có thể là một đài quan sát cổ đại dùng để theo dõi bầu trời đêm. Điều này cũng đặt ra câu hỏi là, con người từ thuở nguyên thủy ấy, làm sao đã có được những kiến thức thiên văn cao đến vậy? Hơn nữa, Gobekli Tepe mới chỉ được khai quật 5% tổng thể kiến trúc và một câu hỏi đặt ra là “vì sao Gobekli Tepe lại bị chôn vùi ngay nơi nó được xây dựng?”




Có khá nhiều giả thuyết, một số người tin rằng có vẻ như người cổ đại đã cố tình chôn vùi và che giấu Gobekli Tepe trong hàng ngàn năm, nhưng điều gì đã khiến họ làm như vậy? Số khác thì cho rằng, công trình này là do người ngoài hành tinh dựng nên và họ đã cố tình che giấu sự hiện diện của họ.


Mục đích thực sự đằng sau của đền thờ Gobekli Tepe vẫn còn là một bí ẩn lớn đối với giới khoa học ngày nay. (Ảnh: walldevil.com)

Việc khám phá ra Gobekli Tepe đã làm thay đổi cơ bản sự hiểu biết của chúng ta về nền văn minh người cổ đại và vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn mà con người hiện nay chưa khám phá được. 

Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *