Giải mã bí ẩn nơi ở của Đạt-lai Lạt-ma trên vùng núi Tây Tạng: Dù bị sét đánh, hỏa hoạn vẫn trường tồn trăm năm

Cung điện Potala ở Tây Tạng thu hút sự chú ý của thế giới vì ẩn chứa nhiều bí mật trong suốt hàng trăm năm. Cung điện Potala nằm trên núi Mabuli ở phía tây bắc của Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Nơi đây đã từng bị sét đánh và hỏa hoạn, sau đó được xây dựng lại vào thế kỷ 17 và trở thành nơi ở của nhiều đời Đạt-lai Lạt-ma và là trung tâm chính trị và tôn giáo của Tây Tạng.

Cung điện Potala mang đậm phong cách Tây Tạng đặc trưng và được xây dựng trên sườn đồi uy nghiêm. Năm 1994, nó được ghi nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

1. Tại sao cung điện Potala trải qua hàng trăm năm vẫn không bị sụp đổ?

Tòa nhà chính uy nghi của Cung điện Potala có 13 tầng, cao 117,2 mét, chiều dài từ đông sang tây 360 mét, chiều rộng từ bắc xuống nam là 140 mét, diện tích xây dựng khoảng 130.000 mét vuông. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao công trình này có thể đứng vững đến ngày hôm nay?




Trước hết, cung điện được xây dựng trên một nền móng vững chắc sâu hơn 5 mét, những đường gờ và tường bao được cố định bởi những khối đá to lớn. Tường cung điện nhỏ dần lên trên, khi lên đến đỉnh cung điện thì tường chỉ dày 1 mét.

Theo ghi chép lịch sử, để đảm bảo cung điện Potala kiên cố và trường tồn, một số bức tường đã được đổ cốt sắt đồng thời kết hợp với cỏ bạch mã. Loại cây này vừa dẻo dai, vừa có đặc tính cách nhiệt, thông gió, chống côn trùng.

Cung điện Potala nằm trên núi Mabuli ở phía tây bắc của Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng.

2. Có kho báu nào được cất giấu trong Cung điện Potala không?

Có tin đồn rằng có kho báu và sách quý được cất giấu trong Cung điện ngầm và toàn bộ dưới lòng đất giống như một mê cung. Người phụ trách phủ nhận điều này, cho biết ở dưới là rặng núi ngầm, hoàn toàn không phải là một “mê cung” như lời đồn đại.




Tuy không có kho báu nhưng ở đây thực sự đã lưu giữ vô số di tích lịch sử: Một loạt các bức bích họa, kiến trúc, tượng, kinh Bayeux, kinh Ganzhuer… Ngoài ra còn có một số lượng lớn đồ dùng bằng vàng và bạc, đồ sứ và đồ tráng men, ngọc bích…

3. Cung điện Potala có bao nhiêu phòng?

Không có tài liệu nào ghi lại có bao nhiêu phòng trong cung điện được xây dựng lại bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vào thế kỷ 17. Sau đó, nơi đây liên tiếp được mở rộng.

Người phụ trách đã cố gắng kiểm tra từng phòng nhưng không thành công. Bởi vì kiến ​​trúc Tây Tạng đo lường số lượng phòng dựa trên số lượng cột trụ, nên cấu trúc cung điện vô cùng phức tạp, với các dãy phòng, các gian và một tổ hợp các phòng và các ngăn.

Sau đó, họ đã tìm một số chuyên gia văn hóa để tìm ra con số chính xác nhưng vẫn phải “bó tay”. Do đó, vẫn chưa có con số chính xác về số phòng tại đây.

4. Tại sao rác lại tích tụ ở nơi linh thiêng?


Vào những năm 1980, khi cung điện Potala được sửa chữa giai đoạn đầu, các nhân viên đã dọn dẹp kỹ lưỡng cung điện Potala và cuối cùng đã kéo đi hơn 10 xe rác từ đây. Theo người phụ trách, rác có rất nhiều nguồn, có loại hàng nghìn năm tuổi, phân bố chủ yếu ở các rặng núi hoặc nhà kho.

Khắp mọi nơi trong Cung điện Potala đều có những đồ vật quý giá và rất dễ bị trộn lẫn với rác. Vì vậy, không ai dám tùy tiện đổ đi, nếu không rất có thể bảo vật quý hiếm sẽ bị vứt bỏ. Người ta nói rằng trong lần bảo trì và dọn dẹp rác đầu tiên trong cung điện, các nhân viên đã cẩn thận kiểm tra và tìm thấy những báu vật như san hô, ngọc lam và đồng bạc trong một đống rác.

Nguồn: SH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *