Giải mã thành công các bản thảo Voynich bí ẩn nhất thế giới

Một nhà nghiên cứu lịch sử vừa tuyên bố giải mã thành công bản thảo bí ẩn Voynich với các luận điểm rất logic và thuyết phục.

Theo trang Arstechnica, được phát hiện vào năm 1969, bản thảo Voynich của thế kỷ 15 đã luôn là một cổ vật huyền bí. Bản thảo này sử dụng một dạng chữ viết tay của một ngôn ngữ hoặc mật mã không rõ nguồn gốc bên cạnh rất nhiều hình ảnh minh họa của những vật thể và cây cối kỳ lạ, phụ nữ khỏa thân, hay các biểu tượng hoàng đạo mà chưa một ai từng giải mã được.

Tuy nhiên, mới đây nhà nghiên cứu lịch sử và nhà viết kịch bản truyền hình Nicholas Gibbs cho biết đã giải mã được nó. theo đó, bản thảo là một tài liệu chỉ dẫn về chăm sóc sức khoẻ phụ nữ với nhiều nội dung được sao chép lại từ các hướng dẫn khác cùng thời đại.
Gibbs viết trong Times Literary Supplement rằng ông đã được ủy thác bởi một mạng lưới truyền hình để phân tích bản thảo Voynich ba năm trước đây. Kinh nghiệm của ông về thời La Mã cổ đại và sự quen thuộc với các chỉ dẫn y tế cổ đã cho phép ông khám phá những đầu mối đầu tiên.




Sau một thời gian phân tích bản thảo, Gibbs nhận ra ông đang nhìn thấy một dạng chữ Latinh trung cổ, thường được sử dụng trong các cuốn sách về thảo dược. Ông viết: “Các chữ viết tắt tương ứng với mẫu chuẩn của từ ngữ được sử dụng trong Herbarium Apuleius Platonicus – aq = aqua (nước), dq = decoque / decoctio (thuốc sắc), con = confundo (hỗn hợp), ris = radacis / gốc cơ bản, s aiij = seminis ana iij (3 hạt mỗi loại), v.v…”

Vì vậy, đây không phải là một mật mã; mà chỉ là những từ viết tắt. Chúng thực sự rất quen thuộc với bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực y học sống vào thời điểm đó.

Nghiên cứu thêm về các loại thảo mộc và hình ảnh trong cuốn sách đã gợi ý cho Gibbs kiểm tra các tư liệu y học Latin khác. Khi ông xem xét Trotula và De Balneis Puteolanis, hai cuốn sách y học Latin cổ điển, ông nhận ra rằng rất nhiều chỉ dẫn và hình ảnh trong bản thảo Voynich đã bị ăn cắp trực tiếp từ đây (chúng vốn được sao chép một phần từ các văn bản Latinh cổ đại bởi Galen, Pliny, và Hippocrates).




Trong thời Trung Cổ, các nhà chép sách thường hay đọc lại các văn bản cũ để đảm bảo sự chính xác. Không có quy định chính thức về bản quyền và tác giả, và thực sự sách rất hiếm, vì vậy không ai phàn nàn về điều này.

Ngay khi ông nhận ra rằng Bản thảo Voynich là một cuốn sách y khoa, Gibbs nhanh chóng hiểu ra những hình ảnh kỳ lạ trong đó. Hình ảnh của cây trồng liên quan đến thuốc thảo dược, bồn tắm liên qua đến thuốc sắc theo quan điểm của người La Mã và tất cả các hình ảnh của phụ nữ khỏa thân mang hàm ý đó nó như là một sổ tay về phụ khoa.

Các bản đồ hoàng đạo được đưa vào bởi vì các bác sĩ cổ đại vào thời trung cổ tin rằng các phương pháp chữa trị sẽ có hiệu quả cao hơn nếu tuân theo các dấu hiệu chiêm tinh cụ thể. Gibbs thậm chí còn xác định một bức ảnh được sao chép từ một bản thảo khác với hình ảnh những phụ nữ cầm nam châm trong bồn tắm. Đây là một chi tiết rất đáng chú ý bởi mãi đến thế kỷ 15, người ta vẫn tin vào tác dụng y học của nam châm.





Các bản thảo Voynich đã được tin cậy nhiều thập kỷ trước khi con người phát minh ra báo in, do đó, nó có thể đã pha trộn thông tin từ rất nhiều nguồn. Một khi người ta chỉ có thể sao chép thông tin các cuốn sách Trotula hoặc De Balneis Puteolanis trên một ấn bản báo chí, các nhà chép sách sẽ không có nhu cầu thu thập những thông tin này một cách tỉ mỉ vào một tài liệu viết tay mới nữa.

Gibbs kết luận rằng bản thảo Voynich là một cuốn sách đa năng, ví dụ có thể được viết cho một người, hoặc phổ biến kiến thức y học cho phụ nữ.

Các học giả Latinh thời trung cổ chắc chắn sẽ muốn nghiên cứu thêm, bởi các khám phá của Gibbs có tính hợp lý và thực sự thú vị.
Nguồn: DKN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *