Điều kỳ lạ rợn người ẩn sau những bức họa trăm triệu đô của Leonardo da Vinci

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra những điều kỳ lạ trong hàng loạt bức tranh nổi tiếng có giá trăm triệu đô của “thiên tài toàn năng nước Ý” – Leonardo da Vinci.

Khuôn mặt kỳ lạ trong bức tranh “Bữa tối cuối cùng”. Ảnh: Gia đình mới 

Leonardo da Vinci là một thiên tài hội họa. Những tác phẩm của thiên tài dù hoàn chỉnh hay chỉ là các bản phác thảo nguệch ngoạc cũng đều là tuyệt tác nghệ thuật và có giá trị rất cao. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra những bí ẩn trong các bức tranh nổi tiếng của danh họa này.

Lỗi vẽ tranh cơ bản trong bức Salvator Mundi

Salvator Mundi (Đấng cứu thế) là một bức tranh vẽ chúa Jesus tay phải ban phước còn tay trái cầm một quả cầu pha lê. Bức tranh này được các nhà học giả coi là một tác phẩm của Leonardo da Vinci kể từ khi nó được phát hiện lại vào năm 2005.

Tuy nhiên, quả cầu trong tay chúa Jesus cầm trên tay lại thiếu chính xác về mặt quang học. Được biết, người thiên tài này luôn kết nối khoa học trong các tác phẩm nghệ thuật của mình, nhưng tại sao quả cầu lại trong ‘hơi vô lý’ như vậy?

Cụ thể là quả cầu trong tay chúa không có khả năng khúc xạ quang học. Áo choàng của chúa và cánh tay nhìn qua quả cầu không bị méo hay nhỏ hoặc to hay đảo ngược, đây chính là điểm khiến các nhà nghiên cứu “đau đầu”. 

Nhà nghiên cứu Walter Isaacson tin rằng Da Vinci không thể mắc một lỗi sơ đẳng như vậy, ông cho biết quả cầu được vẽ với độ chính xác khoa học tuyệt đẹp, duy chỉ có phần ánh sáng phản quang bên trong nó lại là sự thất bại. Theo ông, quả cầu này giống 1 quả bóng trong suốt hơn vì nó không có khả năng khúc xạ, phản xạ ánh sáng khiến hình ảnh bị méo mó hay phóng to, đảo ngược!

Điều đặc biệt nữa là thời điểm được cho là vẽ bức họa (cũng tại nơi mà ông đã vẽ bức Mona Lisa), danh họa đang đào sâu nghiên cứu về… quang học và phản xạ, khúc xạ một cách đầy ám ảnh!

Khuôn mặt kỳ lạ trong bức tranh “Bữa tối cuối cùng”

“Bữa Tối Cuối Cùng” – The Last Supper được Leonardo da Vinci lấy bối cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (Milano, Ý), bức tranh mô tả Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây thập giá.




Bức tranh này nổi tiếng toàn thế giới không chỉ vì sự tinh xảo hay giá trị nghệ thuật của bức tranh mà còn bởi một điều mà rất nhiều các nhà nghiên cứu sau này phải suy nghĩ. Thoạt nhìn, bạn sẽ khó nhận ra, nhưng nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy nhân vật Judas được tạo hình giống chúa Jesus trong bức tranh này.

Theo tương truyền cho rằng Jesus và Judas là do cùng một người mẫu đóng. Nhưng không ai biết người mẫu ấy là ai. Theo một thông tin chưa kiểm chứng, thì họa sĩ tìm thấy người mẫu đóng vai Jesus tại một nhà thờ. Sau đó khi bức tranh gần như hoàn thành thì Vinci lại không tìm thấy ai phù hợp để đóng vai Judas.

Cũng trong khoảng thời gian này tác giả đã nghiện rượu nên ông phải mất 3 năm để hoàn thành bức tranh, người mẫu được ông mời đóng Judas nhận ra rằng 3 năm trước mình cũng đã làm mẫu và đóng vai Jesus.

Thêm một chi tiết rất thú vị nữa trong bức họa đó là lọ muối ngay cánh tay của Judas bị nằm xuống bàn và đổ ra ngoài. Đây có thể là điềm báo muối đổ sẽ đem lại điềm xui xẻo, rắc rối.

Viện Nhân chủng và Lịch sử quốc gia Mexico (INAH) ngày 23/5 cho biết các nhà khảo cổ nước này vừa phát hiện gần 5.000 bức họa cổ khắc trong các hang động tại bang Tamaulipas, miền Đông Bắc Mexico giáp giới Mỹ.
Bí ẩn bức “Chân dung của Isabella d’Este”

Bức họa này từng được cho là hàng nhái vì ông chưa hoàn thành xong tác phẩm này. Kiệt tác này là một trong những bí ẩn lớn đối với giới nghệ thuật. Tuy nhiên, qua đánh giá tuổi thọ của tinh thể carbon trong tranh, hay nét cọ… giới chuyên gia tin tưởng đây là bức tranh của danh họa da Vinci. Ông đã vẽ quý bà Isabella cùng với một nụ cười bí ẩn giống như nụ cười nàng Mona Lisa cùng một chiếc cằm tròn trịa.




Bức Chân dung của Isabella d’Este. Ảnh: Gia đình mới

Theo nhiều chuyên gia, danh họa Vinci vẽ bức tranh “Chân dung của Isabella d’Este” này để “chuẩn bị” cho tác phẩm vĩ đại nhất sự nghiệp đời mình – “Nàng Mona Lisa”.

Những phiên bản khác của bức “Lady with an Ermine”

Tác phẩm này tạm dịch là Người đàn bà với con chồn. Đây là một trong 5 bức họa nổi tiếng nhất của ông. Tuy nhiên, khi dùng kỹ thuật phản chiếu ánh sáng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ban đầu bức họa này không hề có con chồn.




Bức họa Người đàn bà với con chồn có nhiều phiên bản khác nhau. Ảnh: Gia đình mới

Họ còn cho biết rằng tuyệt tác này gồm 3 phiên bản khác nhau. Biểu tượng con chồn hàm ý nhắc đến người tình bí mật của Ludovio Sforza – Bá tước Milan. Còn phiên bản thứ hai ông đã vẽ thêm con vật khác vào chứ không phải là con chồn như phiên bản cuối cùng.

Gương mặt dã thú trong bức họa kinh điển Mona Lisa

Mới đây một họa sĩ thiết kế đồ họa người New York (Mỹ) là Ron Piccirillo đã tình cờ phát hiện một bí ẩn gây sốc khác cho toàn công chúng thế giới: Xuất hiện 3 gương mặt dã thú trong bức tranh nổi tiếng, ngay phía sau lưng người đẹp La Gioconda.

Theo Piccirillo, khi quay ngang bức tranh sẽ phát hiện những loài thú bí ẩn trong bức tranh, bao gồm 1 con sư tử, 1 con khỉ đột cùng 1 con trâu rừng “ẩn” sau bối cảnh ở gần phần đầu nàng La Gioconda. Trong khi ở phía gần vai của nhân vật còn xuất hiện hình ảnh 1 con rắn hoặc cá sấu.

Ron Piccirillo phát hiện có 3 gương mặt xuất hiện trong bức Mona Lisa. Ảnh: báo Dân trí

Trước đó, Ron Piccirillo từng đọc những đoạn văn của Leonardo Da Vinci về những loài động vật hoang dã. Về sau anh nảy ra ý tưởng khám phá các bức tranh của ông từ những đoạn văn do chính nhà khoa học, họa sĩ, kiến trúc sư… thiên tài viết ra. Như vậy, đoạn văn chính là công cụ giúp Piccirillo giải mã bức tranh nổi tiếng của Da Vinci.


Thế nhưng lại có không ít những ý kiến phản bác trước phát hiện của Ron Piccirillo. Theo bà Evelyn Lincoln, giảng viên môn lịch sử nghệ thuật ở Đại học Brown đã cho rằng: “Tôi không nhận thấy bất kì lý do nào để tin vào giả thiết của Ron Piccirillo. Phát hiện này không giúp lý giải hoàn chỉnh ý nghĩa của những dấu hiệu trong bức tranh”.

Bà Evelyn cho biết thêm, những nhận định của Piccirillo còn quá mơ hồ và những hình ảnh các con thú trong bức tranh chỉ là do góc nhìn và trí tưởng tượng của người họa sĩ này nghĩ ra, hoàn toàn không phải chủ đích của Leonardo Da Vinci
Nguồn: vietq

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *