Ghế rồng là biểu tượng cho quyền uy của bậc đế vương, vì vậy, nguyên liệu để làm nên chúng cũng không hề tầm thường!
Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc nổi tiếng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại đây, chúng ta không chỉ khám phá về cuộc sống cung đình của người xưa mà còn có thể tìm hiểu về trang phục, thức ăn, nơi ở và cuộc sống hàng ngày của họ.
Tuy nhiên, có một nơi gọi là Chính điện không được mở cho du khách tham quan. Tại đây có một chiếc ghế rồng rất tinh xảo được đặt ở chính giữa. Ghế rồng là vật tượng trưng cho quyền uy của thiên tử. Có lời đồn đại cho rằng, chỉ những người xứng đáng mới được ngồi tại đây, kẻ nào cả gan mạo phạm sẽ bị trừng trị.
Vì vậy món đồ này được chạm khắc rồng và nhiều hình trang trí phù điêu khác nhau. Nhìn từ xa người ta cũng có thể thấy một kiệt tác màu vàng ánh kim lộng lẫy.
Trên thực tế, hầu hết vật dụng cổ đều được làm bằng gỗ. Lý do đơn giản là vì nó dễ gia công và gỗ vô cùng phổ biến. Nhìn kiệt tác trong Tử Cấm Thành, một số người đặt ra nghi vấn: Vậy ghế rồng mà hoàng đế sử dụng cũng được chạm khắc từ gỗ hay được làm bằng vàng từ trong ra ngoài?
Thời xưa, vua là người đứng đầu một nước, sở hữu trong tay vô số vàng bạc. Việc đúc một chiếc ghế bằng vàng ròng không phải là điều không thể. Tuy nhiên, vàng quý giá nhưng để ngồi lâu sẽ không thoải mái. Hoàng đế phải ngồi trên ghế rồng mỗi ngày để xử lý việc triều chính, vì vậy lâu ngày sẽ không tốt cho long thể.
Ghế rồng chỉ dành cho vua. Hình ảnh: Sohu
Do đó, hầu hết các mẫu ghế rồng đều được làm bằng gỗ sau đó được mạ một lớp vàng ở bên ngoài.
Tuy nhiên, nguyên liệu để làm ghế rồng không phải là gỗ đóng đồ đạc thông thường mà là loại gỗ rất quý gọi là nanmu. Nanmu được sử dụng để làm ghế rồng là loại được chọn lọc tốt nhất, có lõi vàng. Nó không chỉ có mùi thơm thoang thoảng mà còn có đặc tính vô cùng bền bỉ.
Nanmu vàng sẽ có độ bóng tương tự như ánh satin. Loại gỗ này có khả năng tồn tại lâu dài nên được sử dụng để làm quan tài cho quan lại và quý tộc thời xưa. Đồng thời, chất liệu này còn có thể ngăn chặn các loại côn trùng, nấm mốc và các vi khuẩn có hại. Giường làm bằng gỗ nanmu còn được đồn là ấm về mùa đông và mát về mùa hè, rất tốt cho người gầy yếu.
Điều đáng tiếc là trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các triều đại thay đổi, và chiếc ghế rồng do những người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều di tích văn hóa của các triều đại trước đã bị hư hại rất nhiều.
Dù sau này người ta muốn sửa chữa nhưng những kỹ thuật và vật liệu độc nhất vô nhị thời bấy giờ đã thất truyền từ lâu, hậu thế dù có cố gắng đến đâu cũng không thể khôi phục lại như ban đầu.
Theo Bào tàng Cố Cung, muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ghế rồng phải mất đến 3 năm. Do đó dù là các chuyên gia cũng không dám đụng vào. Ghế rồng trong Tử Cấm Thành cũng đành cất giữ trong Chính điện và không cho khách tham quan ghé thăm.
Nguồn: DV
- Dấu chân hóa thạch hơn 200 triệu năm: Thuyết tiến hóa là sai lầm?
- Vô số người tới dự lễ tang hoàng đế Quang Tự nhưng không một ai chịu cúi đầu quỳ lạy, tại sao vậy?
- Các nhà khoa học sửng sốt trước phát hiện kỳ lạ về thành phố cổ Petra