Giải mã những vòng tròn đồng tâm trên thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, chuyên gia kết luận: Người xưa quá phi phàm!

Dù hiện tại khoa học công nghệ rất phát triển nhưng chúng ta vẫn không thể tái hiện được loại kỹ thuật chế tạo thanh kiếm độc đáo này. Trong bảo tàng tỉnh Hồ Bắc có trưng bày món vũ khí của Việt Vương Câu Tiễn được mệnh danh là “thanh kiếm đầu tiên của thế giới”. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều bí mật về thanh kiếm cổ này. Trong số đó, họa tiết vòng tròn đồng tâm trên tay cầm là chi tiết bí ẩn nhất.

Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (Ảnh: Zhongguofeng)

Trong lúc các chuyên gia thu dọn hiện trường, họ vô tình tìm thấy một vật kim loại màu đen hình thù quái dị ở một góc của lăng mộ. Khi đồ vật đó được đưa ra thì mọi người có mặt đều vô cùng sửng sốt. Di vật văn hóa khai quật được là một thanh trường kiếm, không những còn nguyên vẹn mà còn vô cùng sắc bén, sau bao năm chỉ để lại một lớp gỉ mỏng.

Sau khi nghiên cứu chi tiết thanh kiếm dài, các chuyên gia đã giải thích tám chữ khắc trên đó. Theo nghiên cứu, chủ nhân của nó là lãnh chúa của thời Xuân Thu – Việt Vương Câu Tiễn.

 

Thanh kiếm đầu tiên trên thế giới (Ảnh: Sohu)

Gải mã những chi tiết “độc nhất vô nhị”

Thanh kiếm này từng có 3 bí mật, đó là “thân kiếm không gỉ”, “họa tiết hình kim cương” và “bí ẩn về vòng tròn đồng tâm”.

Đối với phần thân bằng thép không gỉ của thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn, đây có thể được coi là kỳ tích! Thông thường kim loại sẽ bị ăn mòn trong môi trường tối và ẩm ướt, thậm chí sẽ bị oxy hóa và phân hủy không để lại dấu vết. Tuy nhiên, thanh kiếm này thì khác, trên kiếm chỉ có một lớp gỉ mỏng, các nhà khảo cổ chỉ lau nhẹ là nó liền sáng như mới.




Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng lưỡi của thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn được mạ một lớp crom kim loại, đó là lớp màng bảo vệ giúp lưỡi kiếm không bị ôxy hóa bởi không khí.

Khi tìm hiểu các hoa văn hình kim cương trên bề mặt của thanh kiếm, các chuyên gia cho rằng chúng được khảm bằng đá quý. Tuy nhiên, họ đã khám phá ra cách chế tạo họa tiết bí ẩn này. Hóa ra người xưa đã sử dụng một phương pháp gia công kim loại rất đặc biệt, đó là tinh luyện các hạt tinh thể nhằm mục đích gia tăng độ bền và làm đẹp cho lưỡi kiếm.

Rốt cuộc những vòng tròn này được tạo ra bằng cách nào?

Những vòng tròn đồng tâm trên tay cầm (Ảnh: Sohu)

Song bão xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương: 1 cơn vào Biển Đông, 1 cơn là ‘siêu bão’ sắp hoành hành Trung Quốc, Philippines
‘Cáo trạng báo động’ từ LHQ: Đại nạn khiến 2 triệu người chết, hàng nghìn tỷ USD ‘ra đi’
Toàn bộ hành tinh sẽ bị nhấn chìm trong 6 mét nước vĩnh viễn nếu thảm họa này không được ngăn chặn: Đại hồng thủy tương lai?
Tuy nhiên, câu hỏi về những “vòng tròn đồng tâm” ở phía tay cần đã khiến giới khoa học phải “đau đầu”. Chúng được cấu tạo bởi nhiều đường gân thành mỏng, dày 0,2-0,8 mm và cách nhau 0,3-1,2 mm, khoảng cách giữa mỗi vòng tròn được tính toán cẩn thận. Những nhà nghiên cứu thắc mắc các vòng tròn đồng tâm đều như vậy được chạm khắc hay đúc nên?

Sau một thời gian nghiên cứu, câu trả lời cuối cùng cũng được làm sáng tỏ. Cách làm ra chúng khá đơn giản nhưng với trình độ thủ công hiện tại không thể tái tạo lại được. Thứ hai, màu sắc của phần đầu và phần lưỡi khác nhau, có thể kết luận rằng cả hai được gia công riêng biệt.


Sử gia Triệu Tử Trùng cho biết: Phải nói rằng sự khéo léo của người xưa khiến thế hệ sau ngưỡng mộ, thậm chí có những phương pháp không thể sao chép bằng công nghệ hiện đại!

Phương pháp đúc phần tay cầm tương tự như cách tạo ta các bình gốm. Một trục cố định vật quay để tạo ra nhiều vòng tròn đồng tâm, bên dưới lót một lớp bùn đất để tạo thành khuôn. Sau khi hoàn thành, khuôn được để khô tự nhiên, sau đó có thể đổ kim loại đã nung chảy để tạo thành các vòng tròn đồng tâm trên đầu thanh kiếm.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *