Giải mã bí ẩn những ngọn đèn cháy sáng hàng ngàn năm trong mộ cổ bị bịt kín không có oxi

Giới khảo cổ đã đưa ra sự thật vô cùng bất ngờ sau hiện tượng đèn vẫn cháy sáng trong mộ cổ này.

Những căn mật thất chứa mộ cổ, đặc biệt là phần mộ của hoàng gia hay những quý tộc thời xưa luôn được bao quanh bởi những ngọn đèn, ngọn nến. Có những câu chuyện kể rằng, những ngọn đèn trong những ngôi mộ này có thể cháy sáng hàng ngàn năm!
Thế nhưng, tại lăng mộ của hoàng đế Vạn Lịch ( nhà Minh, Trung Quốc), các nhà khảo cổ phát hiện ra 1 lọ sứ bằng men xanh cực lớn. Bên trong chứa 1 lọ dầu sáp, phía trên lọ dầu vẫn còn tim đèn. Tuy vậy, đèn đã bị tắt từ rất lâu rồi.
Vậy câu chuyện về những ngọn đèn cháy sáng hàng ngàn năm trong những mật thất xa hoa chứa mộ cổ là sao? Rất nhiều nơi tại Trung Quốc đề cập về chuyện này và họ gọi loại đèn có thể duy trì sự cháy sáng bên trong những ngôi mộ đó là đèn “trường minh”, nghĩa là sáng mãi không tắt.
Chúng ta đều biết, oxi là 1 chất cần thiết để duy trì sự cháy. Trong những mật thất chứa mộ kín bưng như vậy, liệu lượng oxi có đủ để duy trì cho những ngọn đèn cháy sáng trong suốt một thời gian dài? Rốt cuộc, đèn trường minh đã được thiết kế theo 1 cách đặc biệt nào mà có thể thắp sáng vĩnh cửu hay đây chỉ là 1 lời đồn?

Những ngọn đèn thật sự có thể cháy sáng hàng ngàn năm trong mật thất chứa mộ cổ? (Ảnh: Baidu)




Có người đưa ra giả thiết rằng, đèn trường minh trong những mật thất chứa mộ cổ thực sự đã được thiết kế theo bí quyết riêng. Theo cách nói này, người cổ xưa đã bôi 1 lượng chất phốt pho trắng lên trên tim đèn. Tác dụng của việc này là phòng khi đèn bị tắt, nếu gặp phải 1 lượng không khí nhất định, phốt pho được bôi trên tim đèn sẽ khiến đèn tự cháy và sáng trở lại.
Tuy nhiên, cách thiết kế đèn này cũng phải tương ứng với cách sắp đặt của những căn mật thất chứa mộ. Bởi nhiệt độ lý tưởng để phốt pho trắng bốc cháy là trên dưới 44 độ. Trong khi đó, rất nhiều hầm thất chứa mộ cổ lại ở sâu dưới lòng đất, nhiệt độ và môi trường xung quanh căn bản không thể đạt đến ngưỡng 44 độ. Do đó, giả thiết về việc người xưa bôi phốt pho trắng lên tim đèn để duy trì sự cháy trong hàng ngàn năm là không khả thi.
Còn đối với những căn mật thất chứa mộ trên mặt đất thì sao? Những ngọn đèn thật sự có thể duy trì sự cháy trong ngàn năm không? Câu trả lời là: Cũng không! Vậy, câu chuyện về những ngọn đèn trường minh có thể cháy sáng hàng nghìn năm trong hầm thất chứa các ngôi mộ rốt cuộc đến từ đâu?

Hiểu lầm về sức cháy hàng ngàn năm của những ngọn đèn trong mộ cổ đến từ việc tim đèn có chứa phốt pho trắng. (Ảnh: Baidu)

Theo những nhà khảo cổ, những lời đồn thổi này có thể xuất phát từ những tên trộm mộ hành nghề tại những mật thất chứa mộ trên mặt đất.
Khi chúng đột nhập vào bên trong, căn mật thất vốn thiếu không khí trong hàng ngàn năm nay lại được đón nhận những luồng oxi từ bên ngoài vào. Lúc này, những ngọn đèn được bôi phốt pho trắng bên trên lập tức xuất hiện phản ứng hóa học và cháy sáng lên khi gặp oxi.
Điều này đã làm cho những tên trộm nhầm tưởng rằng ánh sáng từ những ngọn đèn đó đã được duy trì trong 1 khoảng thời gian tương đương với “tuổi đời” của những ngôi mộ cổ. Nhưng trên thực tế, thứ ánh sáng ấy chỉ mới được “hồi sinh” trở lại khi họ đột nhập vào mật thất chứa những ngôi mộ mà thôi!
Và trên hết, các chuyên gia nhận định rằng câu chuyện về đèn trường minh thực chất chỉ là sự tượng trưng cho những nguyện vọng của người xưa mà thôi. Nguyện vọng ấy có khởi nguồn từ nỗi sợ của người xưa đối với bóng tối và cái chết.
Cái chết luôn gắn liền với những thứ tối tăm và mịt mù. Do đó, người xưa đã thắp đèn quanh mộ sau khi chết đi để biểu thị rằng dù đã chết vẫn luôn được ánh sáng che chở, bảo vệ khỏi sự um ám của bóng tối tại cõi âm.
Nguồn: SH


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *