Phải tới 400 năm sau, hậu thế mới ngỡ ngàng nhận ra lý do Hoàng đế Vạn Lịch không thiết triều khi khai quật lăng mộ của ông. Vị hoàng đế nổi tiếng nhất nhà Minh không ai khác ngoài người khai lập vương triều – Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, tuy nhiên đáng tiếc rằng sau thời Chu Nguyên Chương nắm quyền, con cháu của ông lại không đạt được nhiều thành tựu khiến nhà Minh ngày càng suy yếu.
Trong số các vị hoàng đế nhà Minh, Hoàng đế Vạn Lịch là một vị vua khá nổi trội, ông có thời gian trị vì lâu nhất triều đại – dài tới 48 năm. Vạn Lịch lên ngôi khi chỉ 10 tuổi, mới là đứa trẻ chưa hiểu chuyện thế gian.
Hoàng đế Vạn Lịch lên ngôi từ năm 10 tuổi và trị vì suốt 48 năm sau đó (Ảnh: Sina)
Tuy vậy, vị vua trẻ vẫn ngày ngày cần mẫn thiết triều, học tập, giải quyết chính sự. Trong thời gian đầu lên ngôi, Vạn Lịch được sử sách đánh giá là rất siêng năng, trực tiếp xử lý hầu hết các công việc trong triều và rất được lòng quần thần.
Thế những vào giữa thời kỳ cai trị, Hoàng đế Vạn Lịch bất ngờ trở nên “lười biếng”. Ông đã ngừng thiết triều trong suốt 28 năm, dường như không màng chính sự nữa. Tuy nhiên điều bất ngờ là trong 28 năm này, xã hội vẫn yên ổn, nội chiến ngoại chiến vẫn toàn thắng.
Dù không thiết triều suốt 28 năm nhưng đất nước Trung Hoa dưới thời vua Vạn Lịch vẫn bình yên (Ảnh: Sina)
Có nhiều suy đoán khác nhau về lý do vua Vạn Lịch không lâm triều, đồn đoán phổ biến nhất là nhà vua vì thất vọng về các quan văn nhà Minh quá mưu cầu tư lợi nên cố tình tránh mặt các quan. Ngoài ra, Hoàng đế Vạn Lịch vẫn đều đặn xử lý quốc sự “bên trong màn trướng”.
Theo các sách sử, vị hoàng đế nhà Minh chưa một lần nào chính thức xác nhận về lý do mình không thiết triều, trước những lời phàn nàn của quần thần, ông chỉ đơn giản trả lời là mình không được khỏe.
Thời điểm ấy người ta vẫn chưa tin lời ông, các đại thần trong triều thì đinh ninh đây là lời biện hộ vô căn cứ của “vị vua lười biếng”.
Phải tới 400 năm sau, hậu thế mới tìm ra lý do không thiết triều của vị hoàng đế nhà Minh khi khai quật lăng mộ của ông!
Bí mật trong quan tài Hoàng đế Vạn Lịch
Năm 1955, nhóm khảo cổ dẫn đầu bởi nhà sử học Quách Mạt Nhược đã khai quật khu lăng mộ Định Lăng của Hoàng đế Vạn Lịch và cải tạo thành một bảo tàng ngầm dưới lòng đất.
Lăng mộ này dù không lớn nhưng thiết kế vô cùng cẩn mật, phải mất hơn 1 năm đoàn khảo cổ mới tìm được lối vào. Theo số liệu công bố, vật tùy táng bên trong có tới hơn 3.000 văn vật gồm rất nhiều đá quý, trân châu cùng nhiều vật phẩm và tơ lụa.
Khi mở nắp quan tài, bí ẩn lớn nhất về vị vua thứ 13 của nhà Minh đã dần được tiết lộ. Bản khôi phục hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch cho thấy hai chân của ông có độ dài không đồng đều, chân phải dài hơn chân trái một chút khiến việc đi lại rất bất tiện.
Chứng bệnh teo cơ quái ác đã khiến Vạn Lịch không thể thiết triều (Ảnh: Sina)
Dị tật chân bất cân xứng xuất hiện do Vạn Lịch mắc chứng teo cơ khá trầm trọng, điều này trực tiếp lý giải vì sao ông không thể ngồi lâu trên ghế rồng.
Trình độ y học thời đó còn kém phát triển, bệnh tình của vua không thể chữa khỏi, dáng đi cũng vì bệnh mà kém uy nghiêm nên Vạn Lịch đã chọn cách ẩn mình sau màn trướng để giải quyết chính sự.
Vị vua vẫn siêng năng vì nước vì dân dù không được người đời nhìn thấy, vậy mới hiểu thiên tử cũng có những nỗi khổ thật không thể chia sẻ cùng ai! Nhờ công trình khảo cổ năm 1955, hậu thế đã nhận ra danh hiệu “hoàng đế lười nhất lịch sử” mà người ta gán cho Hoàng đế Vạn Lịch hóa ra chỉ là một tiếng oan!
Nguồn: TH
- Vị hoàng đế là nhà thư pháp nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới, một chữ đáng giá 36 nghìn tỷ đồng
- Sự thật khó tin phía sau ngọn đèn “ngàn năm không tắt” trong mộ của các bậc đế vương
- Kỹ nữ khiến hoàng đế Trung Hoa mê đắm, trở thành hoàng hậu thâu tóm mọi quyền hành