Giấc mơ và cuộc phiêu lưu kỳ lạ của học giả từng là nhà sư ở tiền kiếp

Cô có 10 đồng bạc tích lũy riêng nên muốn quyên góp hết, nhưng vị tăng nhân nói chỉ cần 6 đồng là đủ. Cô bèn đi lấy tiền và phát hiện chồng mình đã lấy đi 4 đồng, thực sự chỉ còn lại 6 đồng. Vì thế, cô càng bội phục tăng nhân hơn. Cô cầm tiền muốn đưa cho tăng nhân, nhưng ông nói: “Bần tăng vốn không bao giờ lấy tiền, chỉ cần nữ thí chủ cầm 6 đồng bạc mua nhang nến, dâng hương kính Phật”.

Giấc mơ kỳ lạ của Hầu Nghi Thủy thực chất là trải nghiệm có thật của ông khi nguyên thần rời khỏi thân thể và ở một không gian khác. (Nguồn ảnh: Pxhere)

Học giả cận đại Hầu Nghi Thủy là nhà văn ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, tên thật là Hầu Nghi, tự Tuyết Nông, hiệu Nghi Thủy. Thế hệ sau hay gọi tên hiệu của ông, còn tên thật ít dùng. Ông là bạn trong làng văn với Quách Tắc Vân. Quách Tắc Vân có rất nhiều bạn trong giới chính trị và văn hóa, và chuyên sưu tầm những chuyện lạ. Vì vậy, nhiều người trong tầng lớp thượng lưu hay kể lại cho ông Quách về những sự việc kỳ ​​diệu mà họ đã trải qua hoặc biết. Hầu Nghi Thủy cũng không ngoại lệ, đã kể cho ông Quách nghe về giấc mơ và cuộc gặp gỡ kỳ lạ của mình.




Kỳ mộng
Hầu Nghi Thủy từng kể với Quách Tắc Vân rất rõ ràng: Tiền kiếp tôi là một tăng nhân. 

Tại sao lại nói như vậy? Vì rõ ràng ông đã nhiều lần nằm mơ thấy rõ ông là vị trụ trì dẫn dắt các chúng tăng tu hành trong một ngôi chùa Phật. Vì vậy, ông hiểu ra rằng những gì thấy trong giấc mơ chính là kiếp trước của mình. Ông đã từng có một giấc mơ rất đặc biệt. Một đêm, ông nằm mơ thấy có người gửi truyền đơn với nội dung rằng một Thánh tăng đã tu đạt quả vị La Hán đang thuyết pháp tại địa ngục, và ông cũng được tặng một vé dự thính. Ông cầm lấy và thấy trên tấm vé có bức chân dung của vị Thánh tăng, vị Thánh tăng này là một hòa thượng có bộ râu dài.

Hầu Nghi Thủy đã nhiều lần mơ thấy rõ mình là phương trượng đang dẫn dắt các nhà sư tu hành trong ngôi chùa Phật. (Hình ảnh: Mimi Zhu/Kanzhonguo)




Trong giấc mơ, ông cầm tấm vé tham gia dự thính đi cùng một số người, và đến một cánh cửa rất hẹp. Giống như một hội trường, ngoài cửa có một cuốn sổ ký tên, ai đến cũng phải ký, có hai loại bút màu đỏ và đen. Hầu hết những người đến có trạng thái kỳ lạ khác nhau, có thể không phải là sinh mệnh tại nhân gian. Ông thấy họ đều ký bằng bút đen, nên ông muốn ký bằng bút đỏ, có người nói: “Giống số đông mọi người, ký bằng bút đen là được, sao cứ phải một mình một kiểu?”. 

Người khác lại nói: “Thánh sư thuyết kinh lần này ngày xưa là sư phụ của anh ta, có thể dùng bút đỏ”. 

Vì vậy, ông có thể dùng bút đỏ ký tên.

Sau khi ký xong, mọi người đi vào bên trong, có một đoạn đường “máng trượt để xuống” giống như một cái giếng. Trên tường quanh lối đi có chạm khắc kinh Phật bằng thư pháp tuyệt kỹ của đại danh nhân Vương Hy Chi. Đi hết đoạn đường này, họ đến một nơi có vị Thánh sư đang ở trên một khán đài cao một cách thần kỳ, ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Người nghe bên dưới cố hết sức ngẩng đầu lên nhưng vẫn không thể nhìn thấy đỉnh của khán đài mà chỉ có thể nghe thấy âm thanh vang dội từ trên truyền xuống. Hai bên đài có rất nhiều cột cao với các nhà sư mặc y phục màu tía đứng.




Hầu Nghi Thủy quỳ phía dưới cột cao lắng nghe Thánh tăng giảng thuyết, và đột nhiên nghe thấy có người nói với mình: “Giờ còn chưa ngộ ư?”

Lúc này, một nhà sư mặc áo tía khác thay Thánh tăng chuyển lời với ông: “Ngươi nhiều đời tu trì được không dễ, nhanh chóng tự tỉnh ngộ, chớ quên bản lai”. 

Hầu Nghi Thủy thầm đáp trong lòng: “Con tỉnh ngộ đã lâu rồi, vẫn còn chút nợ trần, thề sẽ quy y”. 

Trả lời xong, có người bảo ông mau trở về, vậy là theo đường ban đầu trở về, khi đi ra cửa hẹp đầu tiên thì cũng tỉnh giấc mộng. Giấc mộng này rất rõ ràng, đã qua rất lâu, nhưng ông Hầu có thể nhớ lại những cảnh trong mộng rất sống động.

Giấc mơ kỳ lạ của Hầu Nghi Thủy thực ra là trải nghiệm có thật của anh khi linh hồn rời khỏi thân thể ở




không gian khác. Từ trải nghiệm này, không chỉ biết được rằng Hầu Nghi Thủy là người đã tu luyện từ nhiều đời, mà còn chứng minh rằng nhục thể chỉ là cái vỏ thân xác mà thôi. Bản chất của sinh mệnh con người là nguyên thần, nguyên thần có thể chuyển thế luân hồi. Những không gian khác trong truyền thuyết như địa ngục đều tồn tại. Muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử thì chỉ có thể nỗ lực tu thành Thần, đắc chính quả. Thuyết vô thần là một tà thuyết hoàn toàn sai lầm làm mê hoặc con người.

Kỳ ngộ
Vào mùa xuân năm 1917 (năm Đinh Tỵ), Hầu Nghi Thủy trú tạm tại Thượng Hải, ở nhờ nhà họ Lữ. Ngày nọ, có một nhà sư vân du đến thăm và nói rằng năm nay 1917, Thiên Tân sẽ có một trận lụt lớn, kiếp nạn rất lớn, ông sẽ lập đàn trên núi Phổ Đà. Nghĩa là ông sẽ làm pháp sự để tận sức giảm bớt họa kiếp. Hiện giờ, ông đặc biệt đến đây khất thực, kết thiện duyên. Dù giàu hay nghèo, không nhận tiền, chỉ cần bố thí bát cơm là được.

Nhà sư này chỉ cần gặp mặt là có thể nói chính xác tuổi của người đối diện, khiến mọi người kinh ngạc. Em dâu của ông Lữ bị bệnh thường xuyên cảm thấy thân thể ớn lạnh, bệnh này người ngoài không thể biết, nhưng người tăng nhân đã nói chính xác. Nghe xong, ông Lữ biết đây là một cao tăng nên nhờ ông chữa bệnh cho chị dâu. Vị tăng nhân nói: “Bệnh này vốn không dùng thuốc hay châm cứu mà trị được”, phải trì tụng kinh Phật đạt đến số lần nhất định mới có thể chữa trị được, và ông giải thích yêu cầu của việc niệm kinh. Em dâu ông Lữ cũng có mặt tại đó, nghe xong rất cảm kích và nói muốn góp tiền ủng hộ. Cô có 10 đồng bạc tích lũy riêng nên muốn quyên góp hết, nhưng vị tăng nhân nói chỉ cần 6 đồng là đủ. Cô bèn đi lấy tiền và phát hiện chồng mình đã lấy đi 4 đồng, thực sự chỉ còn lại 6 đồng. Vì thế, cô càng bội phục tăng nhân hơn. Cô cầm tiền muốn đưa cho tăng nhân, nhưng ông nói: “Bần tăng vốn không bao giờ lấy tiền, chỉ cần nữ thí chủ cầm 6 đồng bạc mua nhang nến, dâng hương kính Phật”.




Nhà sư cũng tiên đoán cho em dâu ông Lữ: Hiện tại thí chủ đang mang thai và sẽ sinh ra một bé gái, nhưng đáng tiếc sau rằm bé gái sẽ chết, hai năm nữa sẽ mang thai và sinh một bé trai. Hầu Nghi Thủy thường đến Thượng Hải, sau này ông được biết: em dâu ông Lữ khỏi bệnh sau khi chân thành niệm Kinh, và lời tiên tri của các nhà sư về bé gái cũng được ứng nghiệm.

Lúc đó, Hầu Nghi Thủy cũng hỏi nhà sư này về tín ngưỡng Phật giáo. Tăng nhân nói rằng Hầu Nghi Thủy kiếp trước cũng là tăng nhân. Điều này phù hợp với những cảnh tượng kiếp trước mà ông thường thấy trong giấc mơ, và còn tiên báo ông sẽ có thêm một đứa con trai vào năm đó. Điều này sau đó cũng ứng nghiệm. Ông Hầu hỏi tăng nhân: “Có phải ngài đã tu tới quả vị La Hán không?” Ông chỉ đáp: “Chỉ là biết một chút về thuật xem tướng mà thôi”. 

Hầu Nghi Thủy hỏi lại: “Tôi có thể đi tu khi 50 tuổi không?”

Tăng nhân đáp: “Đâu cần xuất gia? Tu tại gia cũng có thể chứng quả”, nói rồi ông rời đi.




Hầu Nghi Thủy cũng hỏi tăng nhân về tín ngưỡng Phật giáo, tăng nhân nói rằng Hầu Nghi Thủy cũng là tăng nhân trong kiếp trước. (Hình ảnh: Winnie Wang/Kanzhongguo)

Khi tăng nhân vừa bước đi, một cô gái của một nhà họ hàng của ông Lữ đến chơi, và kể lại một sự việc kỳ lạ. Cô gái này sống ở Hồng Khẩu, cách khá xa, đi lại mất nhiều thời gian. Sau khi cô gái về, người họ hàng nói với ông Lữ: Hôm đó cô ấy vừa ra khỏi nhà đến làng Dân Hậu chơi thì một tăng nhân vân du liền đến, và nói rằng cần làm pháp sự, và chỉ cần một bát cơm, tướng mạo cũng giống thế. Tính thời gian, vị tăng nhân cũng đồng thời cùng lúc xuất hiện tại nhà ông Lữ và nhà cô gái của người họ hàng của ông Lữ.

Vài ngày sau, một người bạn của ông Lữ từ Trấn Giang đến để nói về sự việc kỳ lạ mà anh trải qua vài ngày trước, anh cũng gặp một tăng nhân đi vân du nói rằng muốn làm pháp sự, không cần tiền và chỉ cần một bát cơm. Lúc đó cũng có mặt một bác sĩ, vị bác sĩ này cho rằng đó là chuyện vớ vẩn. Không ngờ tăng nhân nói ra những những lỗi lầm của bác sĩ mà mọi người không ai được biết, thế là người bác sĩ này không còn dám ngăn cản nữa. Tính toán ngày giờ, tăng nhân vân du kia thực sự đã xuất hiện ở ông Lữ, Hồng Khẩu và Trấn Giang ít nhất trong cùng một ngày. Đến đây, mọi người đều nhận ra rằng vị tăng nhân này nhất định phải có thần thông, nhìn thấu quá khứ và tương lai, có khả năng phân thân.




Đó là những gì ông Quách Tắc Vân ghi chép lại. Sau đó, ở Thiên Tân vào có xảy ra trận lụt vào năm 1917 không? Sau khi kiểm tra thông tin, thực sự có một trận lụt lớn năm đó.

Vào đầu năm 1917, đã xảy ra một trận hạn hán lớn ở Hoa Bắc. Nhưng đến tháng 7, lượng mưa ở Bắc Trung Quốc tăng cao do hai cơn bão đổ bộ vào bờ biển phía đông nam và di chuyển lên phía bắc. Vào giữa tháng 7, sau những trận mưa lớn, một trận lũ quét quy mô lớn đã bùng phát và sông Triều Bạch, sông Vĩnh Định và Bắc Vận lần lượt bị vỡ. Lũ cuồn cuộn từ sông Vĩnh Định đột ngột đổ vào sông Hải Hà. Nước lũ dồn về Thiên Tân lâu ngày không rút, khiến người dân hứng chịu thảm họa lớn và trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền Bắc Trung Quốc. Vào tháng 8, có một trận sóng thần khác khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lũ lụt chỉ rút đi vào tháng 11, và việc cứu trợ sau thảm họa kéo dài cho đến nửa đầu năm 1918.

May mắn là việc cứu trợ thiên tai tương đối kịp thời, Tổng thống Phùng Quốc Chương lúc bấy giờ rất quan tâm tình hình tai họa, và số người chết không quá nhiều. Ngoài ra, trong Chiến tranh thế giới thứ I, tình trạng thiếu lao động ở châu Âu, nhiều người trẻ và trung niên Trung Quốc đã đến châu Âu làm lao động và kiếm tiền. Có lẽ đằng sau những may mắn này, đúng là có những cao nhân bên Phật môn từ bi thi triển pháp sự để giảm bớt tai ương.


Cuộc gặp gỡ kỳ lạ của Hầu Nghi Thủy đã chứng minh sự tồn tại thực sự của thần thông và lòng từ bi của những người tu luyện. Tu luyện là chân thực và vĩ đại, câu nói “tu tại gia cũng có thể đạt được quả vị” của nhà sư vân du bao hàm ý nghĩa sâu rộng. 

Nguồn: NTDVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *